Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại

Một phần của tài liệu Cải cách hệ thống ngân hàng nhật bản giai đoạn 1990 – 2005 và một số hàm ý cho việt nam (Trang 107 - 111)

7. Kết cấu của luận án

3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại

101

- Cấu trúc của nền kinh tế Nhật bản chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng ở nước này. Nhật Bản với các đặc điểm nổi bật trong cấu trúc kinh tế như: Ngân hàng là cơ sở của toàn bộ hệ thống tài chính; các ngân hàng hay thị trường vốn gián tiếp là nguồn cung cấp vốn chủ yếu cho các công ty và cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế Nhật Bản; hệ thống ngân hàng mang tính khép kín và hướng nội; sự can thiệp mang tính bảo hộ của chính phủ đối với hệ thống ngân hàng cộng với việc coi trọng những ràng buộc nhóm và các quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng, quan hệ gia đình, quan hệ “cánh hẩu”… Những đặc điểm này trong nền kinh tế Nhật Bản đã khiến cho các quyết định cho vay của các ngân hàng không phải lúc nào cũng được dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro một cách cẩn trọng.

Các cơ quan quản lý tài chính Nhật Bản đã không giải quyết vấn đề của ngành ngân hàng đủ sớm và đủ nhanh, do đó, đã không áp dụng cách tiếp cận toàn diện để giải quyết vấn đề của ngành ngân hàng rõ ràng đây là một sai lầm theo nghĩa là nó cho phép một cuộc khủng hoảng ngân hàng có hệ thống xuất hiện ở Nhật Bản vào năm 1997 - 1998 và dẫn tới sự sụt giảm sản lượng lớn trong giai đoạn 1998 – 2002 ở nước này. Các nhà chức trách đã không giải quyết vấn đề một cách quyết đoán, toàn diện và sớm hơn nhiều vì:

- Họ đã đánh giá thấp bản chất và mức độ nghiêm trọng của vấn đề;

- Hy vọng thiếu căn cứ là tăng trưởng sẽ khôi phục giá trị tài sản và sự lành mạnh của bảng cân đối tài sản của ngân hàng;

- Liên tục bơm các nguồn lực tài chính vào để hỗ trợ tổng cầu, do đó đã cho phép các công ty mất khả năng thanh toán được tồn tại và chậm trễ trong việc giải quyết vấn đề; và

- Thiếu các sức ép trong hoặc ngoài nước để phải có hành động chính sách quyết đoán hơn.

Hơn nữa, chính phủ thiếu sự lãnh đạo chính trị cần thiết để giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng. Do không có các khung pháp lý được xác định rõ ràng, hoạt động tốt để đối phó với các tổ chức mất khả năng thanh toán, nên có sự do dự trong việc thực hiện các biện pháp mang tính quyết định vì sợ rằng nó có thể đẩy ngành ngân hàng tới hoảng loạn

Cuối cùng, cuộc khủng hoảng 1997-1998 đã thúc đẩy chính phủ thực hiện một chính sách quyết liệt và quyết đoán hơn để giải quyết vấn đề. Kể từ đó sự ổn định và tái cấu trúc ngành ngân hàng đã đạt được sự tiến bộ bằng cách: Đóng cửa hoặc quốc hữu hóa tạm thời các ngân hàng không còn khả năng hoạt động; tái cấp vốn cho các ngân hàng yếu kém; phân loại các khoản cho vay và trích lập dự phòng rủi ro cho vay chặt chẽ hơn; tăng tốc xử lý nợ xấu; và tái cấu trúc hoạt động nợ doanh nghiệp. Kết quả là, mặc dù vốn ngân hàng có thể vẫn không đủ, nhưng lưới an toàn đã được

102

đưa ra. Việc phân bổ tín dụng đã được thực hiện hợp lý hơn. Tuy nhiên, rủi ro còn lại tập trung ở các ngân hàng khu vực và nhỏ hơn, dễ bị tổn thương trước điều kiện kinh tế địa phương yếu, giảm phát dai dẳng và lãi suất dài hạn tăng.

Việc khôi phục một hệ thống ngân hàng lành mạnh đòi hỏi phải có một khu vực doanh nghiệp lành mạnh - thông qua việc tái cấu trúc nợ và hoạt động của những doanh nghiệp mắc nợ lớn - và tái lập các hoạt động kinh doanh ngân hàng có lợi nhuận - thông qua việc quản lý ngân hàng tốt hơn và tập trung vào năng lực cốt lõi. Các ngân hàng đang củng cố hoạt động kinh doanh của mình và định vị lại năng lực cốt lõi của mình trong một cuộc chiến khốc liệt để sinh tồn. Chiến lược chung cho nhiều ngân hàng thành phố lớn bao gồm:

- Sáp nhập và/hoặc liên minh nhằm tiến đến các nền kinh tế có quy mô;

- Phát triển năng lực mới trong hoạt động ngân hàng đầu tư, quản lý tài sản, chế độ hưu trí và các dịch vụ dựa thu phí; và

- Thu hẹp hoạt động ở nước ngoài, trong một cuộc rút lui chiến thuật cho một số ngân hàng.

Đối với tất cả các ngân hàng, mục tiêu hiện nay rõ ràng là tối đa hóa ROE khi rời khỏi các mục tiêu định lượng truyền thống như mở rộng thị phần và khối lượng giao dịch. Những yếu tố này của chiến lược thể hiện rõ ràng quyết tâm tái sinh của họ trong một môi trường mới, nơi họ không thể mong đợi sự bảo vệ truyền thống từ chính phủ ngoài việc cung cấp một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và một khuôn khổ điều tiết và giám sát hợp lý.

Trong khi một số giải pháp được chính phủ Nhật Bản áp dụng mang lại hiệu quả trong ngắn hạn thì trong dài hạn nó chưa hẳn là biện pháp tốt. Bởi rõ ràng việc giảm số lượng cổ phiếu của công ty hàm ý tăng tài sản khác còn mua lại cổ phiếu của chính mình tức giảm tài sản khác. Hơn nữa, các ngân hàng cũng có thể miễn cưỡng bán cổ phần do việc này làm tổn hại đến mối quan hệ kinh doanh giữa ngân hàng với các doanh nghiệp thông qua bảo lãnh. Một vấn đề nữa liên quan đến các doanh nghiệp nhỏ nếu mua lại cổ phần của chính mình đó là các doanh nghiệp này sẽ không đủ điều kiện để niêm yết trên thị trường chứng khoán. Hầu hết các nước đều quy định một doanh nghiệp phải có số lượng cổ đông tối thiểu theo quy định cũng như có cổ đông lớn nhất nắm giữ phần lớn cổ phần nên việc mua lại cổ phần sẽ làm giảm số lượng cổ đông và tăng khả năng hủy niêm yết.

103

Kết luận chương 3

Thực tiễn phát triển hệ thống ngân hàng thế giới đã khẳng định: Động lực phát triển khu vực ngân hàng chính là nhu cầu phát triển của nền kinh tế; hỗ trợ cho sự phát triển của khu vực ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và tinh vi của nền kinh tế là những đổi mới trong lĩnh vực công nghệ; tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của khu vực ngân hàng là những thay đổi kịp thời trong môi trường thể chế và không ngừng nâng cao cơ sở hạ tầng tài chính. Có thể nói, sự phát triển của hệ thống ngân hàng tất yếu gắn kết chặt chẽ với sự thay đổi và phát triển của nền kinh tế. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng bất cứ nước nào cũng không tránh khỏi những giai đoạn khó khăn, khủng hoảng. Đó chính là dấu hiệu cho thấy sự phát triển của hệ thống ngân hàng và các thể chế chính sách đi kèm đã không còn phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế; và đã đến thời điểm cần phải thực hiện những cải tiến đổi mới. Đó là lý do khi tổng kết thực tiễn phát triển khu vực ngân hàng thế giới, người ta thường thấy tái cơ cấu ngân hàng đi đôi với khủng hoảng diễn ra trong khu vực này. Vì vậy, nói một cách chính xác, sự phát triển, trong đó có cả quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là hệ quả tất yếu của sự thay đổi và phát triển của nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng Nhật Bản cũng không nằm ngoài quy luật chung nói trên. Từ những năm đầu 1990, hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế Nhật Bản nói chung đã xuất hiện nhiều vấn đề suy giảm, khủng hoảng, khiến nước này phải tiến hành những cải cách, tái cấu trúc toàn bộ hệ thống ngân hàng.

Chương 3 luận án làm rõ bối cảnh kinh tế và những vấn đề khó khăn của hệ thống ngân hàng Nhật Bản những năm 1990; chỉ rõ các nguyên nhân đòi hỏi nước này phải tiến hành cải cách hệ thống ngân hàng và phân tích những biện pháp Nhật Bản đã áp dụng nhằm cải cách hệ thống ngân hàng; đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế của quá trình cải cách hệ thống ngân hàng Nhật Bản, nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm và vận dụng để đề xuất các giải pháp cho quá trình cải cách hệ thống ngân hàng của Việt Nam trong những năm tiếp theo ở chương 4. Những nghiên cứu về cải cách hệ thống ngân hàng Nhật Bản của luận án chủ yếu tập trung vào thời gian trong hơn một thập kỷ kể từ năm 1990, khi Nhật Bản phải trải qua bốn giai đoạn khủng hoảng với các mốc 1992-1993 (giai đoạn I); 1995 (giai đoạn II); 1997-1999 (giai đoạn III) và 2001- 2002 (giai đoạn IV). Thời kỳ này thường được biết đến với tên gọi “Thập kỷ mất mát” của Nhật Bản, trong đó ở hai giai đoạn đầu, mức tăng trưởng GDP của Nhật sụt giảm mạnh và đến hai giai đoạn sau thì mức tăng trưởng GDP âm, việc vực dậy nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn và các chính sách cải cách hệ thống ngân hàng được áp dụng mạnh mẽ, rõ nét.

104

CHƯƠNG 4

BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG NHẬT BẢN VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM

TRONG CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu Cải cách hệ thống ngân hàng nhật bản giai đoạn 1990 – 2005 và một số hàm ý cho việt nam (Trang 107 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)