3. Nội dung bài mớ
3.3.2. Kế hoạch dạy học bài 25: Hệ thống bôi trơn Gia đoạn 1: Xác định môi trường học tập
Gia đoạn 1: Xác định môi trường học tập
- Nội dung tổ chức dạy học theo góc - Địa điểm: Không gian lớp học đủ lớn - Thời gian
làm việc chủ động, tích cục của học sinh
Giai đoạn 2: Lập kế hoạch bài học
Bước 1: Xác định mục tiêu, phương tiện
A. Mục tiêu 1. Kiến thức:
Qua bài giảng học sinh cần biết được nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức
2. Kĩ năng:
Đọc được sơ đồ nguyên lí của hệ thống bôi trơn cưỡng bức 3. Thái độ:
Hăng say và tích cực chủ động trong học tập B. Chuẩn bị bài dạy
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài 25 SKG, tham khảo sách giáo viên và lập kế hoạch bài dạy
- Tham khảo tài liệu có liên quan đến hệ thống bôi trơn của ô tô; đọc giáo trình động cơ đốt trong dùng trong
- Sử dụng phần mềm hệ thống bôi trơn (nếu có) 2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc SGK bài 25; tìm hiểu các nội dung trọng tâm;
- Sưu tầm các mẫu vật của hệ thoogns bôi trơn như bơm dầu, bầu lọc dầu, van một chiều…
3. Phương pháp dạy học Dạy học theo góc -Trực quan -Thảo luận nhóm -Kĩ thuật mảnh ghép -Vấn đáp 4. Đồ dùng dạy học
- Tranh giáo khoa trong bộ thiết bị dạy học tối thiểu: Cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn; sách giáo khoa của trương trình kĩ thuật
- Mẫu vật là các vật thật - Máy chiếu
Kiến thức cần hình thành:
-Biết được nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn
-Cấu tạo chung của hệ thống bôi trơn
-Nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn
Phương pháp dạy học theo góc: Học sinh tự do chọn góc đối với hai góc tự chọn, sau đó luân chuyển góc theo đúng số thứ tự của góc
1a. Góc trải nghiệm ( góc tự chọn, thời gian tối đa 10 ph)
- Mục tiêu: Từ thí nghiệm các em chỉ ra được nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn
- Học liệu: Thiết bị làm thí nghiệm. - Nhiệm vụ và tiến trình:
Bước 1: Học sinh chia nhóm 3 – 4 người làm thí nghiệm.
Bước 2: Dùng hai thanh sắt trà vào nhau, với tốc độ tăng dần. Lúc sau cho chất bôi trơn vào hai thanh sắt và làm lại như lúc đầu.
Bước 3: Sau đó trả lời câu hỏi? - Hoàn thành phiếu học tập sau:
Khi nào thì cần bôi trơn cho các chi tiết?
……… ………
Sau khi hai chi tiết được bôi trơn, việc trà hai thanh sắt vào nhau trở nên dễ dàng hơn hay khó khăn hơn.
……… ………..
Vậy ở động cơ đốt trong hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ gì?
……… ………..
1b. Góc quan sát (thời gian tối đa 10 ph)
trơn xích xe đạp, và video mô phỏng quá trình bôi trơn của các động cơ hai kì, bốn kì học sinh chỉ ra được nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn, những cách bôi trơn.
- Học liệu: Video các quá trình bôi trơn: bôi trơn xích xe đạp, video mô phỏng quá trình bôi trơn của các động cơ hai kì, bốn kì
- Nhiệm vụ và tiến trình hoạt động: Bước 1: Chia nhóm 4 người
Bước 2: Quan sát video
Bước 3: Chỉ ra hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ gì, kể tên các loại hệ thống bôi trơn
-Phương pháp: áp dụng kĩ thuật khăn trải bàn
4 người một nhóm, ghi kết quả của mình vào khổ giấy Ao. Người đại diện nhóm ghi ý kiến trùng của nhóm mình vào giữa
2. Góc tư duy - logic (thời gian tối đa 10ph)
-Mục tiêu: Trả lời câu hỏi theo thứ tự để nêu các bộ phận của hệ thống bôi trơn, thiết kế được sơ đồ cấu tạo của hệ thống bôi trơn
-Học liệu: Học sinh đọc câu hỏi, tư duy trả lời trên phiếu học tập
-Nhiệm vụ và tiến trình hoạt động:
Trả lời câu hỏi theo thứ tự, sau mỗi câu trả lời hoàn thành bộ phận đó vào sơ đồ cấu tạo của hệ thống bôi trơn vào bảng dưới đây
Phiếu học tập số 2
Bảng 3.15. Hoàn thành cấu tạo của hệ thống bôi trơn
Bước CÂU HỎI TRẢ LỜI 1 Để hút dầu bôi trơn từ các te đến các bề mặt ma
sát bôi trơn cần có bộ phận nào?
2 Để lọc sạch cặn bẩn có trong dầu bôi trơn thì hệ thống cần có bộ phận nào
3 Dầu bôi trơn sau khi bôi trơn tại các bề mặt ma sát, nhiệt độ của dầu sẽ nóng lên, nếu dầu quá
nóng thì độ nhớt của dầu sẽ giảm dẫn đến hiệu quả buôi trơn giảm. Vậy trong hệ thống cần có bộ phận nào?
4 Tuy nhiên, khi ĐCDT làm việc thì bơm dầu cũng hoạt động liên tục do đó sẽ gây áp lực trên đường ống dẫn dầu, vậy cần bố trí thêm bộ phận nào để giảm áp lực trên đường dầu?
5 Trường hợp động cơ mới làm việc nhiệt độ của dầu chưa cao, khi đó dầu tiếp tục đi qua két làm mát sẽ khiến dầu bị đông đặc gây tắc đường ống dầu cũng như giảm độ nhớt của dầu, vậy cần bố trí thêm bộ phận nào để khống chế dầu qua két làm mát?
6 Hãy xây dựng sơ đố cấu tạo của hệ thống bôi trơn cưỡng bức:
7 So sánh với sơ đồ cấu tạo hệ thống bôi trơn cưỡng bức của giáo viên.
8 Hoàn thành đúng sơ đồ cấu tạo của hệ thống bôi trơn cưỡng bức. chú thích nhiệm vụ của các bộ phận:
Sơ đồ cấu tạo Các bộ phận chính Các te:
Bơm dầu: Bầu lọc:
Két làm mát dầu: Van an toàn 4: Van khống chế dầu qua két làm mát 6:
3. Góc phân tích (thời gian tối đa 10 ph)
-Mục tiêu: Kết hợp sơ đồ có được ở góc trả tư duy logic với phân tích tài liệu, phân tích mô phỏng nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức. Học sinh chỉ ra các trường hợp làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức
-Học liệu: Sơ đồ có được ở góc tư duy logic, sách giáo khoa, video mô phỏng nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn.
-Nhiệm vụ và tiến trình hoạt động:
Bước 1: Học sinh nghiện cứu lại sơ đồ ở góc tu duy logic Bước 2: Trả lời các câu hỏi sau:
Phiếu học tập số 3
•Khi nhiệt độ của dầu và áp suất trên đường ống dẫn dầu nằm trong giới hạn cho phép thì van 4,6 đóng hay mở? ...
•Khi nhiệt độ của dầu lớn hơn giới hạn cho phép van 6 đóng hay mở ? ...
•Khi áp suất trên đường ống dẫn dầu lớn hơn giới hạn cho phép thì van 4 đóng hay mở?...
+ Kết hợp quan sát mô phỏng nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức. học sinh ghi lại nguyên lý làm việc của hệ thống theo các trường hợp sau:
trên đường ống nằm trong giới hạn cho phép)… ….………
•Trường hợp áp suất của dầu trên đường ống vượt quá giá trị cho phép:
………
•Trường hợp nhiệt độ của dầu vượt quá giới hạn định trước:………
Giai đoạn 3: Tổ chức dạy học theo góc
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ ( 7 phút) 2. Đặt vấn đề vào bài mới
Trong động cơ đốt trong có một hệ thống rất quan trọng, để động cơ làm việc bình thường và kéo dài tuổi thọ của các chi tiết, chính là hệ thống bôi trơn. Để hiểu rõ nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn, học bài 25
3. Nội dung bài mới Thời
gian Nội dung
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Thiết bị dạy học
Bước 1: Sắp xếp không gian lớp học
3’ Bước 2: Giới thiệu bài học, nội dung học tập, các góc học tập
Tổ chức hoạt động theo góc:
- Giới thiệu nội dung các góc, học sinh tự chọn hai góc 1a, 1b sau đó học sinh học theo sự luân chuyển lần lượt giữa các góc
- Thông báo hình thức, thời gian hoạt động và sản phẩm của mỗi góc - Quan sát, hướng dẫn, gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ tại các góc.
- Lắng nghe - Nghiên cứu và hoàn thành nhiệm vụ tại góc trong thời gian quy định. Hết thời gian sẽ dừng lại
Bước 3: Tổ chức cho học sinh hoạt động tại các góc
10’ 1a. Góc thí nghiệm (thời gian tối đa 10 phút) - Nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn - Những cách bôi trơn - Hướng dẫn học sinh chia nhóm và làm thí nghiệm - Học sinh chia nhóm 3-4 người, - Tiến hành làm và quan sát thí nghiệm: Dùng hai thanh sắt trà vào nhau, với tốc độ tăng dần. Lúc sau cho chất bôi trơn vào hai
Phiếu học tập 1a
thanh sắt và làm lại như lúc đầu
- Hoàn thành phiếu học tập
1b. Góc quan sát ( thời gian tối đa 10 phút) 10’ - Nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn - Những cách bôi trơn - Liên hệ với thực tế cho biết dầu bôi trơn có tác dụng gì? - Vì sao trong động cơ đốt trong phải có hệ thống bôi trơn - Quan sát video, trải nghiệm từ thực tế chỉ ra tác dụng của việc bôi trơn, kể tên các loại hệ thống bôi trơn Phương pháp: áp dụng kĩ thuật khăn trải bàn. 4 người một nhóm, ghi kết quả của mình vào khổ giấy Ao. Người đại diện nhóm ghi ý kiến trùng của nhóm mình vào giữa
2. Góc trả lời câu hỏi logic (thời gian tối đa 10ph) 10’ - Sơ đồ cấu tạo của
hệ thống bôi trơn - Hướng dẫn học sinh làm phiếu học tập - Hỗ trợ giải đáp kịp thời Trả lời câu hỏi logic, xây dựng xơ đồ cấu tạo của hệ thống bôi trơn
- Phiếu học tập số 2
10’ Nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức - Hướng dẫn học sinh làm phiếu học tập - Hỗ trợ giải đáp kịp thời Kết hợp sơ đồ có được ở bước 8- góc trả lời câu hỏi logic với quan sát mô phỏng nguyên lý làm việc - Phiếu học tập số 3 5 phút
Bước 4: Tổ chức cho học sinh trao đổi, đánh giá kết quả học tập
- Chọn góc học sinh hay gặp khó khăn khi hoàn thành nhiệm vụ - Một học sinh trình bày, các bạn khác lắng nghe và đánh giá
Tiểu kết chương III
Trên cơ sở phân tích đối tượng, nhiêm vụ, chương trình và nội dung môn Công nghệ 11, trương chương III luận văn đã đề xuất một vài hình thức vận dụng dạy học theo góc trong chương 5, 6 động cơ đốt trong Công nghệ 11.
Lí luận và ví dụ minh họa cho thấy việc vận dụng dạy học theo góc trong dạy học Công nghệ 11 mang lại cảm giác thoải mái và sự tham gia tích cực từ đó nâng cao chất lượng của quá trình giáo dục. Giáo viên đã thiết kế những hoạt động học tập nhằm đảm bảo sự tham gia tích cực của học, tác động đến tình cảm, thái độ và đem đến cho các em niềm vui và sự hứng thú trong học tập. Ngoài ra, trong quá trình học tập học sinh luôn được tôn trọng, được tạo mọi cơ hội và được hỗ trợ kịp thời và phù hợp. Tóm lại, tất cả các học sinh đều có cảm giác thoải mái và tham gia tích cực vào quá trình học tập, và giáo viên coi trọng sự khác biệt của các em.
Chương 4: KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ