Thiết kế các góc học tập một cách hiệu quả

Một phần của tài liệu DẠY học THEO góc và vận DỤNG TRONG CÔNG NGHỆ 11 (Trang 33 - 39)

QUAN SÁTQUAN SÁT

1.3.4.2. Thiết kế các góc học tập một cách hiệu quả

Giáo viên cần chú ý đến những vấn đề sau:

-Số lượng góc/khu vực để học sinh học tập và các góc này được phân chia theo tiêu chí nào.

-Góc nào là góc bắt buộc (bài tập bắt buộc), và góc nào là góc tự do (bài tập lựa chọn).

-Điều kiện thỏa thuận với học sinh.

-Tổ chức tốt việc sửa bài và đánh giá kết quả học tập của học sinh.

-Làm sao để tổ chức các hoạt động học tập phù hợp với học sinh nhưng không gây mất trật tự và lộn xộn.

-Làm sao để đánh giá kết quả học tập một cách tổng thể.

-Đối với từng góc cụ thể ví dụ như:

Hình 1.7. Các phong cách học

Góc trải nghiệm: Tại đây học sinh được tiến hành thí nghiệm hay quan sát hiện tượng. Như vậy khi tổ chức góc học này giáo viên chú ý: đảm bảo toàn bộ học sinh trong góc học có thể quan sát được, hạn chế nhốn nháo bằng cách quy định cách thức đi lại khi lên xem, thí nghiệm bố trí theo thứ tự hiện tượng xảy ra từ trái sang phải theo chiều quan sát của học sinh, nếu thí nghiệm có bay hơi hoặc cháy nổ, vật chuyển động, phải lưu ý trước với học sinh. Không phủ nhận hoặc nói sai kết quả kể cả khi thí nghiệm không đúng như mong muốn. Không làm thí nghiệm có tính nguy hại đến sức khỏe như có chứa hóa chất độc hại, chất gây cháy, gây nổ. Hoặc nếu có thì cần dự phòng các yếu tố an toàn

Góc quan sát: Ở đây học sinh thường được quan sát mẫu vật thật,

QUAN SÁTQUAN SÁT QUAN SÁT TRẢI NGHIỆM TRẢI NGHIỆM PHÂN TÍCH PHÂN TÍCH ÁP DỤNGÁP DỤNG CÁC PHONG CÁCH HỌC CÁC PHONG CÁCH HỌC

quan sát hình ảnh vật, hiện tượng trên màn hình. Giáo viên cần lựa chọn thận trọng các phương tiện trực quan, phù hợp với mục đích và yêu cầu của nội dung học tập, phương tiện trực quan cần được sắp xếp theo một trình tự nhất định. Không tham lam dùng quá nhiều phương tiện trực quan để tránh kéo dài thời gian trình bày làm ảnh hưởng đến hiệu quả của góc học tập. Giáo viên cũng cần xác định rõ mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ quan sát, hướng dẫn quan sát, cách ghi chép những điều quan sát được. Trên cơ sở đó giúp học sinh rút ra những kết luận đúng đắn, có tính khái quát và biểu đạt những kết luận đó dưới dạng văn nói hoặc văn viết một cách rõ ràng, chính xác.

Góc phân tích: Tại đây học sinh đọc tài liệu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo. Để học sinh đọc sách, và tài liệu được hiệu quả, giáo viên cần chỉ cho học sinh vấn đề cần giải quyết, cần suy nghĩ tìm hiểu sâu. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh chủ động tìm kiếm thêm nhiều sách báo khác. Hướng dẫn học sinh phương pháp đọc sách hiệu quả, hướng dẫn học sinh tư duy tích cực khi đọc sách, khi đọc là luôn hình dung những ý tưởng trong sách thành những biểu tượng, hình ảnh trong đầu, đối chiếu, so sánh chúng với nhau và với những hiểu biết đã có. Cần tập trung chú ý cao độ khi đọc sách.

Góc áp dụng: Góc này học sinh có nhiệm vụ giải các bài tập hay giải quyết một vấn đề có liên quan đến thực tiễn. Giáo viên cần chú ý phân bố thời gian cho phù hợp. Thiết kế bảng trợ giúp kiến thức lí thuyết vừa đủ, không thừa, không thiếu làm cơ sở cho việc thực hành, luyện tập. Tùy thuộc vào các điều kiện hiện có để thiết kế hệ thống bài tập thực hành, luyện tập trong bài học, bài tập thực hành, luyện tập đảm bảo hình thành kĩ năng cần có cho người học. Đặc biệt, thiết kế bài tập theo hướng tích hợp có ít nhất từ 2 -3 tầng luyện tập. Tầng đầu là luyện tập ở mức biết nhận diện và rút

ra được các quy tắc nhận dạng đối tượng dựa trên các đặc trưng cơ bản vv…, tầng hai là các bài tập ở mức hiểu luyện tập thành thạo trên các đối tượng, các công cụ thiết bị thay thế. Tầng 3 là ứng dụng luyện tập thành thạo trên các thiết bị thật với các điều kiện như trong thực tế.

Cấu trúc của một góc học tập

Góc trải nghiệm:

Mục tiêu: Học sinh được tiến hành các thí nghiệm theo nhóm, quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra nhận xét cần thiết.

Học liệu: Là các thiết bị thí nghiệm, hay mô phỏng bằng video để học sinh tiến hành thí nghiệm, quan sát, giải thích.

Nhiệm vụ: Tùy theo yêu cầu của giáo viên mà học sinh làm việc theo nhóm hoặc cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc phiếu học tập

Tiến trình hoạt động: Học sinh hoạt động trong góc theo một tiến trình cụ thể cho từng góc, và được giáo viên hướng dẫn tại các góc cụ thể.

Góc quan sát

Mục tiêu: Học sinh được quan sát mẫu vật thật hoặc quan sát hình ảnh vật, thí nghiệm, hiện tượng trên màn hình máy tính hoặc ti vi rút ra kiến thức cần lĩnh hội.

Học liệu: Là các phương tiện trực quan: tranh ảnh, vật thật, mô hình, video mô phỏng

Nhiệm vụ: Tùy theo yêu cầu của giáo viên mà học sinh làm việc theo nhóm hoặc cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc phiếu học tập

Tiến trình hoạt động: Học sinh hoạt động trong góc theo một tiến trình cụ thể cho từng góc, và được giáo viên hướng dẫn tại các góc cụ thể.

Góc phân tích

Mục tiêu: Học sinh được đọc tài liệu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo để trả lời câu hỏi và kiến thức mới cần lĩnh hội

Học liệu: Là sách giáo khoa và nguồn tài liệu tham khảo khác

Nhiệm vụ: Tùy theo yêu cầu của giáo viên mà học sinh làm việc theo nhóm hoặc cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc phiếu học tập

Tiến trình hoạt động: Học sinh hoạt động trong góc theo một tiến trình cụ thể cho từng góc, và được giáo viên hướng dẫn tại các góc cụ thể.

Góc áp dụng

Mục tiêu: Họ sinh đọc bảng trợ giúp (chỉ đối với học sinh chọn góc áp dụng là góc xuất phát), sau đó áp dụng để giải bài tập hoặc giải quyết một vấn đề liên quan thực tiễn.

Học liệu: Là những bảng trợ giúp, phiếu học tập được xây dựng bởi giáo viên

Nhiệm vụ: Tùy theo yêu cầu của giáo viên mà học sinh làm việc theo nhóm hoặc cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc phiếu học tập

Tiến trình hoạt động: Học sinh hoạt động trong góc theo một tiến trình cụ thể cho từng góc, và được giáo viên hướng dẫn tại các góc cụ thể.

Tiểu kết chương I

Qua nghiên cứu, phân tích cơ sở lí luận và thực tiễn tác giả đã nêu được một số nghiên cứu trong và ngoài nước việc sử dụng phương pháp tích cực trong dạy học. Trong đó có dạy học theo góc là phương pháp dạy học tập trung nhiều hơn vào nhu cầu học tập, sở thích, mức độ phát triển của từng cá nhân và từ đó thúc đẩy việc nhận thức của học sinh. Phương pháp tiếp cận này tỏ ra hiệu quả hơn với sự đa dạng trong môi trường giáo dục nhằm đảm bảo tất cả học sinh nhận được những gì các em cần để tiếp tục phát triển trên cơ sở năng lực bản thân; đồng thời tiềm năng của các em được thúc đẩy phát triển đầy đủ.

Dạy học theo góc tạo ra môi trường học tập với cấu trúc được xác định cụ thể, có tính khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy học sinh tích cực học, các hoạt động học tập có tính đa dạng cao về nội dung và bản chất, các nhiệm vụ học tập hướng tới việc thực hành, khám phá và trải nghiệm

Có những hình thức để tổ chức dạy học theo góc như sau:Tổ chức dạy học tại các góc theo cách luân chuyển, tổ chức hoạt động học tập tại các góc vượt khỏi phạm vi lớp học, tổ chức hoạt động học tập theo góc dưới hình thức hội học tập, tổ chức hoạt động dạy học tại các góc là góc tự do

Tiến trình tổ chức dạy học theo góc:

Giai đoạn 1: Xác định môi trường học tập Giai đoạn 2: Lập kế hoạc bài học

Bước 1: Xác định mục tiêu bài học, phương tiện, hình thức tổ chức góc học tập

Bước 2: Thiết kế các góc học tập Bước 3: Kiểm tra kế hoạch bài học Giai đoạn 3: Tổ chức dạy học theo góc

Bước 1: Sắp xếp không gian lớp học

Bước 2: Giới thiệu bài học, nội dung học tập, và các góc học tập Bước 3: Tổ chức cho học sinh học tập tại các góc học tập

Chương 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG

Một phần của tài liệu DẠY học THEO góc và vận DỤNG TRONG CÔNG NGHỆ 11 (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w