7. Kết cấu của luận án
2.3.3. Mục tiêu cải cách
Sự phát triển của nền kinh tế; những tác động của bối cảnh khu vực hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế; đặc biệt là ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế, như khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997 – 1998, khủng hoảng kinh tế năm 2008, đã khiến cho các quốc gia phải nhìn nhận, đánh giá lại hệ thống tài chính của mình. Đây chính là những tiền đề không thể thiếu để các nước, đặc biệt là các nước ở châu Á có những nỗ lực cần thiết nhằm cải cách, phát triển hệ thống tài chính, ngân hàng của mình cũng như tăng cường hợp tác và hội nhập tài chính.
Theo IMF (1998), tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thường nhằm đạt được 3 mục tiêu: (i) Củng cố hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thông qua việc đảm bảo khả năng thanh toán và khả năng sinh lời; ii) Cải thiện năng lực thực hiện chức năng trung gian tài chính của hệ thống ngân hàng giữa người đi vay và người cho vay; và (iii) Khôi phục niềm tin của công chúng (IMF, 1998). Tuy
39
nhiên, việc đặt ưu tiên vào mục tiêu cụ thể hay tập trung vào cấu phần cụ thể nào trong hệ thống ngân hàng sẽ phụ thuộc vào đặc điểm thực tiễn của các quốc gia (Hawkin et al,1999).
Tại những nước kém phát triển, nơi người dân còn chưa thực sự tiếp cận được với các dịch vụ ngân hàng, cải cách / tái cấu trúc còn có thể bao hàm cả việc mở rộng khả năng tiếp cận của người dân đối với dịch vụ ngân hàng và hướng vào hệ thống tài chính vi mô nhiều hơn. Nếu chính phủ đang phải huy động các nguồn lực tài chính cho giảm nghèo thì tái cấu trúc hệ thống ngân hàng không hẳn chỉ tập trung vào vấn đề nâng cao lợi nhuận, mà còn bao gồm cả việc đảm bảo nguồn vốn giúp tăng trưởng và giảm nghèo – chức năng chính của các ngân hàng chính sách.
Tại các nước đang chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường một trong những mục tiêu ưu tiên của tái cấu trúc còn là tái cấu trúc Ngân hàng trung ương phù hợp với thông lệ quốc tế theo hướng tăng cường tính độc lập (Cukierman, Miller và Neyapti, 1992), nhằm nâng cao năng lực kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.