Thực trạng tình hình dạy học môn Công nghệ ở trường trung học phổ thông

Một phần của tài liệu DẠY học THEO góc và vận DỤNG TRONG CÔNG NGHỆ 11 (Trang 39 - 40)

QUAN SÁTQUAN SÁT

2.1.1. Thực trạng tình hình dạy học môn Công nghệ ở trường trung học phổ thông

trung học phổ thông

Qua khảo sát thực tiễn, phỏng vấn trực tiếp các giáo viên Công nghệ ở Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nội về quá trình thực hiện dạy học môn Công nghệ phổ thông có thể rút ra một số nhận xét như sau:

- Môn Công nghệ ở trường phổ thông không được coi là môn học chính, nên việc quan tâm chỉ đạo của cán bộ quản lí không sát sao, giáo viên còn tùy tiện trong giảng dạy nên ảnh hưởng không tốt đến chất lượng dạy học môn học. Ở một số nơi, đặc biệt là một số trường dân lập, còn hiện tượng dạy dồn giờ, cắt bớt chương trình để tận dụng thời gian cho một số môn khác hoặc cho học sinh chuẩn bị ôn thi, nhất là ở các lớp cuối cấp. Vì được coi là môn phụ nên đa số học sinh chểnh mảng trong việc học, phụ huynh cũng không quan tâm đến việc học các môn không thi tốt nghiệp và thi đại học.

- Giáo viên hiện nay có thói quen sử dụng các phương pháp dạy học cổ truyền thầy giảng, trò nghe, ghi, tái hiện là chính nên các Bài dạy công nghệ thường nặng lý thuyết mà ít thực hành. Mặt khác phần lớn giáo viên công nghệ chưa được bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nên rất khó nâng cao chất lượng dạy học.

Công nghệ là một môn học gắn với thực tiễn sản xuất và đời sống, tỷ lệ thực hành khá cao nên cần có điều kiện cơ sở vật chất. Nhưng trên thực

tế hiện nay cơ sở vật chất, phương tiện dạy học còn rất thiếu và nghèo nàn, phần lớn các giờ học giáo viên phải dạy chay hoặc cắt bỏ những nội dung cần tới phương tiện dạy học kỹ thuật. Do không có ý thức hoặc không có thói quen sử dụng các phương tiện dạy học kỹ thuật hỗ trợ nên nhiều trường tuy có thiết bị kỹ thuật nhưng không phát huy hết tác dụng trong quá trình dạy học.

Đối với môn Công nghệ, đa phần học sinh, thậm chí cả một số thầy cô giáo có suy nghĩ đó chỉ là một môn học phụ, chỉ cần học đối phó, học sinh không hào hứng nên hiệu quả học tập chưa cao. Mặt khác học sinh đang quen với phương pháp học thụ động, chưa tích cực chủ động trong việc tìm hiểu bài, phát biểu xây dựng bài.

Một phần của tài liệu DẠY học THEO góc và vận DỤNG TRONG CÔNG NGHỆ 11 (Trang 39 - 40)