B. T C Y D
3.2.4. Bài 25: Hệ thống bôi trơn
Kiến thức cần hình thành:
-Biết được nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn
-Cấu tạo chung của hệ thống bôi trơn
-Nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn
Phương pháp dạy học theo góc: Học sinh tự do chọn góc đối với hai góc tự chọn, sau đó luân chuyển góc theo đúng số thứ tự của góc
1a. Góc trải nghiệm ( góc tự chọn, thời gian tối đa 10 ph)
- Mục tiêu: Từ thí nghiệm các em chỉ ra được nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn - Học liệu: Thiết bị làm thí nghiệm.
- Nhiệm vụ và tiến trình:
Bước 1: Học sinh chia nhóm 3 – 4 người làm thí nghiệm.
Bước 2: Dùng hai thanh sắt trà vào nhau, với tốc độ tăng dần. Lúc sau cho chất bôi trơn vào hai thanh sắt và làm lại như lúc đầu.
Bước 3: Sau đó trả lời câu hỏi? - Hoàn thành phiếu học tập sau:
Khi nào thì cần bôi trơn cho các chi tiết?
……… ………
Sau khi hai chi tiết được bôi trơn, việc trà hai thanh sắt vào nhau trở nên dễ dàng hơn hay khó khăn hơn.
……… ………
Vậy ở động cơ đốt trong hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ gì?
……… ……….
1b. Góc quan sát (thời gian tối đa 10 ph)
- Mục tiêu: từ các video của các quá trình bôi trơn đời thực như bôi trơn xích xe đạp, và video mô phỏng quá trình bôi trơn của các động cơ hai kì, bốn kì học sinh chỉ ra được nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn, những cách bôi trơn.
- Học liệu: Video các quá trình bôi trơn: bôi trơn xích xe đạp, video mô phỏng quá trình bôi trơn của các động cơ hai kì, bốn kì
- Nhiệm vụ và tiến trình hoạt động: Bước 1: Chia nhóm 4 người
Bước 2: Quan sát video
Bước 3: Chỉ ra hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ gì, kể tên các loại hệ thống bôi trơn
-Phương pháp: áp dụng kĩ thuật khăn trải bàn
4 người một nhóm, ghi kết quả của mình vào khổ giấy Ao. Người đại diện nhóm ghi ý kiến trùng của nhóm mình vào giữa
2. Góc tư duy - logic (thời gian tối đa 10ph)
-Mục tiêu: Trả lời câu hỏi theo thứ tự để nêu các bộ phận của hệ thống bôi trơn, thiết kế được sơ đồ cấu tạo của hệ thống bôi trơn
-Học liệu: Học sinh đọc câu hỏi, tư duy trả lời trên phiếu học tập
-Nhiệm vụ và tiến trình hoạt động:
Trả lời câu hỏi theo thứ tự, sau mỗi câu trả lời hoàn thành bộ phận đó vào sơ đồ cấu tạo của hệ thống bôi trơn vào bảng dưới đây
Phiếu học tập số 2
Bảng 3.11. Hoàn thành sơ đồ cấu tạo của hệ thống bôi trơn
Bước CÂU HỎI TRẢ LỜI 1 Để hút dầu bôi trơn từ các te đến các bề mặt
ma sát bôi trơn cần có bộ phận nào?
2 Để lọc sạch cặn bẩn có trong dầu bôi trơn thì hệ thống cần có bộ phận nào
3 Dầu bôi trơn sau khi bôi trơn tại các bề mặt ma sát, nhiệt độ của dầu sẽ nóng lên, nếu dầu quá nóng thì độ nhớt của dầu sẽ giảm dẫn đến hiệu quả buôi trơn giảm. Vậy trong hệ thống cần có bộ phận nào?
4 Tuy nhiên, khi ĐCDT làm việc thì bơm dầu cũng hoạt động liên tục do đó sẽ gây áp lực trên đường ống dẫn dầu, vậy cần bố trí thêm bộ phận nào để giảm áp lực trên đường dầu?
5 Trường hợp động cơ mới làm việc nhiệt độ của dầu chưa cao, khi đó dầu tiếp tục đi qua két làm mát sẽ khiến dầu bị đông đặc gây tắc đường ống dầu cũng như giảm độ nhớt của dầu, vậy cần bố trí thêm bộ phận nào để khống chế dầu qua két làm mát?
7 So sánh với sơ đồ cấu tạo hệ thống bôi trơn cưỡng bức của giáo viên.
8 Hoàn thành đúng sơ đồ cấu tạo của hệ thống bôi trơn cưỡng bức. chú thích nhiệm vụ của các bộ phận:
Sơ đồ cấu tạo Các bộ phận chính Các te: Bơm dầu: Bầu lọc: Két làm mát dầu: Van an toàn 4: Van khống chế dầu qua két làm mát 6:
3. Góc phân tích (thời gian tối đa 10 ph)
-Mục tiêu: Kết hợp sơ đồ có được ở góc trả tư duy logic với phân tích tài liệu, phân tích mô phỏng nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức. Học sinh chỉ ra các trường hợp làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức
-Học liệu: Sơ đồ có được ở góc tư duy logic, sách giáo khoa, video mô phỏng nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn.
Bước 1: Học sinh nghiện cứu lại sơ đồ ở góc tu duy logic Bước 2: Trả lời các câu hỏi sau:
Phiếu học tập số 3
•Khi nhiệt độ của dầu và áp suất trên đường ống dẫn dầu nằm trong giới hạn cho phép thì van 4,6 đóng hay mở? ...
•Khi nhiệt độ của dầu lớn hơn giới hạn cho phép van 6 đóng hay mở ? ...
•Khi áp suất trên đường ống dẫn dầu lớn hơn giới hạn cho phép thì van 4 đóng hay mở?...
+ Kết hợp quan sát mô phỏng nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức. học sinh ghi lại nguyên lý làm việc của hệ thống theo các trường hợp sau:
•Trường hợp làm việc bình thường (nhiệt độ của dầu, áp suất dầu trên đường ống nằm trong giới hạn cho phép)…
….………
•Trường hợp áp suất của dầu trên đường ống vượt quá giá trị cho phép:
………
•Trường hợp nhiệt độ của dầu vượt quá giới hạn định trước: ………