Hệ thống ngân hàng Việt Nam trước yêu cầu cải cách

Một phần của tài liệu Cải cách hệ thống ngân hàng nhật bản giai đoạn 1990 – 2005 và một số hàm ý cho việt nam (Trang 120 - 126)

7. Kết cấu của luận án

4.2.1.Hệ thống ngân hàng Việt Nam trước yêu cầu cải cách

4.2.1.1. Khái quát về hệ thống ngân hàng Việt Nam

Hệ thống ngân hàng Việt Nam được hình thành và phát triển từ hệ thống ngân hàng một cấp. Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập từ năm 1954, tuy nhiên trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1955-1975) và giai đoạn kinh tế kế hoạch hóa tập trung sau thống nhất đất nước (1975-1986), Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (tên gọi từ năm 1954-1961) và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (tên gọi từ năm 1961 đến nay) chủ yếu đóng vai trò là cơ quan phát hành tiền và hoạt động như một công cụ ngân sách, chưa thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ theo thị trường.

Năm 1986, bắt đầu thực hiện đổi mới hệ thống ngân hàng từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp, tính đến nay hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc cả về quy mô và chất lượng. Cụ thể, kể từ Nghị định 53/NĐ-HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng, hệ thống ngân hàng Việt Nam được tổ chức thành hệ thống ngân hàng 2 cấp bao gồm: Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng thương mại. Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh về các tổ chức tín dụng do Hội đồng Nhà nước ban hành 23/05/1990 đã tạo những có sở pháp lý đầu tiên cho quá trình hình thành và phát triển của hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam trong hơn hai thập niên sau đó.

Trong bối cảnh hiện nay thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có một số các vai trò như sau [145]: (i) NHNN Việt Nam là ngân hàng phát hành, đây là cơ quan duy nhất được phát hành tiền theo các quy định của luật pháp hoặc được Chính phủ cho phép; (ii) NHNN là ngân hàng của các ngân hàng, NHNN nhận tiền gửi của các NHTM, là trung tâm thanh toán cho các ngân hàng, cung cấp tín dụng cho các NHTM; (iii) NHNN là ngân hàng của Chính phủ: Làm thủ quỹ Kho bạc Nhà nước để ghi chép các khoản thu chi, NHNN có thể tạm ứng cho ngân sách hay làm đại lý và tư vấn cho Chính phủ; (iv) NHNN có chức năng xây dựng và thực thi chinh sách tiền tệ quốc gia nhằm ổn định giá cả, đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế đã đề ra, đảm bảo công ăn việc làm; (v) NHNN thanh tra giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng để đảm bảo sự ổn định của hệ thống, bảo vệ khách hàng của ngân hàng.

114

Từ những năm đầu của thế kỷ 21, NHNN Việt Nam đã góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế thông qua việc đưa ra những biện pháp hiệu quả để ngăn chặn và kiểm soát được lạm phát, xây dựng một cấu trúc hạ tầng đa dạng gồm các loại hình sở hữu ngân hàng như sở hữu Nhà nước, cổ phần, hợp tác, liên doanh, công ty tài chính, tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Trong quá trình đó, chính sách tiền tệ cũng đã được cải thiện theo hướng mở và tự do hơn cho các TCTD. Hoạt động của hệ thống ngân hàng vì thế mà có những bước tiến mới về số vốn tự có, các phương tiện thanh toán, dư nợ cho vay nền kinh tế. Trên đường hội nhập NHNN đã mở rộng quan hệ với tất cả bạn bè trên thế giới, học tập các ưu việt của những Ngân hàng trung ương của các nước phát triển trên thế giới, đồng thời đầu tư về đào tạo cho đội ngũ nhân sự.

Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã phát triển nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng, theo hướng thị trường, đóng vai trò quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, góp phần ổn định hệ thống tài chính, kinh tế vĩ mô và cải thiện đời sống xã hội. Đặc biệt, với mô hình hệ thống tài chính dựa chủ yếu vào ngân hàng (bank-based financial system), nguồn tín dụng từ các ngân hàng đã trờ thành nguồn lực tài chính chủ yếu trong hầu hết các dự án kinh tế trọng điểm quốc gia, hỗ trợ tích cực cho hoạt động đầu tư, thương mại, sản xuất kinh doanh.

Chỉ với 09 ngân hàng thương mại quốc doanh năm 1991, đến nay (tính đến 30/6/2019), hệ thống các TCTD ở Việt Nam đã có 04 ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN), 31 ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) trong nước, 49 chi nhánh ngân hàng nước ngoài với 50 văn phòng đại diện của TCTD nước ngoài tại Việt Nam, 09 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 19 tổ chức tín dụng phi ngân hàng, và nhiều quỹ tín dụng nhân dân. Trong đó hệ thống các ngân hàng thương mại đã có mạng lưới bao phủ đến hầu hết mọi miền trên cả nước. Các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp và người dân trong và ngoài nước [145].

4.2.1.2. Thực trạng hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam trước Đề án tái cấu trúc (giai đoạn từ 2008 đến 2011)

Kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (2008) tác động đến Việt Nam, những thách thức mới từ xu thế toàn cầu hóa cộng với những yếu kém nội tại của nền kinh tế và hệ thống ngân hàng đã đặt ra yêu cầu cải cách hệ thống ngân hàng một cách toàn diện, vừa đáp ứng những yêu cầu cấp bách trước mắt, vừa nhằm đảm bảo cho hệ thống ngân hàng phát triển một cách an toàn, hiệu quả và bền vững trong trung và dài hạn. Mặc dù đã trải qua một số lần cải cách nhưng cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh kế toàn cầu diễn ra từ năm 2008 đã khiến hệ thống ngân hàng Việt Nam bộc lộ những vấn đề tồn tại và bất cập nghiêm trọng. Cụ thể như sau: - Ngân hàng nhà nước còn nhiều hạn chế: Về cơ cấu tổ chức và quan hệ phối hợp giữa các đơn vị: Còn cồng kềnh, nhiều tầng lớp, quan hệ phối kết hợp giữa các đơn vị, thậm trí trong nội bộ các đơn vị còn yếu dẫn tới việc khai thác nguồn lực sẵn

115

có còn hạn chế, lãng phí. Về phân định chắc năng, nhiệm vụ cho các đơn vị: Vẫn còn chồng chéo, trùng lắp, phân tán. Cơ chế quản lý, điều hành tổ chức còn nhiều bất cập; việc thực hiện các nghiệp vụ, chức năng chuyên môn còn hạn chế; nguồn nhân lực chất lượng chưa cao,…

- Quy mô phát triển của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế chưa hợp lý. Thị trường tài chính Việt Nam chưa phát triển đồng đều, phụ thuộc lớn vào hệ thống TCTD.

- Cơ cấu tài sản của toàn ngành thay đổi theo hướng kém bền vững và có yếu tố tăng “ảo”. Hoạt động vay, nhận tiền gửi và cho vay, đi gửi vốn lẫn nhau giữa các TCTD diễn ra phổ biến. Tổng số dư tiền gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác (khoản mục bên tài sản có) tại thời điểm 31/12/2011 đạt 1.087.443 tỷ đồng, tăng 26,14% so với cùng kỳ năm 2010. Đồng thời số dư tiền gửi của các TCTD khác và đi vay các TCTD khác (khoản mục bên tài sản nợ) cuối năm 2011 đạt 1.043.870 tỷ đồng, tăng 56,08% so với cùng kỳ năm 2010. Tỷ trọng tiền gửi và cho vay lẫn nhau giữa các TCTD tăng từ 20,71% (năm 2010) lên 22,22% (năm 2011) tổng tài sản toàn hệ thống.

Hình 4.1. Cơ cấu tổng tài sản toàn ngành theo báo cáo

Nguồn: Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tháng 11/ 2011

- Tỷ trọng dư nợ tín dụng toàn hệ thống so với tổng tài sản giảm. Năm 2011 dư nợ cho vay đạt 2.484.780 tỷ đồng, tăng 292.120 tỷ đồng (13,32%) so với cuối năm 2010. Tuy nhiên tỷ trọng dư nợ tín dụng so với tổng tài sản toàn hệ thống giảm từ 52,67% (năm 2010) xuống còn 50,73% (năm 2011).

- Nhóm NHTMNN vẫn chiếm ưu thế về thị phần tín dụng. Nhóm NHTMNN chiếm thị phần lớn thứ 2 (39,11%) sau nhóm NHTMCP (46,75%) về tổng tài sản,

116

nhưng lại đứng đầu về thị phần tín dụng với 50,64%, trong khi nhóm NHTMCP chỉ chiếm 37,26% thị phần.

- Cơ cấu nguồn vốn các TCTD có sự dịch chuyển theo hướng phụ thuộc nhiều hơn vào TT2 và huy động vốn trên TT1 ngày càng khó khăn hơn. Tỷ trọng tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản giảm từ 51,38% (năm 2010) xuống còn 48,87% (năm 2011). Trong khi đó, nguồn vốn hình thành từ tiền gửi của các TCTD khác và đi vay các TCTD khác lại tăng từ 16,1% (năm 2010) lên 21,3% (năm 2011).

Hình 4.2. Cơ cấu nguồn vốn toàn ngành theo báo cáo

Nguồn: Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tháng 11/ 2011

- Tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ chậm lại do năm 2011 hầu hết các TCTD đã đạt mức vốn điều lệ tối thiểu theo quy định. Vốn điều lệ toàn ngành năm 2011 chỉ tăng 27,02%, trong khi năm 2010 tăng tới 40,60%. Trái ngược với xu hướng chung, năm 2011 một số chi nhánh NHNNg tiến hành tăng vốn nhằm tăng cường năng lực tài chính, cạnh tranh với với các TCTD nội địa, góp phần tăng mạnh vốn điều lệ của nhóm này (110,15%).

- Tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm lại so với các năm trước trong khi tỷ lệ nợ xấu lại tăng mạnh. Dư nợ tín dụng toàn hệ thống theo đánh giá lại của UBGSTCQG lớn hơn 12,45% so với dư nợ báo cáo. Đồng thời tỷ lệ nợ xấu thực sự có thể lên tới 11,48% cao hơn 3,7 lần so với số liệu báo cáo.

117

Hình 4.3. Tăng trưởng dư nợ toàn ngành theo báo cáo

Nguồn: Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tháng 11/ 2011

- Dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng mạnh tiềm ẩn nhiều dấu hiệu bất thường. Dư nợ cho vay trung và dài hạn toàn thị trường tăng 15,38% so với năm 2010, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ (41,54%). Trong khi đó, dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng 58,46% và chỉ tăng 11,9% trong năm 2011.

- Tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp hơn nhiều so với những năm trước, nhưng tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh, phản ánh chất lượng tín dụng đang theo chiều hướng xấu đi. Trong năm 2011 khi tổng dư nợ chỉ tăng 13,32% thì giá trị nợ xấu tăng tới 59,18% (từ 48.400 tỷ đồng lên 77.042 tỷ đồng). Tỷ lệ nợ xấu tăng tương ứng từ 2,21% (31/12/2010) lên 3,10% (31/12/2011).

Hình 4.4. Giá trị nợ xấu và tỉ lệ nợ xấu theo báo cáo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tháng 11/ 2011

Bảng 4.1: Nợ xấu và nợ quá hạn so với tổng dư nợ theo báo cáo

Nhóm TCTD Tỷ lệ nợ quá hạn Tỷ lệ nợ xấu 2010 2011 2010 2011 NHTM NN 10,43% 13,36% 2,16% 2,95% NHTM CP 3,53% 6,43% 1,66% 2,30% NHLD, NNg 4,66% 5,76% 1,20% 1,86% Cty TC, CTTC 21,06% 22,9% 11,38% 16,56% Toàn ngành 7,69% 10,47% 2,21% 3,10%

Nguồn: Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tháng 11/ 2011

- Tỷ lệ cho vay/tiền gửi ngoại tệ rất cao, tiềm ẩn rủi ro thanh khoản, tác động xấu tới thị trường ngoại hối và hệ thống ngân hàng. Tại thời điểm 31/12/2011, tỷ lệ

118

cho vay/huy động ngoại tệ toàn hệ thống ở mức 129,19%, chênh lệch lên tới 123.366 tỷ đồng. Tỷ lệ này đặc biệt cao ở nhóm NHTM NN (124,08%) và NHLD& NHNNg (147,44%).

Thanh khoản của các TCTD luôn nằm trong tình trạng bị động do tiền gửi từ TCKT có xu hướng giảm, tiền gửi từ TCKT giảm 0,13% (31/12/2011), trong khi 31/12/ 2010 tăng 34,7% so với cùng kỳ; đồng thời doanh số tiền gửi từ dân cư bị rút trước khi đáo hạn tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ 2010, dòng tiền huy động của các TCTD biến động mạnh, trong đó tập trung chủ yếu ở 2 nhóm NHTM NN và NHTM CP.

- Tình trạng các TCTD tăng cường cho vay đảo nợ vào thời điểm cuối năm nhằm che dấu nợ xấu diễn ra phổ biến trên toàn hệ thống.

- Kết quả kinh doanh toàn ngành ngân hàng không khả quan như số liệu báo cáo. Lợi nhuận giữa nhóm TCTD không đồng đều. Bên cạnh một số TCTD hoạt động hiệu quả còn không ít đơn vị phải điều chỉnh giảm kế hoạch lợi nhuận, hoặc không đạt được mục tiêu lợi nhuận đề ra, thậm chí là chịu thua lỗ.

- Tổng chi phí của các TCTD ngày càng tăng cao. Trong 3 năm (2009, 2010, 2011), tỷ lệ tổng chi phí/tổng thu nhập toàn hệ thống ngày càng tăng, liên tiếp từ 92,78% (năm 2009) lên 93,79% (năm 2010) và 95,21% (năm 2011).

- Cạnh tranh giữa các TCTD thiếu lành mạnh, thiếu sự hợp tác giữa các TCTD dẫn đến kỷ cương, kỷ luật, chính sách, pháp luật trong hoạt động ngân hàng chưa được tôn trọng. Phương thức cạnh tranh chủ yếu của các TCTD Việt Nam là bằng giá/lãi suất, chưa coi trọng chất lượng dịch vụ.

- Các TCTD trong nước nhìn chung có năng lực tài chính còn hạn chế và hiệu quả kinh doanh thấp: Hiện nay, NHTM của Việt Nam có mức vốn điều lệ thấp hơn rất nhiều so với các NHTM của các nước trong khu vực. Khả năng sinh lời của các hệ thống TCTD ở mức khá thấp so với mức độ rủi ro cũng như các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.

- Mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng Việt Nam yếu và kém bền vững trước tác động bất lợi từ môi trường kinh doanh: Chất lượng tài sản thấp, nợ xấu tăng nhanh, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng kinh tế chậm lại, sản xuất kinh doanh khó khăn, thực hiện cơ cấu lại hệ thống doanh nghiệp, thị trường bất động sản còn tiếp tục điều chỉnh giảm và khó phục hồi nhanh. Các TCTD Việt Nam dễ bị mất khả năng chi trả do: (i) Tăng trưởng tín dụng quá nhanh và nhanh hơn huy động vốn trong một thời gian kéo dài; (ii) Cho vay quá mức

119

dẫn đến hệ số sử dụng vốn của các TCTD Việt Nam rất cao; (iii) Cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn không ổn định; mất cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn.

Hội nghị Trung ương 3 Khóa XI đã đặt yêu cầu thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, trong đó đề ra yêu cầu cơ cấu lại hệ thống tài chính mà trọng tâm là hệ thống các NHTM.

Trên cơ sở quan điểm và định hướng chỉ đạo của Trung ương, ngày 01/3/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 254/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015” (Đề án 254) và triển khai các biện pháp giảm thiểu rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống và đánh giá, xác định ngân hàng yếu kém, đồng thời triển khai ngay các biện pháp cơ cấu lại một số ngân hàng yếu kém để ngăn chặn nguy cơ khủng hoảng và dổ vỡ trong thị trường ngân hàng. Sau 5 năm thực hiện Đề án 254, nguy cơ khủng hoảng hệ thống ngân hàng đã được đẩy lùi, tuy nhiên, những vấn đề căn bản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam (như nợ xấu, rủi ro sở hữu chéo, năng lực và mô hình kinh doanh…) chưa được xử lý triệt để. Do đó, ngày 19/7/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1058/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020” (Đề án 1058) nhằm khắc phục căn bản các vấn đề còn tồn tại của thị trường ngân hàng Việt Nam.

Một phần của tài liệu Cải cách hệ thống ngân hàng nhật bản giai đoạn 1990 – 2005 và một số hàm ý cho việt nam (Trang 120 - 126)