Cải cách hệ thống ngân hàng

Một phần của tài liệu Cải cách hệ thống ngân hàng nhật bản giai đoạn 1990 – 2005 và một số hàm ý cho việt nam (Trang 39 - 42)

7. Kết cấu của luận án

2.1.2. Cải cách hệ thống ngân hàng

33

Theo cách hiểu chung nhất, “cải cách” là những thay đổi có tính hệ thống và có mục đích nhằm làm cho một hệ thống hoạt động tốt hơn. Điều đó làm phân biệt cải cách với những hoạt động khác cũng chỉ sự biến đổi như sáng kiến, thay đổi,...

“Cải cách” trong tiếng Anh được gọi là Reform. Cải cách là đổi mới cho tiến bộ hơn, cho phù hợp với sự tiến bộ chung của xã hội mà không đụng tới nền tảng của chế độ hiện hành (Theo sách Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông). Khái niệm này nhấn mạnh đến mục tiêu, kết quả mà cải cách mang đến cho xã hội là ngày càng tiến bộ hơn và nhấn mạnh bản chất của xã hội vẫn không thay đổi.Cải cách là một biện pháp được thực hiện để giải quyết những đòi hỏi của thực tiễn với mục tiêu rõ ràng, chương trình cụ thể và yêu cầu phải hoàn tất trong một thời gian nhất định. Theo cách định nghĩa này có thể hiểu cải cách là một con đường hay một cách thức nhằm đáp ứng những đòi hỏi của xã hội. Cải cách là sự điều chỉnh lớn đối với các cấu trúc mang tính hệ thống và được hoạch định rõ ràng, có lộ trình cụ thể.

Theo nghĩa Hán-Việt, "cải" có nghĩa là thay đổi, “cách” là phương pháp, hình thức hành động. Cải cách là thay đổi phương pháp, hành động của một công việc, hoặc một hoạt động cụ thể để đạt mục tiêu tốt hơn.

Ví dụ: Cải cách hành chính: thay đổi phương thức, quy trình làm việc về thủ tục hành chính với mục đích nhanh, gọn. Cải cách giáo dục: thay đổi cách dạy, học, số lượng, chất lượng kiến thức nhằm đào tạo con người tốt hơn.

Thuật ngữ "cải cách" được sử dụng phổ biến trong ngôn ngữ phương Tây và phương Đông, được hiểu là một quá trình, một hoạt động có ý thức, có mục đích làm thay đổi, cải biến những cái cũ theo hướng tốt hơn hoặc thay thế cái cũ bằng cái mới. Theo cách hiểu chung nhất, cải cách là những thay đổi có tính hệ thống và có mục đích nhằm làm cho một hệ thống hoạt động tốt hơn. Cải cách có thể diễn ra ở những cấp độ, mức độ khác nhau. Cải cách còn được xem là "Một biện pháp giải quyết những đòi hỏi của thực tiễn với mục tiêu rõ ràng, chương trình cụ thể và yêu cầu phải hoàn tất trong một thời gian nhất định"; là “sửa đổi những bộ phận cũ không hợp lý cho thành mới, đáp ứng yêu cầu của tình hình khách quan”; hay là “sự sửa đổi căn bản từng phần, từng mặt của đời sống xã hội theo hướng tiến bộ”.

Như vậy, quá trình cải cách thường có sự tham gia của nhiều chủ thể: Thứ nhất, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trực tiếp đưa ra các chính sách cải cách; thứ hai, để tiến trình cải cách nhận được sự đồng thuận giữa các chủ thể liên quan, cần xác lập cơ chế vận hành hợp lý giữa các chủ thể liên quan đến chính sách cải cách; thứ ba, có thể thành lập một ủy ban đặc biệt về cải cách để xem xét, thảo

34

luận kỹ lưỡng về các đề xuất liên quan đến cải cách. Chủ thể thực hiện cải cách phụ thuộc vào hệ thống được cải cách, mục tiêu và mức độ, cấp độ cải cách. Ví dụ, chủ thể cải cách hệ thống ngân hàng; chủ thể cải cách giáo dục,… ở mỗi quốc gia có thể khác nhau, do hệ thống và mức độ cải cách khác nhau.

Bối cảnh thực hiện cải cách: Cải cách thường được thực hiện để giải quyết những đòi hỏi của thực tiễn, do đó bối cảnh thực hiện cải cách thường là có vấn đề, bao gồm những tác động bất lợi, những nguy cơ từ bên ngoài và cả những khủng hoảng từ bên trong hệ thống cần cải cách.

“Tái cơ cấu” (hay “tái cấu trúc” – tiếng Anh là “Reconstruct”), là quá trình tổ chức, sắp xếp lại hệ thống, nhằm tạo ra trạng thái tốt hơn để thực hiện mục tiêu đề ra. Như vậy, khái niệm “cải cách” và “tái cơ cấu” khác nhau chủ yếu ở mức độ và phạm vi. Phạm vi của cải cách rộng hơn, toàn diện hơn, bao quát hơn; mức độ sâu sắc hơn so với tái cơ cấu. Tuy nhiên, “cải cách” và “tái cơ cấu” không hoàn toàn khác biệt mà có thể bao gồm lẫn nhau. Cụ thể, những “cải cách”/“cải tổ” cụ thể có thể tích lũy tạo nên những sự thay đổi mang tính “cấu trúc” và ngược lại quá trình “tái cơ cấu”/“tái cấu trúc” không chỉ được thực hiện thông qua những giải pháp đột phá mà cả thông qua một loạt những “cải cách” cụ thể, chi tiết.

“Tái cơ cấu” (hay “tái cấu trúc”) hệ thống ngân hàng khác với “cải cách”/“cải tổ”/“điều chỉnh” hệ thống ngân hàng ở mục tiêu nhằm tạo ra những thay đổi mang tính nền tảng về “chất” hướng tới hoàn thiện cấu trúc và thay đổi căn bản mối quan hệ/sự tương tác giữa những thành tố chủ yếu trong hệ thống ngân hàng, thường được tiến hành trong những giai đoạn đang có dấu hiệu khủng hoảng hoặc hậu khủng hoảng tài chính – tiền tệ và có tính đột phá và thường theo định hướng của các nhà hoạch định chính sách.

Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, theo định nghĩa được áp dụng phổ biến của IMF (1997), gồm các biện pháp hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, bao gồm phục hồi khả năng thanh toán và khả năng sinh lời, cải thiện năng lực hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng để làm tốt trách nhiệm trung gian tài chính và khôi phục lòng tin của công chúng. Theo đó, tái cơ cấu ngân hàng bao gồm

tái cơ cấu tài chính (financial restructuring), tái cơ cấu hoạt động (operational restructuring) và giám sát an toàn. Trong đó, tái cấu trúc tài chính hướng đến việc phục hồi khả năng thanh khoản bằng cách cải thiện bảng cân đối của các ngân hàng thông qua các biện pháp như tăng vốn, giảm nợ, hoặc nâng giá trị tài sản. Tái cấu

35

chiến lược hoạt động, cải thiện hiệu quả và năng lực quản lý và hệ thống kế toán, nâng cao năng lực thẩm định tín dụng. Việc giám sát và các quy tắc an toàn được đặt ra nhằm mục tiêu cải thiện năng lực hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng dưới vai trò là trung gian tài chính.

Theo một định nghĩa rộng hơn từ Ngân hàng Thế giới [WB, (1998)] thì tái cơ cấu ngân hàng bao gồm một loạt các biện pháp được phối hợp chặt chẽ nhằm duy trì hệ thống thanh toán quốc gia và khả năng tiếp cận các dịch vụ tín dụng, đồng thời xử lý các vấn đề còn tồn tại trong hệ thống tài chính là nguyên nhân gây ra khủng hoảng.

Từ những khái niệm trên, theo tác giả, khái niệm Cải cách hệ thống ngân hàng là thực hiện các biện pháp điều chỉnh lớn đối với các cấu trúc bộ phận trong hệ thống ngân hàng và được hoạch định với mục tiêu rõ ràng, có chương trình, lộ trình cụ thể nhằm khắc phục các khiếm khuyết của hệ thống ngân hàng; nhằm mục đích duy trì sự phát triển ổn định (bền vững, an toàn) và hiệu quả chức năng trung gian tài chính của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế, đặc biệt là chức năng thanh toán và trung gian tín dụng, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM.

Hệ thống tài chính trong nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là phát triển theo mô hình chủ yếu dựa vào hệ thống ngân hàng (bank-based financial system) - đây là mô hình phổ biến ở các nền kinh tế như Đức, Nhật Bản… khi các ngân hàng đóng vai trò chủ yếu cung cấp nguồn lực tài chính cho nền kinh tế so với từ các thị trường vốn khác như thị trường chứng khoán (mô hình này khác với các nền kinh tế Anh, Hoa Kỳ… nơi thị trường chứng khoán và các thị trường vốn khác là kênh huy động chính cho nền kinh tế). Do đó, hoạt động cải cách hệ thống ngân hàng càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình lành mạnh hóa và phát triển thị trường tài chính nói chung.

Một phần của tài liệu Cải cách hệ thống ngân hàng nhật bản giai đoạn 1990 – 2005 và một số hàm ý cho việt nam (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)