Bài học về cách thức điều tiết nền kinh tế thông qua các công cụ chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu Cải cách hệ thống ngân hàng nhật bản giai đoạn 1990 – 2005 và một số hàm ý cho việt nam (Trang 111 - 114)

7. Kết cấu của luận án

4.1.1.Bài học về cách thức điều tiết nền kinh tế thông qua các công cụ chính sách tiền tệ

tiền tệ

Tại Nhật Bản, mục tiêu chính của BOJ là để duy trì ổn định giá cả trong hành vi của chính sách tiền tệ, đảm bảo cho hoạt động của hệ thống ngân hàng diễn ra trơn tru, ổn định và thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững. Từ những mục tiêu đó, BOJ quy định về nhiệm vụ và hoạt động mà ngân hàng cần phải tiến hành như: Đảm bảo và quản lý tiền tệ, quản lý CSTT, cung cấp các dịch vụ thanh toán và đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính, đảm bảo các hoạt động cho Chính phủ và kho bạc, lập dữ liệu, phân tích các hoạt động kinh tế. Để thực hiện được các mục tiêu trên, BOJ đã vận dụng linh hoạt các công cụ điều tiết có trong tay, cụ thể như sau:

- Công cụ lãi suất chiết khấu hay lãi suất NHTW: là công cụ chính mà BOJ đã

dùng để tác động tới nền kinh tế. Thời gian từ 1990 đến năm 2005, lãi suất chiết khấu đã được thay đổi theo những mục tiêu kinh tế của BOJ và nhất là hỗ trợ cho việc điều chỉnh lãi suất thị trường kéo dài. Khi nền kinh tế có dấu hiệu trì trệ chậm phát triển, BOJ quyết định nới lỏng tiền tệ, giảm lãi suất chiết khấu theo đó là lạm phát giảm, kích thích tổng cầu, nhập khẩu và khuyến khích vay mượn cho đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Khi nền kinh tế có dấu hiệu bất ổn định, một số nguồn cung, giá cả, lạm phát tăng lên, lúc này BOJ thực hiện việc giảm lãi suất chiết khấu, giảm bớt cung ứng tiền tệ và tín dụng.

- Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: Nghiệp vụ thị trường mở đã theo sát lãi

suất chiết khấu trong suốt quá trình điều tiết nhằm điều chỉnh cơ cấu công nghiệp, cơ cấu lãi suất, cơ cấu thị trường chứng khoán của BOJ. Mua và bán trên thị trường mở hỗ trợ BOJ theo 3 hướng: (1) làm thay đổi lãi suất chứng khoán theo sự thay đổi lãi suất chiết khấu, (2) làm thay đổi cung ứng tiền theo chính sách điều tiết thắt chặt hoặc nới lỏng như một công cụ hợp đồng tác nghiệp với lãi suất chiết khấu và (3) trực tiếp tác động đến đầu tư và tiết kiệm trong thu nhập quốc dân. Công cụ nghiệp vụ thị trường mở nhằm thực hiện ba ý đồ của BOJ: (1) tác nghiệp với lãi suất chiết khấu trong việc giảm bớt lợi tức chứng khoán, (2) tăng cung ứng tiền để kích thích

105

đầu tư mới theo hướng của BOJ và (3) điều chỉnh bản thân thị trường phiếu nợ và chứng khoán bằng việc thu về những chứng khoán đến hạn và phát hành có chọn lọc những chứng khoán mới theo mục tiêu khuếch trương tiết kiệm và đầu tư dài hạn hơn là ngắn hạn.

- Công cụ điều tiết cung ứng tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá là chính sách nổi tiếng của BOJ, đồng Yên Nhật đang chiếm một phần lớn trong dự trữ ngoại tệ toàn cầu (dự trữ thứ ba của thế giới sau USD và Euro). Khi nói về chính sách tỷ giá tức là đang nói về chính sách điều tiết cung ứng tiền tệ, vì việc can thiệp vào tỷ giá và thị trường ngoại hối là một bộ phận của công cụ điều tiết cung ứng tiền tệ. Chính sách cung ứng tiền của BOJ hướng một cách rõ ràng tới việc ổn định giá trị đồng Yên vì ổn định giá trị đồng Yên có nghĩa là ổn định được giá cả và hỗ trợ một cách đắc lực cho việc bành trướng xuất khẩu tư bản và công nghệ sản xuất hàng tiêu dùng cơ bản ra nước ngoài. Khi FED tăng lãi suất, giảm cung ứng tiền để tăng giá USD nhằm phục vụ cải thiện cán cân thanh toán tổng thể, chính sách của FED đe doạ trực tiếp đến mục tiêu ổn định giá trị đồng Yên của Nhật Bản, để bảo vệ đồng Yên, BOJ buộc lòng phải phản ứng lại bằng cách giảm cung tiền, chính sách này phần nào giữ được cho đồng Yên bớt tụt giá. Khi FED hạ lãi suất chiết khấu và tăng cung ứng tiền, USD tụt giá, BOJ cấp tốc tung cơ số tiền tệ ra thị trường ngoại tệ để mua USD, cứu cán cân thương mại, giảm bớt sự tăng giá quá nguy hiểm của đồng Yên, cũng như góp phần tăng cung ứng tiền tệ để hỗ trợ cho sự điều chỉnh cơ cấu đầu tư.

- Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc: BOJ rất ít khi sử dụng công cụ này trừ những

trường hợp quá cần thiết bởi theo quy định, tỷ lệ dự trữ bắt buộc phải được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, do vậy ảnh hưởng của nó rất rộng rãi và mỗi một thay đổi nhỏ trên tỷ lệ này đều tác động nặng nề lên tổng cung tiền tệ. Thay đổi dự trữ quốc gia, làm dịch chuyển các luồng đầu tư, thay đổi cả nghiệp vụ thị trường mở và tỷ giá. Thêm vào đó, thay đổi trên tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động mạnh mẽ đến sự tăng, giảm của lợi tức các ngân hàng trung gian, dẫn đến nhiều tác động xấu cho hệ thống tài chính quốc gia. Trái lại với FED, BOJ rất ít khi sử dụng công cụ này, với lại tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Nhật Bản về căn bản là rất thấp so với các NHTW khác trên thế giới, do vậy hạ thấp tỷ lệ này hơn nữa trong những đợt điều tiết nới lỏng vẫn là điều không an toàn khi mà lãi suất chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở và cung ứng cơ số tiền thực hiện một cách xuất sắc và khá hoàn hảo trong chiến lược điều tiết của BOJ, còn nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên trong những lần điều tiết

106

thắt chặt lại càng là điều không nên vì nó rất dễ đẩy thị trường tài chính đến chỗ bất ổn định vì thiếu dự trữ bắt buộc.

- Công cụ kiểm soát tín dụng: Nhật Bản là quốc gia đầu tư ra nước ngoài rất

lớn, do đó việc cấp phát tín dụng ưu đãi từ BOJ đóng vai trò là một loại hình điều tiết và định hướng đầu tư. Khi lượng cấp tín dụng từ BOJ kho khu vực kinh doanh (ngoài hệ thống ngân hàng trung gian) tăng thì tổng khối tín dụng do hệ thống ngân hàng trung gian cung cấp cho nền kinh tế cũng tăng theo. Ngược lại, mỗi khi tín dụng cấp phát cho các khu vực không phải là ngân hàng của BOJ giảm, có nghĩa là tín dụng định hướng giảm, đồng thời khối lượng cho vay của hệ thống ngân hàng trung gian vào các mục tiêu nói trên cũng giảm. Đó là hiện tượng các NHTG luôn nắm bắt được ý đồ cấp phát tín dụng của BOJ để lựa chọn, quyết định khối lượng vay của mình. Nó trở thành công cụ đóng hoặc mở van tín dụng của toàn nền kinh tế. Do đó, cho vay của BOJ đã điều tiết và hướng dẫn quá trình điều chỉnh cơ cấu đầu tư, cơ cấu công nghiệp và sản lượng của Nhật Bản thời gian qua. Kiểm soát tín dụng là công cụ bằng vàng để kiểm soát tiêu dùng trong những thời điểm cần chống lạm phát và ổn định giá cả. Có thể nói, ngoài việc tác động đến sản lượng tiềm năng, thất nghiệp và thu nhập bằng việc định hướng đầu tư và khối lượng vốn cho đầu tư, công cuộc kiểm soát tín dụng và cấp phát tín dụng ưu đãi còn là phương tiện để BOJ điều tiết cung cầu và giá cả.

Qua nghiên cứu kinh nghiệm điều tiết các công cụ CSTT của Nhật Bản trong việc cải cách hệ thống ngân hàng, thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế, có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam như sau:

(i) Để thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia cần phải tiếp tục “ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát”; thực hiện nghiêm túc và coi đó mục tiêu quan trọng trong việc thực hiện CSTT.

(ii) Cần nâng cao hơn nữa tính độc lập tương đối cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tách bạch rõ vai trò, các giải pháp cũng như tác động của CSTT và chính sách tài khóa đến mục tiêu kiềm chế lạm phát và mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở đó, tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa CSTT, chính sách tài khóa, chính sách thương mại và đầu tư… đến mục tiêu tổng thể là ổn định kinh tế vĩ mô.

(iii) Chủ động điều hành linh hoạt, phối hợp đồng bộ các công cụ CSTT, tập

trung vào điều hành lãi suất chủ động, linh hoạt để điều tiết lãi suất thị trường ở mức hợp lý, góp phần ổn định thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

107

(iv) Cần theo dõi sát diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ trong và ngoài nước, tăng cường công tác phân tích, thống kê, để kịp thời có các đối sách phù hợp.

(v) Thiết lập hệ thống cung cấp thông tin, thực hiện minh bạch đối với các kỳ vọng chính sách cũng như trách nhiệm giải trình của các cơ quan hoạch định và thực thi chính sách. Phối hợp của các cơ quan truyền thông để định hướng tâm lý thị trường, hạn chế tâm lý bất lợi không đáng có, ảnh hưởng đến niềm tin của thị trường vào điều hành chính sách vĩ mô nói chung và điều hành CSTT nói riêng.

Một phần của tài liệu Cải cách hệ thống ngân hàng nhật bản giai đoạn 1990 – 2005 và một số hàm ý cho việt nam (Trang 111 - 114)