Giải pháp nâng cao năng lực điều tiết nền kinh tế thông qua các công cụ chính sách

Một phần của tài liệu Cải cách hệ thống ngân hàng nhật bản giai đoạn 1990 – 2005 và một số hàm ý cho việt nam (Trang 138 - 139)

7. Kết cấu của luận án

4.3.1. Giải pháp nâng cao năng lực điều tiết nền kinh tế thông qua các công cụ chính sách

chính sách

4.3.1.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước

- Xây dựng cơ sở pháp lý để bảo đảm NHNN có thể chủ động lựa chọn sử dụng các công cụ giải pháp,… nhằm thực hiện được mục tiêu hoạt động của mình.

- Hoàn thiện bộ máy tổ chức, nâng cao chất lượng nhân sự của NHNN.

- Đổi mới cơ chế quản lý, điều hành tổ chức: Cần phải xây dựng và từng bước áp dụng một hệ thống quản lý mới nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của NHNN.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chuyên môn và quản lý. Hoàn thiện các hệ thống thông tin quản lý, các cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin.

Hoàn thiện cơ chế phân cấp, ủy quyền thích hợp nhằm chuẩn hóa, tối ưu hóa quá trình ra quyết định, thực thi quyết định và nâng cao tính linh hoạt của NHNN.

4.3.1.2. Tạo lập khuôn khổ pháp lý cho các NHTM thực hiện cải cách

Trên cơ sở kinh nghiệm áp dụng các chính sách hỗ trợ tài chính, giảm chi phí và lộ trình tuân thủ các quy định an toàn của Nhật Bản trong quá trình cải cách hệ thống ngân hàng nước này, Việt Nam có thể cân nhắc áp dụng:

Thứ nhất, cần có các chính sách, quy định về miễn, giảm thuế, phí hợp lý liên

quan đến mua bán nợ xấu và các tài sản bảo đảm tiền vay; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong một số năm đối với các NHTM sau khi thực hiện mua lại, sáp nhập, hợp nhất; miễn, giảm thuế, phí nhằm khuyến khích các NHTM tham gia tích

132

cực vào quá trình xử lý các NHTM “yếu kém”, hỗ trợ các NHTM này giảm gánh nặng về tài chính trong quá trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu.

Thứ hai, có chính sách cho vay, hỗ trợ nguồn vốn với mức lãi suất hợp lý dưới

hình thức tái cấp vốn đối với các NHTM tham gia tái cơ cấu các NHTM “yếu kém” từ nguồn tiền cung ứng của NHNN để bảo đảm khả năng chi trả và tạo nguồn vốn cho mở rộng hoạt động.

Thứ ba, cho phép các NHTM tham gia xử lý các NHTM “yếu kém” thực hiện

có lộ trình việc trích lập dự phòng rủi ro theo quy định nhằm hỗ trợ về thời gian cho NHTM khắc phục tồn tại tài chính cũng như hỗ trợ các NHTM tái cơ cấu, sáp nhập, hợp nhất giảm bớt áp lực về thời gian xử lý tổn thất.

Thứ tư, cho phép các NHTM tham gia xử lý các NHTM “yếu kém” (thông qua sáp nhập, hợp nhất) được duy trì và có lộ trình xử lý một số vi phạm phát sinh do việc sáp nhập, hợp nhất, cơ cấu lại như sở hữu cổ phần, cấp tín dụng… vượt giới hạn, chưa đáp ứng đầy đủ các tỷ lệ an toàn hoạt động.

Một phần của tài liệu Cải cách hệ thống ngân hàng nhật bản giai đoạn 1990 – 2005 và một số hàm ý cho việt nam (Trang 138 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)