Tình hình nghiên cứu về cải cách hệ thống ngân hàng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Cải cách hệ thống ngân hàng nhật bản giai đoạn 1990 – 2005 và một số hàm ý cho việt nam (Trang 27 - 32)

7. Kết cấu của luận án

1.3. Tình hình nghiên cứu về cải cách hệ thống ngân hàng tại Việt Nam

Các nghiên cứu về kinh nghiệm quốc tế trong cải cách lĩnh vực ngân hàng từ trước đến nay thường theo hai cách tiếp cận chủ yếu: (i) Đặt cải cách hệ thống ngân hàng trong tổng thể cải cách nền kinh tế nói chung; hoặc (ii) tập trung vào một khía cạnh, lĩnh vực chuyên biệt của cải cách ngân hàng nên chưa hệ thống hóa được các khuyến nghị chính sách về cải cách hệ thống ngân hàng trong một chỉnh thể thống nhất. Một số nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến:

21

Cuốn sách “Tái cơ cấu Hệ thống tài chính Hàn Quốc sau Khủng hoảng tài

chính 1997 - 1998, Những kinh nghiệm và gợi ý cho Việt Nam” của các tác giả Trần

Quang Minh và Ngô Xuân Bình (2004) đã phân tích khá chi tiết về công cuộc cải tổ kinh tế sau khủng hoảng tài chính châu Á và một số gợi ý phù hợp cho việc tái cơ cấu hệ tài chính của Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả chủ yếu tập trung vào quá trình tái cơ cấu và phát triển thị trường vốn, các công ty trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm ở Hàn Quốc sau khủng hoảng, mà chưa tập trung phân tích về các khía cạnh tái cơ cấu hệ thống ngân hàng của nước này.

Nghiên cứu của Nguyễn Hồng Sơn (2012) về “Tái cấu trúc hệ thống ngân

hàng: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam”, đã tập trung vào làm rõ các vấn

đề sau: (i) Lý do tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là hệ thống ngân hàng rơi vào khủng hoảng hoặc một ngân hàng lớn bị rơi vào khủng hoảng; (ii) vì sao cần thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng; (iii) những nguyên tắc cần đảm bảo trong quá trình tái cấu trúc; (iv) tăng cường năng lực và nâng cao tính độc lập của NHTW. Bài viết đã nêu tương đối rõ về động lực, nguyên nhân mà các nền kinh tế mới nổi cần bắt tay ngay vào thực hiện tái cơ cấu kinh tế sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 vừa qua. Đồng thời, bài viết đã đề cập đến kinh nghiệm tái cơ cấu hệ thống tài chính của một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và các nước ASEAN. Tuy nhiên, tác giả mới dừng lại ở việc nêu khái quát mô hình cải cách mà chưa phân tích sâu về các nội dung cụ thể của tái cơ cấu lĩnh vực ngân hàng tại các nước này.

Nghiên cứu chuyên đề của Viện Quản lý kinh tế Trung ương về “Cơ cấu lại

nền kinh tế: Một số vấn đề về nhận thức và kinh nghiệm một số nước” đã tổng hợp

và phân tích khá chi tiết về quá trình thực hiện và kinh nghiệm của một số nước châu Á tiến hành tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó có kinh nghiệm rất đáng quý của các nước như: Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Ma-lai-xia. Tuy nhiên, chuyên đề mới chủ yếu phân tích vấn đề tái cấu trúc trong nền sản xuất thực và cũng chỉ ra cần có những nghiên cứu chuyên sâu về tái cấu trúc lĩnh vực tài chính – ngân hàng trong tương lai.

Luận án tiến sỹ với chủ đề “Quản lý nợ xấu tại NHTM Việt Nam” của Nguyễn Thị Hoài Phương (2012) đã hệ thống những luận cứ khoa học về nợ xấu và quản lý nợ xấu NHTM; khái quát kinh nghiệm quản lý nợ xấu NHTM của một số nước trên thế giới trong và sau khủng hoảng kinh tế 1997 - 1998. Trên cơ sở đi sâu vào phân tích kinh nghiệm QLNX NHTM tại Hàn Quốc, Trung Quốc và Mỹ, tác giả đưa ra 9 định hướng cho việc áp dụng kinh nghiệm của thế giới vào hoạt động QLNX ở Việt

22

Nam. Luận án phân tích và đánh giá thực trạng QLNX tại các NHTM và đưa ra các giải pháp tăng cường QLNX tại các NHTM Việt Nam như: Hoàn thiện chiến lược và mô hình quản lý RRTD; nâng cao sức mạnh tài chính; phát triển công nghệ ngân hàng; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ của NHTM; hoàn thiện mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ. Nội dung QLNX được nghiên cứu theo trình tự bao gồm: Nhận biết và phân loại, đo lường, ngăn ngừa và xử lý nợ xấu. Như vậy, ở đây, vấn đề xử lý nợ xấu được đề cập đến như một khâu cuối cùng trong trình tự QLNX của NHTM. Tuy nhiên, các nghiên cứu và đánh giá của tác giả về thực trạng, các giải pháp được đưa ra mang tính vi mô đối với các NHTM nhiều hơn.

Nghiên cứu của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright do Vũ Thành Tự Anh chủ biên (2013) “Sở hữu chồng chéo giữa các tổ chức tín dụng và tập đoàn kinh

tế tại Việt Nam: Đánh giá và các khuyến nghị thể chế” áp dụng khung phân tích dựa

trên các lý thuyết về “ủy quyền – thừa hành” và nghiên cứu các trường hợp về sở hữu chéo để chỉ ra những hạn chế trong hệ thống các quy định hiện nay liên quan đến vấn đề sở hữu chéo giữa ngân hàng – ngân hàng và ngân hàng – doanh nghiệp, từ đó rút ra những khuyến nghị chính sách, trong đó chủ yếu tập trung vào vấn đề tư nhân hóa hệ thống ngân hàng và vai trò giám sát của thị trường. Tuy nhiên, khung phân tích của nghiên cứu này chủ yếu dựa trên các lý thuyết của kinh tế học cổ điển, mà chưa tính đến những thất bại của thị trường hiện đại một cách thỏa đáng.

Tham luận của tác giả Tô Ánh Dương (2013), về “Tái cơ cấu ngân hàng

thương mại Việt Nam: Một năm nhìn lại”, tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân, tháng 4

năm 2013 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì tổ chức, đã cung cấp cái nhìn toàn cảnh và tương đối hoàn chỉnh về hoạt động tái cơ cấu các ngân hàng thương mại Việt Nam trong vòng 1 năm. Theo đó, trong tiến trình tái cơ cấu hệ thống NHTM, Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành phân loại thành 3 nhóm lớn để xác định mức rủi ro. Trong đó, nhóm thứ ba là nhóm các tổ chức tín dụng đang có tình hình tài chính khó khăn, buộc phải thực hiện tái cơ cấu bằng nhiều hình thức như yêu cầu các ngân hàng lớn tham gia mua cổ phần, tham gia vào quản trị điều hành và cơ cấu lại các khoản mục đầu tư, mua lại hoặc hợp nhất, sáp nhập. Thông qua các biện pháp khác nhau, NHNN sẽ giám sát chặt chẽ và tiến hành chỉ đạo sắp xếp để không gây ra những xáo trộn, đổ vỡ, đồng thời bảo đảm tối đa quyền lợi của người gửi tiền.

Công trình nghiên cứu “Hiện trạng thị trường mua bán nợ ở Việt Nam và giải

23

của Việt Nam, bên cạnh sự tương đồng, thì cũng có những nét khác biệt so với thị trường mua bán nợ ở các nước khác trên thế giới. Bởi vì hàng hóa của thị trường này đang hầu hết là của khu vực DNNN, chưa có sự tham gia của các thành phần kinh tế khác. Vì vậy, các chính sách để phát triển thị trường mua bán nợ cũng có nét riêng biệt ở Việt Nam. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển thị trường này ở Việt Nam.

Nghiên cứu của Trần Thọ Đạt (2014), về “Khuôn khổ pháp lý cho tái cơ cấu

hệ thống ngân hàng thương mại trong bối cảnh tái cơ cấu nền kinh tế”, đã đánh giá

những kết quả thực hiện Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015, cho thấy, hệ thống ngân hàng thương mại nước ta đã giữ được sự ổn định trong quá trình tái cơ cấu, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các kết quả của quá trình này khá hạn chế và thiếu tính dài hạn. Nguyên nhân chủ yếu là do còn thiếu một cách tiếp cận tổng hợp để xử lý tổng thể các vấn đề của tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại, đặc biệt là còn thiếu một khuôn khổ pháp lý mang tính hệ thống để tái cơ cấu ngân hàng thương mại trong bối cảnh tái cơ cấu nền kinh tế. Nghiên cứu chỉ rõ, việc hoàn thiện thể chế và khuôn khổ pháp lý phải là ưu tiên số một trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Cụ thể, khuôn khổ pháp lý này phải bảo đảm 6 khía cạnh sau: (i) Khuôn khổ pháp lý về xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại; (ii) Khuôn khổ pháp lý về mua bán, sáp nhập, hợp nhất các tổ chức tín dụng; (iii) Khuôn khổ pháp lý về sở hữu chéo trong các tổ chức tín dụng; (iv) Khuôn khổ pháp lý về quản trị rủi ro và bảo đảm an toàn hoạt động của các ngân hàng thương mại; (v) khuôn khổ pháp lý về cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng thực hiện tái cơ cấu; (vi) khuôn khổ pháp lý cho sự can thiệp của Nhà nước trong xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém.

Nghiên cứu định lượng của Nguyễn Đức Thành và Vũ Minh Long (2014)

“Đánh giá hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam bằng bộ chỉ số lành mạnh tài

chính (FSIs)” đánh giá tác động của quá trình hội nhập và tái cấu trúc hệ thống ngân

hàng (theo Đề án 254) ảnh hưởng như thế nào đến hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012 dựa trên 5 yếu tố: Độ an toàn vốn, chất lượng tài sản, thu nhập và lợi nhuận, thanh toán, đội nhạy cảm với rủi ro thị trường. Tuy nhiên, nghiên cứu đã không tính và phân tích được các chỉ số FSIs quan trọng do thiếu số liệu và số liệu không tương thích với thông lệ quốc tế (như: Độ an toàn vốn, nợ xấu trên tổng nợ, tính thanh khoản và độ nhạy cảm với rủi ro…), đồng thời mới dừng lại ở phân tích về các chỉ số FSIs trong quá khứ, cũng như chưa lượng hóa được mối quan hệ với các

24

yếu tố vĩ mô khác như tăng trưởng, cán cân vãng lai, dự trữ ngoại hối, lạm phát, lãi suất, tỷ giá…

Nghiên cứu của Hoàng Trần Hậu (2014) về “Phát triển thị trường mua bán nợ ở

Việt Nam phục vụ tái cơ cấu doanh nghiệp” đã tập trung vào việc hệ thống hóa, làm rõ

những vấn đề lý luận về thị trường mua bán nợ. Trên cơ sở phân tích thực trạng về thị trường mua bán nợ ở Việt Nam hiện nay, đề tài đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện chính sách cho phát triển thị trường mua bán nợ như: Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý; hoàn thiện các chuẩn mực kế toán theo thông lệ quốc tế, tạo hành lang cho thị trường mua bán nợ xấu; tăng cường hợp tác quốc tế, … Tuy nhiên, các giải pháp này mới chỉ dừng lại và tập trung vào mục đích phục vụ tái cấu trúc doanh nghiệp.

Nghiên cứu của Đinh Thanh Tâm và Nguyễn Thế Tùng (2015) về “Xử lý nợ xấu theo mô hình công ty quản lý tái sản: Từ kinh nghiệm quốc tế tới thực tiễn tại

Việt Nam” tập trung phân tích mô hình xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản các

tổ chức tín dụng (VAMC), so sánh hoạt động của VAMC với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam (DATC), qua đó đề xuất các giải pháp kết hợp hoạt động của VAMC và DATC, cải thiện khả năng hấp thụ vốn và hiệu quả sử dụng nguồn vốn nợ của hệ thống doanh nghiệp, hình thành một thị trường mua bán nợ tập trung, chuyên nghiệp, góp phần xử lý nợ xấu triệt để. Tuy nhiên, khi tham khảo kinh nghiệm quốc tế, nghiên cứu chủ yếu tập trung phân tích kinh nghiệm của Trung Quốc về các công ty quản lý tài sản (AMCs) đồng thời trực thuộc cả Bộ Tài chính và NHTW để xử lý trước hết là các NHTM nhà nước, sau đó là hệ thống ngân hàng của nước này, mà chưa tham khảo thỏa đáng đến các quốc gia có mô hình xử lý nợ xấu tập trung như Hàn Quốc, In-đô-nê-xia, Ma-lai-xia… và vai trò quan trọng của cơ quan bảo hiểm tiền gửi trong quá trình xử lý các ngân hàng yếu kém.

Nghiên cứu của Đinh Mai Long (2018) với đề tài “Cải cách hệ thống ngân hàng Trung Quốc và một số bài học kinh nghiệm cho tiến trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam” tác giả đã hệ thống hoá và phân tích được một số vấn đề lý luận và thực tiễn căn bản liên quan đến tái cấu trúc hệ thống ngân hàng tại một số quốc gia trên thế giới, trong đó đặc biệt đi sâu phân tích một số kinh nghiệm chủ yếu trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Trung Quốc giai đoạn từ những năm 1990s đến 2017, cũng như những xu hướng, thách thức tiếp tục cải cách thời gian tới; đối chiếu với đặc điểm hệ thống ngân hàng của Việt Nam để rút ra những khuyến nghị chính sách và đề xuất giải pháp tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn tới.

25

Tóm lại, Nghiên cứu về cải cách hệ thống ngân hàng ở Việt Nam đã có khá

nhiều các công trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Các công trình chủ yếu dưới dạng các bài nghiên cứu trên các tạp chí khoa học, luận văn, luận án tiến sĩ, sách chuyên khảo,… khai thác đề tài cải cách hệ thống ngân hàng ở Việt Nam dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Một số công trình nghiên cứu kinh nghiệm cải cách hệ thống ngân hàng ở một số quốc gia khác để rút ra những bài học vận dụng cho Việt Nam.

Một phần của tài liệu Cải cách hệ thống ngân hàng nhật bản giai đoạn 1990 – 2005 và một số hàm ý cho việt nam (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)