QUAN SÁTQUAN SÁT
2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁPDẠY HỌC THEO GÓC
dạng các phương pháp dạy học khác nhau cho cùng một tiết dạy còn hạn chế, bởi vậy, chỉ phù phợp với phong cách, nhu cầu của phần nào học sinh trong lớp. Do đó số lượng HS thụ động, phớt lờ, không quan tâm đến giải quyết nhiệm vụ học tập và tìm mọi cách để đối phó với GV vẫn còn tồn tại. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này như đã phân tích ở trên và để giải quyết vấn đề này đòi hỏi trong quá trình giảng dạy GV phải xây dựng và sử dụng các phương pháp dạy học phong phú, đa dạng mang tính hấp dẫn để lôi cuốn các em học tập một cách tự nhiên, thoải mái khi phải thực hiện các nhiệm vụ học tập.
2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC HỌC THEO GÓC
Để làm rõ vấn đề này chúng tôi sử dụng câu hỏi: Xin Thầy/Cô cho biết nguyên nhân chủ quan nào gây khó khăn trong việc sử dụng phương pháp dạy học theo góc? Và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.2. Các nguyên nhân chủ quan gây khó khăn trong việc sử dụng phương pháp dạy học theo góc
TT Nguyên nhân Đúng (Tỉ lệ %) Lưỡng Lự (Tỉ lệ %) Không Đúng (Tỉ lệ %) 1 Thói quen sử dụng phương pháp truyền
thống
42.9 7.1 50.0
2 Năng lực tổ chức các PPDH và KTDH hiện đại chưa tốt
35.7 42.9 21.4
3 Vận dụng quy trình PP và KTDH chưa đúng. 21.4 50.0 28.6 4 Tốn rất nhiều thời gian và công sức đầu tư 71.4 21.4 7.2 5 Các nguyên nhân khác 60.7 39.3 0
Không gian lớp học: Là một khó khăn để áp dụng học theo góc: Phương pháp này đòi hỏi không gian lớp học lớn với số lượng học sinh vừa phải. Nếu lớp học đông và chật thì đó sẽ là một khó khăn. Thông thường, hiện nay tại các trường phổ thông có tới 45- 50 học sinh/lớp.
Cần nhiều thời gian cho hoạt động học tập: Có những trường hợp cùng một nội dung học tập nhưng học sinh tiếp cận theo các cách khác nhau nên cần thời gian nhiều hơn. Ngoài ra cần có thời gian cho học sinh chọn góc, thời gian chuyển góc. Trong khi đó mỗi một tiết học tại trường phổ thông có thời gian là 45 phút.
Giáo viên cần nhiều thời gian và trí tuệ/năng lực cho việc chuẩn bị và sắp xếp: Giáo viên phải thiết kế các nhiệm vụ, văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ, phiếu hỗ trợ, đáp án, công cụ đánh giá và chuẩn bị đồ dùng,
phương tiện cho mỗi góc. Thầy cô giáo cũng cần có thời gian để sắp xếp lớp học trước giờ và lớp và sau giờ học phải sắp xếp lại.
Khả năng áp dụng: Không phải bài học/nội dung nào cũng áp dụng được phương pháp học theo góc. Đối với giáo viên mới, khi áp dụng phương pháp này thì việc tổ chức, quản lí và giám sát hoạt động học tập cũng như đánh giá được kết quả học tập của học sinh là việc làm không dễ. Do vậy, phương pháp này không thể thực hiện thường xuyên mà cần thực hiện ở những thời điểm nhất định và trong những điều kiện nhất định. Việc một nhóm giáo viên cùng thực hiện thiết kế và tổ chức làm việc theo góc có thể là một giải pháp.
Như vậy để dạy học theo góc đạt hiêu quả cần đảm bảo điều kiện sau đây:
Nội dung: Nội dung bài học được lựa chọn phù hợp để tổ chức các hoạt động học tập theo góc
Không gian lớp học và thời gian: Phòng học đủ diện tích và có đủ thời gian để bố trí học sinh học theo góc
Phương tiện, đồ dùng dạy học và tư liệu: Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, đồ dùng, tư liệu dạy và học.
Giáo viên: Giáo viên nhiệt tình, tích cực, có năng lực và chuyên môn, năng lực tổ chức dạy học tích cực và kĩ năng thiết kế tổ chức dạy học theo góc. Giáo viên cần phải có khả năng hình dung và hiểu các học sinh học và sử dụng không gian lớp học như một yếu tố tích cực.
Học sinh: Số lượng học sinh phù hợp với không gian lớp học. Lưu ý đến khả năng tự định hướng của học sinh và mức độ thực hiện nhiệm vụ độc lập của các em để chọn mức độ/cách áp dụng phương pháp học theo
góc một cách phù hợp
2.4. THỰC TRẠNG VỀ HỨNG THÚ, TÍNH TÍCH CỰC NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH KHI GIÁO VIÊN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRUYỀN THỐNG