7. Kết cấu của luận án
2.3.4. Nguồn lực tài chính để thực hiện cải cách
Nguồn lực tài chính thực hiện cải cách hệ thống ngân hàng bao gồm: Nguồn tái cấp vốn cho các NHTM yếu kém về thanh khoản, nguồn xóa nợ và xử lý nợ xấu, chi phí xử lý và giải quyết các NHTM và TCTD phi ngân hàng bị đổ vỡ và các chi phí có liên quan cho việc thực hiện các giải pháp cải cách / tái cơ cấu của chính các NHTM (như: Chi phí đánh giá chất lượng tài sản, chi phí sắp xếp lại, giải thể các NHTM thua lỗ, phá sản, chi phí bồi thường cho người gửi tiền, chi phí nâng cao năng lực quản trị rủi ro, năng lực quản trị doanh nghiệp của các NHTM, chi phí thoái vốn, rút vốn khỏi các lĩnh vực đầu tư phi tài chính…).
Theo thông lệ quốc tế, nguồn tài chính cho việc xử lý các NHTM yếu kém thường được xác định bao gồm: Nguồn của các NHTM khác mua lại, kể cả việc tăng room cho nhà đầu tư nước ngoài, nguồn từ thanh lý tài sản của các NHTM là đối tượng phải xử lý, nguồn từ chính chủ các NHTM phải đáp ứng, nguồn từ phát hành trái phiếu chính phủ qua Bảo hiểm tiền gửi, dùng tiền để Chính phủ quốc hữu hóa các NHTM yếu kém, vực dậy, sau đó bán lại cho tư nhân, thậm chí còn có lãi. Tuy nhiên, trong trường hợp Chính phủ bỏ tiền ra để hỗ trợ các NHTM yếu kém, Chính phủ sẽ đưa ra các quy định để đảm bảo hiệu quả của quá trình tái cấu trúc cũng như giảm thiểu tối đa rủi ro đạo đức trong quá trình thực hiện. Các NHTM yếu kém bị xử lý được yêu cầu phải cắt giảm về qui mô, nhân viên, chi nhánh, cải thiện năng suất
40
và hiệu quả thì mới được hỗ trợ của Chính phủ trong quá trình tái cấu trúc. Nếu các NHTM này tiếp tục thua lỗ và yếu kém trong quản lý thì bị buộc phải giảm vốn và thay thế lãnh đạo.