Chủ thể cải cách

Một phần của tài liệu Cải cách hệ thống ngân hàng nhật bản giai đoạn 1990 – 2005 và một số hàm ý cho việt nam (Trang 44)

7. Kết cấu của luận án

2.3.1.Chủ thể cải cách

Vấn đề cơ quan chủ trì thực hiện quá trình cải cách hệ thống ngân hàng thường mang yếu tố quyết định đến hiệu quả của quá trình này (IMF, 2004). Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, NHTW thường không tham gia lãnh đạo trực tiếp quá trình cải cách mà chỉ đóng vai trò một bên tham gia quan trọng vào quá trình này và nhiệm vụ chủ trì quá trình cải cách thường được giao cho một cơ quan/tổ chức được thành lập mới với đủ thẩm quyền pháp lý và tính khách quan để tổ chức thực hiện hiệu quả quá trình cải cách này (như tại Indonesia, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản,…): Tại Thái Lan, Ủy ban Tư vấn cải cách tài chính được thành lập để ban hành các hướng dẫn cần thiết. Ủy ban này do Thứ trưởng Bộ Tài chính đứng đầu và bao gồm thành viên từ NHTW, Bộ Tài chính và khu vực tư nhân. Tương tự như vậy, tại Indonesia, Cơ quan Tái cấu trúc ngân hàng Indonesia lãnh đạo việc cải cách gồm các thành viên của các cơ quan quản lý nhà nước.

Như vậy, xét về thực tế, Ngân hàng Trung ương thường không tham gia lãnh đạo trực tiếp mà chỉ đóng vai trò tham gia. Khảo sát của Hawkins (1999) về cải cách hệ thống ngân hàng ở 24 quốc gia cũng cho thấy nếu NHTW chịu trách nhiệm cải cách, thì hệ thống ngân hàng thay đổi chậm và như vậy cải cách hệ thống ngân hàng khó đạt hiệu quả cao do: (i) Kế hoạch cải cách các NHTM thiếu tính minh bạch và phản biện – thường do NHTW độc quyền xây dựng trước khi được công bố công khai; (ii) Thiếu sự kết hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan (như với Bộ Tài chính và các cơ quan giám sát liên quan); (iii) Chi phí cải cách NHTM không xác định được chính xác trên cơ sở thị trường; (iv) Rủi ro từ mâu thuẫn lợi ích hoặc nảy sinh vấn đề lợi ích nhóm.

Ở Việt Nam, NHNN đang là cơ quan đầu mối thực hiện cải cách hệ thống ngân hàng như hiện nay cũng có những ưu điểm nhất định vì NHNN là đơn vị trực tiếp quản lý hệ thống ngân hàng, họ dễ dàng trong việc tiếp cận thông tin để nắm rõ thực trạng hoạt động của hệ thống (phân loại ngân hàng để kiểm soát tăng trưởng tín dụng), dễ dàng sử dụng các biện pháp hành chính trong việc thúc đẩy các giải pháp cải cách (khuyến khích các ngân hàng lớn hỗ trợ/mua lại các ngân hàng nhỏ), tuy nhiên mô hình này vẫn tiềm ẩn những rủi ro nhất định.

Một phần của tài liệu Cải cách hệ thống ngân hàng nhật bản giai đoạn 1990 – 2005 và một số hàm ý cho việt nam (Trang 44)