Các nhân tố ảnh hưởng đến cải cách hệ thống ngân hàng của một quốc gia

Một phần của tài liệu Cải cách hệ thống ngân hàng nhật bản giai đoạn 1990 – 2005 và một số hàm ý cho việt nam (Trang 47 - 51)

7. Kết cấu của luận án

2.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến cải cách hệ thống ngân hàng của một quốc gia

Các nhân tố ảnh hưởng đến cải cách hệ thống ngân hàng của một quốc gia có thể được chia làm hai nhóm: Nhóm nhân tố khách quan và nhóm nhân tố chủ quan, tùy theo điều kiện cụ thể của hệ thống ngân hàng của từng quốc gia mà hai nhóm nhân tố này có những ảnh hưởng khác nhau đến hiệu quả hoạt động cải cách hệ thống ngân hàng của quốc gia đó.

(1) Nhóm nhân tố khách quan

- Môi trường về kinh tế, chính trị và xã hội trong và ngoài nước:

HTNH là trung gian tài chính làm cầu nối giữa khu vực tiết kiệm với khu vực đầu tư của nền kinh tế, do vậy những biến động của môi trường kinh tế, chính trị và xã hội có những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các ngân hàng. Nếu môi trường kinh tế, chính trị và xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của HTNH, vì đây cũng là điều kiện làm cho quá trình sản xuất của nền kinh tế được diễn ra bình thường, đảm bảo khả năng hấp thụ vốn và hoàn trả vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Khi nền kinh tế có tăng trưởng cao và ổn định, các khu vực trong nền kinh tế đều có nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh do đó nhu cầu vay vốn tăng làm cho các ngân hàng thương mại dễ dàng mở rộng hoạt động tín dụng của mình đồng thời khả năng nợ xấu có thể giảm vì năng lực tài chính của các doanh nghiệp cũng được nâng cao. Ngược lại, khi môi trường kinh tế, chính trị và xã hội trở nên bất ổn thì lại là những nhân tố bất lợi cho hoạt động của HTNH như nhu cầu vay vốn giảm; nguy cơ nợ quá hạn, nợ xấu gia tăng làm giảm hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại.

Hơn nữa, hiện nay quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Các nền kinh tế của các nước trên thế giới ngày càng phụ thuộc vào nhau, luồng vốn quốc tế đã và đang dồn vào khu vực Châu Á mạnh mẽ, điều này đang tạo ra nhiều cơ hội cho Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng nhiều cơ hội mới như có thể tranh thủ được các nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ các nền kinh tế phát triển...tuy nhiên, bên cạnh đó ngành ngân hàng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức từ quá trình hội nhập, như phải cạnh tranh với những tập đoàn tài chính đầy tiềm lực (về vốn, công nghệ, năng lực quản lý...). Trong khi thực tế hiện nay cho thấy các ngân hàng thương mại Việt Nam còn yếu về

41

mọi mặt từ năng lực tài chính, kinh nghiệm quản trị ngân hàng, công nghệ đến nguồn nhân lực.

Ngoài ra, với quá trình hội nhập kinh tế quốc ngày càng sâu rộng, thì sự biến động của tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của các nước trên thế giới mà nhất là các bạn hàng của Việt Nam cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động cải cách hệ thống ngân hàng.

- Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý bao gồm tính đồng bộ và đầy đủ của hệ thống luật, các văn bản dưới luật, việc chấp hành luật và trình độ dân trí.

Thực tiễn cho thấy sự phát triển của các nền kinh tế thị trường trên thế giới hàng trăm năm qua đã minh chứng cho tầm quan trọng của hệ thống luật trong việc điều hành nền kinh tế thị trường. Nếu hệ thống luật pháp được xây dựng không phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thì sẽ là một rào cản lớn cho quá trình phát triển kinh tế. đối với các quốc gia có hệ thống luật còn thiếu và chưa đầy đủ, đồng bộ sẽ thực sự là một trở ngại đối với hoạt động cải cách của HTNH.

(2). Nhóm nhân tố chủ quan

Nhóm nhân tố chủ quan được bàn đến chính là các nhân tố bên trong hệ thống ngân hàng của các quốc gia, bao gồm cả tư duy nhận thức của các nhà lãnh đạo và các nhân tố thuộc về bản thân hệ thống ngân hàng của mỗi quốc gia như các nhân tố về năng lực tài chính, khả năng quản trị điều hành, ứng dụng tiến bộ công nghệ, trình độ và chất lượng của lao động...

- Năng lực tài chính của HTNH thường được biểu hiện trước hết là qua khả năng mở rộng nguồn vốn chủ sở hữu, vì vốn chủ sở hữu thể hiện sức mạnh tài chính của một ngân hàng. Tiềm lực về vốn chủ sở hữu ảnh hưởng tới quy mô kinh doanh của ngân hàng như: khả năng huy động và cho vay vốn, khả năng đầu tư tài chính và trình độ trang bị công nghệ. Thứ hai, khả năng sinh lời cũng là một nhân tố phản ánh về năng lực tài chính của HTNH vì nó thể hiện tính hiệu quả của một đồng vốn kinh doanh. Thứ ba là khả năng phòng ngừa và chống đỡ rủi ro của HTNH cũng là nhân tố phản ánh năng lực tài chính. Nếu nợ xấu tăng thì dự phòng rủi ro cũng phải tăng để bù đắp rủi ro, có nghĩa là khả năng tài chính cho phép sử dụng để bù đắp tổn thất có thể xảy ra. Ngược lại, nếu nợ xấu tăng nhưng dự phòng rủi ro không đủ để bù đắp có nghĩa là tình trạng tài chính xấu và năng lực tài chính bù đắp cho các khoản chi phí này bị thu hẹp.

42

- Năng lực quản trị, điều hành là nhân tố tiếp theo ảnh hưởng đến hiệu quả cải cách HTNH của các nước. Năng lực quản trị điều hành trước hết là phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, trình độ lao động và tính hữu hiệu của cơ chế điều hành để có thể ứng phó tốt trước những diễn biến của thị trường. Tiếp theo năng lực quản trị, điều hành còn có thể được phản ánh bằng khả năng giảm thiểu chi phí hoạt động, nâng cao năng suất sử dụng các đầu vào để có thể tạo ra được một tập hợp đầu ra cực đại.

- Khả năng ứng dụng tiến bộ công nghệ: Chính là phản ánh năng lực công nghệ thông tin của HTNH. Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và ứng dụng sâu rộng của nó vào cuộc sống xã hội như ngày nay, thì ngành ngân hàng khó có thể duy trì khả năng cạnh tranh của mình nếu vẫn cung ứng các dịch vụ truyền thống. Năng lực công nghệ của HTNH thể hiện khả năng trang bị công nghệ mới gồm thiết bị và con người, tính liên kết công nghệ giữa các ngân hàng và tích độc đáo về công nghệ của mỗi ngân hàng.

- Trình độ, chất lượng của người lao động: Nhân tố con người là yếu tố quyết định quan trọng đến sự thành bại trong bất kỳ hoạt động nào của HTNH. Xã hội càng phát triển thì càng đòi hỏi các ngân hàng phải cung cấp nhiều dịch vụ mới và có chất lượng. Chính điều này đòi hỏi chất lượng của nguồn nhân lực cũng phải được nâng cao để đáp ứng kịp thời đối với những thay đổi của thị trường, xã hội. Việc sử dụng nhân lực có đạo đức nghề nghiệp, giỏi về chuyên môn sẽ giúp cho ngân hàng tạo lập được những khách hàng trung thành, ngăn ngừa được những rủi ro có thể xảy ra trong các hoạt động kinh doanh, đầu tư và đây cũng là nhân tố giúp các ngân hàng giảm thiểu được các chi phí hoạt động. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nguồn nhân lực luôn phải chú trọng việc gắn phát triển nhân lực với công nghệ mới.

2.5. Tiêu chí đánh giá hiệu quả quá trình cải cách

Mục tiêu chung của cải cách, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng nói chung, theo Claudia Dziobek và Ceyla Pazarbasioglu (1998) “nhằm đạt được 3 mục tiêu: (i) Củng cố hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thông qua cải thiện khả năng sinh lời; (ii) Cải thiện năng lực thực hiện chức năng trung gian tài chính của hệ thống ngân hàng giữa người đi vay và người cho vay; và (iii) Khôi phục niềm tin của công chúng”. Tuy nhiên, tùy bối cảnh cải cách, tái cơ cấu của NHTM ở các quốc gia khác nhau, thì mục tiêu cải cách, tái cơ cấu cụ thể là khác nhau. Nguyễn Hồng Sơn (2012) tổng hợp nghiên cứu quốc tế của Barth J.R và Yago G. (2003) về các tiêu chí đánh giá hiệu quả tái cơ cấu ngân hàng theo thông lệ quốc tế và đặc điểm hệ thống ngân

43

hàng ở các nước đang phát triển, đã xác định 07 tiêu chí cụ thể để đánh giá kết quả tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, gồm: (i) Tăng trưởng dư nợ tín dụng; (ii) tăng trưởng vốn chủ sở hữu; (iii) tỷ lệ nợ xấu; (iv) tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản; (v) Hiệu quả hoạt động của ngân hàng; (vi) khả năng sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE); (vii) thanh khoản của hệ thống và các nhóm/ngân hàng cụ thể.

- Tăng trưởng dư nợ tín dụng: Theo IMF (2005), chỉ số này là lành mạnh khi

ở mức tương đương 1 – 1,5 lần mức tăng trưởng của nền kinh tế, nếu chỉ số này quá cao (do nền kinh tế tăng trưởng nóng, nhu cầu tín dụng cho các hoạt động đầu tư/tiêu dùng cao) hoặc quá thấp (do các hoạt động kinh tế suy giảm, nhu cầu tín dụng giảm). Tốc độ tăng trưởng tín dụng cần được xét riêng cho từng nhóm NHTM cụ thể, tương ứng với năng lực kinh doanh/tài chính để đánh giá sự phù hợp và nguy cơ tiềm ẩn nợ xấu.

- Tăng trưởng vốn chủ sở hữu: Berger và cộng sự (1998) nghiên cứu thực nghiệm 42 ngân hàng tại châu Á cho kết quả, vốn chủ sở hữu tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng thông qua biến tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng; Shrieves và Dahl (1992); Jacques & Nigro (1997), mối quan hệ giữa vốn và rủi ro tín dụng là cùng chiều, nghĩa là khi rủi ro gia tăng thì vốn ngân hàng cũng gia tăng, là do công tác giám sát hiệu quả của thị trường. Tuy nhiên, tăng trưởng vốn chủ sở hữu của cả hệ thống không thể phản ảnh được tình trạng lành mạnh của hệ thống ngân hàng vì có những ngân hàng yếu kém nếu xử lý hết nợ xấu thì vốn chủ sở hữu sẽ âm.

- Tỷ lệ nợ xấu(tổng nợ xấu/tổng dư nợ tín dụng): Cần được tính theo thông lệ quốc tế, tuy nhiên, tại một số nền kinh tế chuyển đổi (như Viêt Nam, Trung Quốc…) đang có cách tính nợ xấu riêng, với kết quả thường thấp hơn nhiều so với thông lệ quốc tế gây khó khăn trong quá trình nghiên cứu, đánh giá. Theo thông lệ quốc tế, một trong những dấu hiệu cảnh báo khủng hoảng tài chính và yêu cầu tái cơ cấu cấp bách là tỷ lệ nợ xấu cao. Tuy nhiên, quan trọng hơn con số nợ xấu là cơ cấu nợ xấu và các khoản nợ này đã và sẽ được xử lý như thế nào.

- Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản: Là một chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá độ lành mạnh tài chính (FSI) của hệ thống ngân hàng theo khuyến cáo của IMF (Nguyễn Hồng Sơn, 2012), tỷ lệ này gia tăng thể hiện những thay đổi tích cực của quá trình tái cơ cấu ngân hàng, cụ thể là trong việc bảo đảm an toàn tài chính thông qua giảm bớt tỷ lệ đòn bẩy tài chính.

44

- Hiệu quả hoạt động của ngân hàng: Thể hiện qua 2 chỉ tiêu chênh lệch lãi

suất (NIM) và chi phí hoạt động trên thu nhập từ lãi. Khi NIM có xu hướng giảm và tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập từ lãi tăng chứng tỏ cả hoạt động cho vay lẫn hoạt động huy động của ngân hàng đều đang rất khó khăn, và ngược lại. Sau tái cơ cấu, hai chỉ số này của các NHTM thường chưa được cải thiện ngay do vẫn còn sức ép rất lớn từ các khoản vay tiềm ẩn rủi ro phải trích lập nợ xấu, trong khi sức ép phải tăng trưởng tín dụng để gia tăng đầu ra, dẫn đến con số thực về tăng trưởng tín dụng của một số NHTM cao hơn nhiều so với qui định, từ đó dẫn đến rủi ro kép về nợ xấu lại gia tăng.

- Khả năng sinh lời (ROA, ROE): Hai chỉ số này có xu hướng giảm trước và

trong quá trình tái cơ cấu do nợ xấu gia tăng mạnh kéo theo chi phí trích lập dự phòng rủi ro tăng, trong khi đó, tăng trưởng tín dụng bị NHTW khống chế, kiểm soát đối với các NHTM yếu và trung bình, còn các NHTM khá và mạnh cũng khó cho vay ra vì tác động của khủng hoảng và suy thoái kinh tế và phục hồi trở lại và đạt mức cao hơn so với trước khi thực hiện tái có cấu, cho thấy quá trình tái cơ cấu đã hoàn tất và có hiệu quả, đồng thời cũng phản ánh sự phục hồi của thị trường ngân hàng nói chung.

- Thanh khoản: Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng thường không được quan tâm đúng mức cho đến khi khủng hoảng diễn ra (Claudia và Ceyla, 1998). Khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng cần được cải thiện rõ rệt qua quá trình tái cơ cấu NHTM được xem là chỉ số cơ bản và quan trọng để đánh giá hiệu quả tái cơ cấu.

Ngoài ra, các cách thức, biện pháp được sử dụng theo thông lệ quốc tế để đánh giá hiệu quả cải cách, tái cơ cấu như: So sánh giữa mục tiêu và kết quả, so sánh giữa chi phí và lợi ích của tái cơ cấu, đánh giá mức độ thực hiện các phương án phục hồi của các NHTM yếu kém, đánh giá mức độ phục hồi sau tái cơ cấu/sau sát nhập của các NHTM định dạng mô hình, cấu trúc hệ thống NHTM sau tái cơ cấu, mức độ cải thiện năng lực tài chính và quản trị của các NHTM sau tái cơ cấu… cũng cần được phân tích, đánh giá trong quá trình nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Cải cách hệ thống ngân hàng nhật bản giai đoạn 1990 – 2005 và một số hàm ý cho việt nam (Trang 47 - 51)