Những thành tựu, hạn chế của quá trình cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn

Một phần của tài liệu Cải cách hệ thống ngân hàng nhật bản giai đoạn 1990 – 2005 và một số hàm ý cho việt nam (Trang 126 - 138)

7. Kết cấu của luận án

4.2.2.Những thành tựu, hạn chế của quá trình cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn

Nam giai đoạn 2012 – 2020

4.2.2.1. Những biện pháp cải cách hệ thống ngân hàng đã được áp dụng Thứ nhất: Tăng cường các chuẩn mực trong hoạt động ngân hàng

- NHNN đã ban hành thông tư hướng dẫn triển khai, tính toán hệ số an toàn vốn theo BASEL II, điều chỉnh lộ trình áp dụng BASEL II về cả phương pháp cơ bản và nâng cao cho các tất cả NHTM.

- Xây dựng chế tài xử lý các TCTD vi phạm các chuẩn mực an toàn tài chính, áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt nếu tình trạng vi phạm diễn ra thường xuyên và kéo dài.

Thứ hai, Đánh giá, phân loại và cơ cấu lại các TCTD yếu kém

Các NHTM được phân làm 5 nhóm từ 1 đến 5, theo thứ tự sức khỏe nội tại và mức tín nhiệm giảm dần, cụ thể:

Nhóm 1 gồm các NH có sức mạnh nội tại rất tốt, bảng cân đối tài sản lành mạnh, lợi nhuận tốt, có khả năng tiếp cận dễ dàng với thị trường tiền tệ, có thương hiệu mạnh và ban quản trị kinh nghiệm. Đây là những ngân hàng có chất lượng tài

120

sản tốt, tỷ lệ nợ xấu đánh giá lại ở mức tương đối thấp; thanh khoản ổn định, không phụ thuộc thị trường tiền tệ; các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động vượt tỷ lệ bình quân toàn ngành; quy mô vốn và tổng tài sản lớn, chiếm thị phần tương đối lớn trên thị trường, có uy tín và thương hiệu mạnh, mạng lưới rộng; đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, phát huy hiệu quả tốt; hệ thống công nghệ đáp ứng tốt nhu cầu phát triển.

Nhóm 2 gồm các NH có sức mạnh nội tại tốt, tuy kém hơn nhóm 1, bảng cân

đối tài sản khá lành mạnh, lợi nhuận tốt, có khả năng tiếp cận dễ dàng với thị trường tiền tệ, có thương hiệu mạnh và ban quản trị kinh nghiệm. Đây là những ngân hàng có chất lượng tài sản khá, tỷ lệ nợ xấu điều chỉnh tương đương với bình quân toàn ngành, thanh khoản ở mức tương đối ổn định, không phụ thuộc hoặc ít phụ thuộc vào vốn từ TT2; hiệu quả sinh lời khá; quy mô tài sản ở mức trung bình, khả năng quản trị rủi ro đang dần được nâng cấp.

Nhóm 3 gồm các NH có sức mạnh nội tại tương đối tốt, tuy nhiên hoạt động

đang phải đối mặt với một hoặc một số khó khăn liên quan đến sự lành mạnh của bảng cân đối tài sản, khả năng sinh lời, thanh khoản, quản trị doanh nghiệp và năng lực ban quản trị điều hạnh, khả năng tiếp cận thị trường tiền tệ, và sức mạnh thương hiệu. Đây là những ngân hàng có chất lượng tài sản trung bình, nợ xấu bằng hoặc cao hơn bình quân toàn ngành; có những thời điểm mất thanh khoản tạm thời nhưng đã được hồi phục, có phụ thuộc vào nguồn vốn TT2; hiệu quả sinh lời thấp hơn bình quân toàn ngành; các ngân hàng quy mô nhỏ, hệ thống quản trị rủi ro chưa phát huy được tác dụng.

Nhóm 4 gồm các NH hàng yếu, đang phải đối mặt với các khó khăn về các mặt chất lượng tài sản, thanh khoản, khả năng sinh lời, năng lực quản trị điều hành, và thương hiệu nhỏ. Đây là những ngân hàng có chất lượng tài sản kém, tốc độ tăng trưởng tài sản chậm, tỷ lệ nợ xấu cao; đa số ngân hàng trong nhóm này cho vay nhiều vào lĩnh vực BĐS, có các công ty “sân sau” thuộc lĩnh vực BĐS; mất thanh khoản kéo dài, phụ thuộc nhiều vào vốn từ TT2; hiệu quả sinh lời thấp; quy mô nhỏ, thường hiệu ít được biết đến trên thị trường, khả năng quản trị rủi ro yếu.

Nhóm 5 gồm các NH yếu kém đòi hỏi phải có sự hỗ trợ hoặc can thiệp từ bên

ngoài để vượt qua khó khăn. Đây là các ngân hàng có chất lượng tài sản kém, tổng tài sản giảm hoặc tăng trưởng chậm, tỷ lệ nợ xấu cao; hầu hết trong nhóm này là có các công ty con, cty “sân sau” hoạt động kinh doanh BĐS, đầu tư cho vay nhiều vào các dự án BĐS; mất thanh khoản trong thời gian dài, khó có khả năng hồi phục, phụ

121

thuộc nhiểu vào vốn từ TT2; hiệu quả sinh lời kém hoặc thua lỗ; các ngân hàng quy mô nhỏ, không có thương hiệu trên thị trường, khả năng quản trị rủi ro kém.

Các NH cũng được đánh giá thêm về triển vọng ngắn hạn (từ 6 tháng đến 1 năm). Triển vọng ngắn hạn bao gồm 3 loại, tích cực, ổn định, và tiêu cực. Các NH với triển vọng tích cực sẽ cải thiện hoạt động so với thực trạng theo phân tích đánh giá lại do nỗ lực nội tại của NH, bảng tổng kết tài sản được đánh giá sẽ phản ứng tích cực với môi trường và chính sách kinh tế vĩ mô. Các NH với triển vọng ổn định sẽ giữ trạng thái hoạt động tương đồng với thực trạng theo phân tích đánh giá lại. Các NH với triển vọng tiêu cực sẽ có xu hướng hoạt động kém hơn so với thực trạng theo phân tích đánh giá lại do nỗ lực nội tại của NH còn hạn chế, bảng tổng kết tài sản được đánh giá sẽ phản ứng tiêu cực với môi trường và chính sách kinh tế vĩ mô.

Thứ ba, mua bán, sáp nhập và hợp nhất các NHTM

Đến tháng 10/2011, 9 ngân hàng thương mại cổ phần yếu đã được xác định và khoanh vùng gồm SCB, Đệ Nhất, Tín Nghĩa, Habubank, Tienphongbank, GP bank, Navibank, TrustBank và Western Bank. Ngày 7/6/2012, lần đầu tiên nợ xấu của các tổ chức tín dụng được Thống đốc NHNN công bố tại Quốc hội với con số khoảng 202 nghìn tỷ đồng (tương đương 8,6% tổng dư nợ tín dụng tòa hệ thống).

Các thương vụ sáp nhập NH trong năm 2015 gồm có Xăng Dầu Petrolimex (PG Bank) sáp nhập vào Vietinbank (22/5/2015); MHB sáp nhập vào BIDV (25/5/2015); MDB sáp nhập vào Maritime Bank (12/8/2015); và Southern Bank vào Sacombank (1/10/2015). Cuối quý 3/2011, Việt Nam có 42 NHTM trong nước nhưng đến cuối năm 2015, số lượng các NHTM Việt Nam đã giảm xuống còn 34.

Bên cạnh đó, NHNNVN đã kịp thời mua lại một số NHTM “yếu kém” với giá “0 đồng”, đây dường như là một động thái chính sách kịp thời giúp cho các NHTM này không bị đổ vỡ. Cụ thể, Ngân hàng TMCP Đại Dương bị NHNNVN mua lại với giá 0 đồng vào 6/5/2015 (Quyết định số 663/QĐ-NHNN) và Vietinbank được NHNNVN chỉ định quản trị và điều hành Ngân hàng TMCP Đại Dương; ngày 7/7/2015, NHNN ban hành Quyết định 1304/QĐ-NHNN mua GP Bank với giá 0 đồng. Ngày 14/8/2015, NHNNVN thông báo Ngân hàng TMCP Đông Á bị kiểm soát đặc biệt sau khi công bố kết quả thanh tra toàn diện và đây là ngân hàng tiếp theo bị mua lại với giá 0 đồng.

Thứ tư,đẩy mạnh cổ phần hóa các NHTMNN

Tính đến tháng 6/2014, 04/5 NHTMNN đã hoàn tất quá trình cổ phần hóa (NHTMCP Ngoại thương – Vietcombank, NHTMCP Công thương – Vietinbank,

122

NHTMCP Đầu tư và Phát triển – BIDV, NHTMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long) trong đó 03 ngân hàng đã niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán (Vietcombank, Vietinbank và BIDV) và có sự tham gia của nhà đầu tư chiến lược ở 02 ngân hàng, cụ thể: (i) sau khi ký kết thỏa thuận hợp tác với Ngân hàng Mizuho (Nhật Bản) tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông Nhà nước tại Vietcombank là 77,11% vốn điều lệ (giảm so với mức 90,72% của năm 2011); (ii) sau khi phát hành thêm cổ phần cho Ngân hàng Tokyo Mitsubitshi, tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông Nhà nước tại Vietinbank là 64,46% vốn điều lệ (giảm so với mức 81,31% của năm 2011); (iii) BIDV được cổ phần hóa với tỷ lệ sở hữu Nhà nước còn 95,76%; (iv) Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long được cổ phần hóa với tỷ lệ sở hữu Nhà nước còn 91,26%.

Thứ năm, xử lý nợ xấu trong hệ thống NHTM

Tăng cường cơ chế xử lý tài sản đảm bảo: Chính phủ chỉ đạo NHNN, Bộ Tư

pháp và các Bộ, Ngành có liên quan nghiên cứu sửa đổi các Luật và khung pháp lý liên quan đến việc mua bán TSBĐ để thúc đẩy xử lý nợ xấu, đặc biệt là xác lập quyền sở hữu tài sản.

- NHNN, Bộ tư pháp, Bộ tài nguyên và môi trường nghiên cứu, sửa đổi bổ sung thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 06/06/2016 về hướng dẫn một số vấn đề xử lý TSBĐ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sửa đổi Luật đất đai: Ghi rõ họ tên của tất cả các thành viên có quyền sử dụng đất trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thay vì chỉ ghi chung là hộ gia đình.

- Sửa đổi luật tố tụng dân sự: Sửa đổi, bổ sung các quy định về trình tự, thủ tục giải quyết vụ án theo hướng rút gọn thời gian giải quyết vụ án, có quy định về giải quyết trong trường hợp khách hàng vay cố tình vắng mặt, không hợp tác.

- Sửa đổi và bổ sung các quy định về phối hợp giữa các bộ ban ngành trong Quyết định số 843/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng”, cụ thể: Đưa ra cơ chế đặc thù xử lý nhanh TSBĐ không qua tố tụng, có cơ chế xử lý mạnh với các trường hợp khách hàng không hợp tác.

Xây dựng thị trường mua bán nợ:

- NHNN và các bộ ngành có liên quan nghiên cứu, xây dựng khung pháp lý cho cơ chế mua – bán nợ, hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ thứ cấp.

- Sửa đổi luật thi hành án dân sự: Bổ sung quy định về chuyển giao quyền và nghĩa vụ trong hoạt động mua bán nợ.

123

Thành lập công ty quản lý, xử lý nợ xấu: Kể từ khi thành lập Công ty Quản lý

tài sản của các TCTD – VAMC (theo Quyết định số 1459/QĐ-NHNN ngày 27/6/2013 của Thống đốc NHNN), các văn bản về tổ chức và hoạt động của VAMC đã được ban hành khá đầy đủ để tạo cơ sở pháp lý cho VAMC có thể đi vào hoạt động ngày sau khi thành lập (như: Quyết định số 1590/QĐ-NHNN ngày 22/7/2013 về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của VAMC; Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 06/9/2013 quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC; Thống tư số 20/2013/TT-NHNN ngày 09/9/2013 quy định về cho vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của VAMC; Quyết định số 2358/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 quy định lãi suất tái cấp vốn của NHNN đối với các TCTD trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của VAMC…).

Tuy nhiên, quy mô vốn điều lệ của VAMC thấp hơn rất nhiều so với quy mô nợ xấu của các TCTD và đây chỉ là vốn đệm còn vốn thực sự dùng để mua lại nợ được tạo ra bằng cách phát hành trái phiếu đặc biệt. Tính chất đặc biệt này được thể hiện ở chỗ nó không trả lãi và có giá trị đáo hạn bằng 0. Ngoài ra, trái phiếu này cũng không có khả năng chuyển đổi trên thị trường thứ cấp. Nói khác đi, trái phiếu có tính chất như là một phiếu ghi nợ của VAMC, hay nói chính xác hơn là “phiếu ký gửi nợ” do VAMC phát hành để ghi nhận khoản nợ do các NHTM chuyển qua. Như vậy, thay vì VAMC phát hành trái phiếu như điều kiện bình thường và dùng tiền đó để mua nợ của ngân hàng thì với trái phiếu đặc biệt này không có bất kỳ một nguồn lực tài chính thực sự nào được chuyển giao cho ngân hàng.

Tính đến hết năm 2018, cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của VAMC đã được kiện toàn theo Đề án cơ cấu lại và nâng cao năng lực của Công ty Quản lý tài sản giai đoạn 2017-2020 và hướng tới 2022 đã được NHNN phê duyệt tại Quyết định số 28/QĐ-NHNN ngày 05/01/2018. VAMC đã triển khai hoạt động mua và xử lý nợ xấu đã mua của các TCTD đạt được nhiều kết quả nổi trội. Theo đó, VAMC đã triển khai hiệu quả hoạt động mua nợ theo giá trị thị trường (GTTT) đạt 2.819 tỷ đồng giá mua nợ; mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt (TPĐB) đạt 29.812 tỷ đồng giá mua nợ; xử lý các khoản nợ xấu đã mua đạt 78.000 tỷ đồng dư nợ gốc (đạt 226% kế hoạch) với giá trị thu hồi nợ đạt 37.250 tỷ đồng. Đặc biệt từ khi Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội có hiệu lực, kết quả thu hồi nợ của VAMC trong năm 2017 và 2018 đạt 68.103 tỷ đồng [145].

124

Tính đến hết năm 2019, về cơ bản, quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đã đạt được những kết quả như sau:

Thứ nhất, về cơ bản đã kiểm soát được tình hình của các NHTM cổ phần yếu

kém. Khả năng chi trả của các ngân hàng này đã được cải thiện đáng kể, tài sản của Nhà nước và quyền lợi của người gửi tiền được bảo đảm, an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng được kiểm soát, an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững; không để xảy ra các đợt rút tiền hàng loạt ngoài tầm kiểm soát, đặc biệt ở một số NHTM cổ phần yếu kém phải cơ cấu lại. Đã xử lý 9 NHTMCP yếu kém được xác định trong năm 2013. Đến tháng 6/ 2019, số lượng NHTMCP trong nước giảm bớt 07 ngân hàng so với năm 2017 qua hoạt động sáp nhập, hợp nhất.

Cho đến nay, tất cả các phương án cơ cấu lại NHTM CP yếu kém, kể cả sáp nhập, hợp nhất đều được tiến hành trên nguyên tắc tự nguyện và NHNN chưa phải áp dụng biện pháp can thiệp bắt buộc đối với trường hợp nào theo quy định của pháp luật. Sau khi sáp nhập, hợp nhất hoặc phương án cơ cấu lại được NHNN chấp thuận, các ngân hàng đã và đang tích cực triển khai các giải pháp cơ cấu lại toàn diện về tài chính, hoạt động, quản trị và khắc phục các sai phạm dưới sự giám sát của NHNN. Đến nay, các ngân hàng yếu kém được cơ cấu lại đều có tình hình hoạt động ổn định và cải thiện hơn so với thời điểm bắt đầu thực hiện cơ cấu lại. Các tỷ lệ an toàn hoạt động, khả năng chi trả được cải thiện về cơ bản đảm bảo theo quy định của NHNN; huy động vốn từ dân cư tiếp tục tăng khá, nợ xấu đã tích cực được xử lý và thu hồi; các vi phạm về tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn, vi phạm về cấp tín dụng đang được khắc phục, xử lý quyết liệt; hệ thống quản trị và tổ chức bộ máy, mạng lưới đã được cơ cấu lại một bước quan trọng.

Thứ hai, các ngân hàng không thuộc diện yếu kém bắt buộc phải tái cơ cấu đã

triển khai các giải pháp cơ cấu lại, xử lý nợ xấu; tập trung củng cố, chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế và tăng cường năng lực tài chính, quản trị, hoạt động và năng lực cạnh tranh. Một số ngân hàng đang thực hiện sáp nhập, mua lại TCTD khác để tăng quy mô và khả năng cạnh tranh.

Đối với các TCTD phi ngân hàng, NHNN đã chỉ đạo xây dựng và thực hiện phương án cơ cấu lại. Một số TCTD phi ngân hàng quá yếu kém, chi phí cơ cấu lại quá lớn so với lợi ích đem lại từ việc duy trì hoạt động, NHNN đã rà soát, đánh giá và tiến hành xử lý giải thể, cho phá sản. Những TCTD phi ngân hàng hoạt động bình thường cũng đang triển khai cơ cấu lại để nâng cao mức độ an toàn, hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh.

125

Đối với quỹ tín dụng nhân dân (QTDND), QTDND Trung ương đã hoàn thành việc chuyển mô hình hoạt động thành Ngân hàng Hợp tác xã nhằm thực hiện tốt mục tiêu liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính và điều hòa vốn trong hệ thống các QTDND, góp phần giúp các QTDND cơ sở hoạt động hiệu quả theo nguyên tắc hợp tác xã.

Thứ ba, năng lực tài chính của hệ thống ngân hàng đang từng bước được lành

mạnh thông qua tăng vốn điều lệ và xử lý nợ xấu. Đến cuối tháng 12/2018, tổng tài sản của hệ thống các TCTD đạt 11,06 triệu tỷ đồng, tăng 10,62% so với năm 2017,

Một phần của tài liệu Cải cách hệ thống ngân hàng nhật bản giai đoạn 1990 – 2005 và một số hàm ý cho việt nam (Trang 126 - 138)