7. Kết cấu của luận án
4.3.2. Giải pháp nâng cao khả năng ứng phó của hệ thống ngân hàng khi có khủng hoảng xảy ra
khủng hoảng xảy ra
4.3.2.1. Thanh tra, giám sát các NHTM yếu kém
Kinh nghiệm của Nhật Bản cho thấy, tăng cường thanh tra, giám sát các NHTM yếu kém là điều kiện quan trọng trong phòng ngừa khủng hoảng và nguy cơ lan truyền khủng hoảng dẫn đến đổ vỡ hệ thống, áp dụng vào hoàn cảnh Việt Nam hiện nay, để tăng cường hiệu lực, hiệu quả về thanh tra giám sát, cần lưu ý:
Thứ nhất, xây dựng và công khai hệ thống chỉ tiêu thanh tra, giám sát. Hệ thống chỉ tiêu này cần được công khai, minh bạch đối với các NHTM để ngân hàng có thể tự đánh giá được hiệu quả và an toàn trong hoạt động của bản thân mình theo quan điểm của NHNN. Hệ thống chỉ tiêu này phải phù hợp thông lệ quốc tế và định hướng xây dựng dựa trên rủi ro (risk-based supervision), vì hiện nay, các cuộc thanh tra mang tính chất định kỳ và dựa trên nguyên tắc thanh tra tuân thủ đã không phản ánh được hết các nguy cơ rủi ro mà các ngân hàng thương mại có thể gặp phải và cách tiếp cận mới này giúp xác định, đo lường, kiểm soát được các loại rủi ro và mức độ rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải.
Thứ hai, tăng cường cơ chế phối hợp thông tin giữa Cơ quan Thanh tra, giám
sát với các NHTM, Cục Công nghệ tin học ngân hàng và Trung tâm thông tin tín dụng. Thanh tra NHNN sẽ trực tiếp khai thác thông tin và nhận các thông tin báo cáo từ Hội sở chính các NHTM NN, NHTM CP, Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh, Công ty tài chính, Công ty cho thuê tài chính… với sự hỗ trợ khai thác của Cục Công nghệ tin học ngân hàng và Trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Theo đó,
133
các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố chỉ tiếp nhận thông tin của các quỹ TDND cơ sở và khai thác các thông tin khác thống nhất từ CIC, nhằm đảm bảo tính chính xác, kịp thời cho công tác giám sát, đồng thời cũng đảm bảo tính thống nhất trong số liệu thống kê cho toàn ngành cũng như cho từng TCTD.
Thứ ba, hoàn thiện cơ chế giám sát từ xa và giám sát hậu tái cơ cấu. Theo đó
bộ phận giám sát từ xa có đủ năng lực thực hiện tốt các chức năng: (i) tiếp nhận dữ liệu về báo cáo tài chính của ngân hàng và xác nhận tính hợp lệ của chúng; (ii) đánh giá tình hình chung của hệ thống ngân hàng và đưa ra tình huống về những thay đổi về tài chính quan sát được tại từng ngân hàng; (iii) phát hiện những ngân hàng sẽ có vấn đề trong các báo cáo cảnh báo sớm; (iv) cung cấp số liệu và tính toán tình hình các ngân hàng cho báo cáo đánh giá xếp hạng; (v) thiết kế và giám sát các hoạt động thanh tra và có biện pháp khắc phục kịp thời với từng ngân hàng sau thanh tra.
Thứ tư, về dài hạn cần có lộ trình xây dựng mô hình giám sát tài chính hợp nhất. Để hạn chế những yếu kém của hệ thống NHTM nói riêng và phát huy vai trò giám sát hiệu quả đối với việc phát triển của thị trường tài chính nói chung, Việt Nam cần xây dựng một hệ thống giải pháp gồm cả những giải pháp ngắn hạn và dài hạn để đảm bảo sự phát triển an toàn và bền vững của thị trường tài chính thông qua việc xây dựng một hệ thống giám sát tài chính quốc gia có hiệu quả.
4.3.2.2. Nâng cao vai trò của cơ quan bảo hiểm tiền gửi
Kinh nghiệm từ Nhật Bản và nhiều nước cho thấy, cần nâng cao vai trò của cơ quan bảo hiểm tiền gửi (BHTG) trong xử lý các NHTM yếu kém. Áp dụng trong trường hợp của Việt Nam, BHTG Việt Nam cần hướng tới mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng và giảm thiểu rủi ro. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, điều chỉnh hạn mức chi trả BHTG phù hợp với thông lệ quốc tế và
giúp duy trì lòng tin của người gửi tiền từ đó góp phần duy trì ổn định hệ thống tài chính. Cụ thể, cần có cơ chế điều chỉnh hạn mức BHTG linh hoạt tương ứng với tình trạng hệ thống tài chính ngân hàng, nâng cao hạn mức chi trả BHTG trong giai đoạn khủng hoảng và đưa về mức bình thường khi hệ thống ổn định trở lại. Đặc biệt, cần có cơ chế bảo hiểm không giới hạn cũng cần được quan tâm trong trường hợp xảy ra khủng hoảng tài chính.
Thứ hai, đổi mới hệ thống phí BHTG theo mức độ rủi ro. Cần nhanh chóng nghiên cứu và hoàn thiện khung phí bảo hiểm tiền gửi theo mức độ rủi ro nhằm tạo động lực cho các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn hơn, đảm bảo sự ổn định, bền vững của cả hệ thống (việc xếp hạng các TCTD phải được tiến hành định kỳ để BHTG Việt Nam có căn cứ áp dụng mức tính phí đối với các tổ chức tham gia BHTG). Trong điều kiện xảy ra khủng hoảng ngân hàng, cần có cơ chế cho phép tổ
134
chức BHTG nâng tỷ lệ phí BHTG ở mức phù hợp. Kinh nghiệm Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan đã cho phép tổ chức BHTG nước họ thu thêm những khoản phí đặc biệt khi xảy ra khủng hoảng hệ thống. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này thấp sẽ không đáp ứng được nhu cầu vốn của tổ chức BHTG, nhưng nếu tỷ lệ cao quá cũng làm suy giảm lợi nhuận, gây khó khăn hơn nữa cho hoạt động của các TCTD.
Thứ ba, cần thể chế hóa sự phối hợp giữa BHTG Việt Nam với NHNN, Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan liên quan nhằm xây dựng và triển khai có hiệu quả hệ thống phí bảo hiểm theo mức độ rủi ro; đặc biệt là trong việc xây dựng quy chế, quy định xếp hạng các TCTD, trong quá trình phòng ngừa và xử lý đổ vỡ của các TCTD.
Thứ tư, cần xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin đối với BHTG. Luật BHTG quy
định tổ chức BHTG “tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin về tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nhằm phát hiện và kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý kịp thời những vi phạm quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, rủi ro gây mất an toàn trong hệ thống ngân hàng” – thực hiện nhiệm vụ này, BHTG cần có nguồn thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ về các tổ chức tham gia BHTG. Vì vậy, cơ chế chia sẻ thông tin giữa BHTG, NHNN, các cơ quan liên quan, các tổ chức cung cấp thông tin trong và ngoài nước, và các tổ chức tham gia BHTG cần được hoàn thiện (đặc biệt là những thông tin nhạy cảm như các tổ chức tín dụng gặp vấn đề cần cơ cấu lại).
Thứ năm, cần xây dựng cơ chế tham gia xử lý đổ vỡ các TCTD cho BHTG.
Để BHTG Việt Nam chủ động hơn trong việc quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, cần có quy định hướng dẫn về quyền hạn xử lý đổ vỡ của BHTG đối với từng nhóm TCTD. Ví dụ, đối với các TCTD đổ vỡ có quy mô nhỏ, BHTG Việt Nam có toàn quyền xử lý. Đối với các TCTD lớn hơn, BHTG cần có cơ chế tham gia tích cực vào quá trình xử lý đổ vỡ này.
Thứ sáu, xây dựng cơ chế mở rộng lĩnh vực đầu tư cho BHTG. Ngoài việc mua trái phiếu chính phủ hiện nay, khi đạt được quỹ mục tiêu thì BHTG có thể cân nhắc kênh đầu tư khác để làm tăng nguồn vốn mà vẫn đảm bảo an toàn hệ thống. Khi đã có quy chế xếp hạng tín dụng các TCTD, BHTG có thể đầu tư tại những TCTD được xếp hạng tín dụng đạt tiêu chuẩn (như vậy trong cơ cấu đầu tư, trọng số chính vẫn là trái phiếu chính phủ, còn tỷ lệ đầu tư tại các kênh có độ an toàn cao khác sẽ do BHTG Việt Nam quyết định).
Thứ bảy, xây dựng cơ chế để BHTG huy động vốn bù đắp thâm hụt quỹ BHTG trong trường hợp xảy ra khủng hoảng. Cần sớm có quy định trong điều kiện cụ thể về thời gian tối đa xét duyệt hồ sơ xin hỗ trợ tài chính của tổ chức BHTG để đáp ứng nhu cầu cấp bách về vốn của tổ chức BHTG, đặc biệt, trong những trường
135
hợp xảy ra đột biến rút tiền gửi gây nguy cơ khủng hoảng hệ thống ngân hàng. Có thể xem xét cấp cho tổ chức BHTG một hạn mức tín dụng dự phòng tỷ lệ với tổng số tiền gửi được bảo hiểm (hạn mức tín dụng dự phòng này cần được nghiên cứu để đảm bảo cho quỹ BHTG có thể đối phó tốt với hiện tượng rút tiền hàng loạt ở nhiều TCTD tại cùng một thời điểm). Ngoài ra, cần có cơ chế để tổ chức BHTG tự phát hành trái phiếu để bù đắp thiếu hụt quỹ BHTG trong giai đoạn khủng hoảng (nguồn để chi trả chính là phí BHTG được các tổ chức tham gia BHTG nộp vào sau đó) và cơ chế cho phép tổ chức BHTG yêu cầu các tổ chức tham gia BHTG đóng phí trước trong giai đoạn khủng hoảng hệ thống và quỹ BHTG thâm hụt (đây là giải pháp được FDIC (Hoa Kỳ) áp dụng cuối năm 2009 để bù đắp cho thâm hụt quỹ BHTG).
Thứ tám, xác định quỹ BHTG mục tiêu (là tỷ lệ nguồn vốn quỹ BHTG tính
trên số dư tiền gửi được bảo hiểm cần đạt được nhằm đảm bảo tổ chức BHTG có thể thực thi trách nhiệm chi trả). Cần quy định rõ quỹ BHTG mục tiêu của Việt Nam nhằm nhằm thực hiện thông lệ quốc tế tốt nhất về bảo hiểm tiền gửi và đảm bảo quỹ BHTG đủ lớn để triển khai tốt các hoạt động nghiệp vụ. Tuy nhiên, tỷ lệ quỹ BHTG tính trên số dư tiền gửi được bảo hiểm bao nhiêu là hợp lý thì cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng để đảm bảo yêu cầu tổ chức bảo hiểm tiền gửi có đủ nguồn lực giải quyết tốt trong trường hợp xảy ra đổ vỡ ngân hàng (Quỹ BHTG mục tiêu thường được xác định trong Luật điều chỉnh hoạt động bảo hiểm tiền gửi của các quốc gia có hệ thống BHTG phát triển như Mỹ, Canada, Đài Loan, Indonesia, Philippines …; tỷ lệ quỹ BHTG tính trên số dư tiền gửi được bảo hiểm có sự biến động giữa các nước và dao động trong khoảng từ 0.25% đến 5%.).
4.3.2.3. Thiết lập hạ tầng tài chính vững chắc
Hạ tầng tài chính bao hàm: Các chuẩn mực, quy tắc, quy định về kế toán, kiểm toán, về quản trị doanh nghiệp; các hệ thống thanh toán; khuôn khổ pháp lý điều tiết và giám sát hoạt động thị trường tài chính nói riêng,... nhằm tới mục tiêu hỗ trợ cho hệ thống tài chính hoàn thành tốt vai trò trung gian tài chính của mình, bảo đảm về tốc độ và chi phí chu chuyển vốn, về khả năng truyền tải và phân tán rủi ro tài chính.Một hạ tầng tài chính vững mạnh rõ ràng là tiền đề quan trọng bảo đảm cho các định chế tài chính (quan trọng nhất là các NHTM) hoạt động tốt và các thị trường tài chính (bao gồm thị trường tiền tệ) vận hành trôi chảy. Nhờ đó, các cơ quan điều tiết và giám sát tài chính - ngân hàng mới có môi trường hoạt động cần thiết để phát huy đủ vai trò của mình. Ngược lại thiếu một hạ tầng tài chính vững chắc, các cơ quan điều tiết và giám sát tài chính - ngân hàng dù có cố gắng, nhưng có thể vẫn thất bại khi thi hành sứ mệnh của mình. Không ai khác, chính Chính phủ và các cơ quan tham mưu liên quan như doanh nghiệp nhà nước, Bộ Tài chính, ... phải đảm đương
136
vai trò thiết lập hạ tầng tài chính vững mạnh cho hệ thống TCTD có thể hoạt động an toàn, lành mạnh và hiệu quả.
4.3.3.GIẢI PHÁP VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU
Từ kinh nghiệm xử lý nợ xấu như là một biện pháp trong cải cách hệ thống ngân hàng của Nhật Bản, đồng thời nghiên cứu thực trạng và những nguy cơ từ nợ xấu tác động đến hệ thống ngân hàng của Việt Nam, luận án đề xuất một số giải pháp cơ bản xử lý nợ xấu nhằm tiếp tục cải cách hệ thống ngân hàng trong thời gian tới như sau:
Một là, tập trung hoàn thiện khung khổ pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý nợ xấu:
Trong thời gian qua, một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiệu quả xử lý nợ xấu ngân hàng ở Việt Nam không cao chính là do còn thiếu hành lang pháp lý, còn rất nhiều những vướng mắc khiến các chủ thể không thể xử lý nợ xấu hiệu quả. Do đó, giải pháp đầu tiên được đề xuất ở đây là tháo gỡ những khó khăn về mặt pháp lý để tạo điều kiện cho việc tiến hành các biện pháp xử lý nợ xấu hiệu quả. Khung pháp lý cho xử lý nợ xấu bao gồm: (i) Khung pháp lý chung; (ii) Cơ sở pháp lý liên quan đến bất động sản; (iii) Cơ sở pháp lý liên quan đến hành vi của nhà đầu tư; và (iv) Cơ sở pháp lý liên quan đến các yếu tố khác.
Trong các yếu tố của khung khổ pháp lý nêu trên thì Cơ sở pháp lý liên quan đến bất động sản ở Việt Nam hiện nay đang tạo nên những vướng mắc rất khó giải quyết. Phần lớn TSBĐ cho các khoản nợ xấu ở nước ta là bất động sản (chiếm tới 70%), trong khi đó bất động sản lại thuộc sở hữu của nhà nước. Điều này khiến cho các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài rất em ngại khi tham gia vào thị trường mua bán nợ xấu ở nước ta. Giải pháp tháo gỡ vướng mắc này đòi hỏi phải có quyết tâm của chính quyền để có được những cải cách đột phá về cơ chế quản lý, về chính sách đất đai, chính sách nhà ở phù hợp với thông lệ quốc tế của một nền kinh tế thị trường phát triển.
Về yếu tố cơ sở pháp lý liên quan đến hành vi của nhà đầu tư, giải pháp đề xuất là cần tạo ra hành lang thông thoáng cho cả bên bán và bên mua nợ dễ dàng giao dịch. Muốn thế cần có cơ chế cho việc định giá nợ xấu, TSBĐ; làm các thủ tục tố tụng khi cần thiết, …
Hai là, phát triển thị trường mua bán nợ xấu:
Kinh nghiệm của nhiều quốc gia, đặc biệt là kinh nghiệm của Nhật Bản cho thấy mua bán nợ chính là một trong những biện pháp quan trọng để thoát khỏi khủng hoảng. Nếu không có thị trường mua bán nợ, thì VAMC, DATC sẽ trở thành độc quyền, mà độc quyền thì sẽ dẫn đến hàng loạt vấn đề về tính minh bạch, vấn đề lợi
137
ích nhóm, hiệu quả hoạt động, tiêu cực, … Việc phát triển hoạt động thị trường mua bán nợ là hướng đi tích cực bởi nợ xấu cũng là một “hàng hóa”, đây cũng là một giải pháp để ứng phó với khủng hoảng nợ xấu trong tương lai.
Phát triển thị trường mua bán nợ xấu là cực kỳ quan trọng, nó sẽ đồng thời là giải pháp giúp VAMC thoái vốn nhanh thông qua thị trường; lành mạnh hóa tình hình tài chính của các doanh nghiệp, các TCTD; giải quyết những tồn tại về tài chính nhằm thúc đẩy quá trình sắp xếp, cổ phần hóa, giao bán, khoán và cho thuê doanh nghiệp thông qua việc xử lý tài sản và các khoản nợ được loại trừ khi xác định giá trị doanh nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp có khó khăn trong việc bán cổ phần,… Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay ở Việt Nam mới chỉ có thể gọi là “Môi trường xử lý nợ xấu” chứ chưa có thị trường xử lý nợ xấu hoàn chỉnh.
Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của Nhật Bản; thực tiễn tình hình mua bán nợ xấu ở Việt Nam thời gian qua, Nghiên cứu sinh đề xuất giải pháp phát triển thị trường mua bán nợ xấu trong thời gian tới, NHNN, Bộ Tài chính, Chính phủ cần: (i) Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo ra môi trường lành mạnh cho thị trường mua bán nợ; là cơ sở cho những dịch vụ mua bán nợ xấu mới ra đời; đặc biệt sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường. Cụ thể, thực hiện giải pháp này cần giải quyết được 3 vấn đề: (i) Đối với các ngân hàng có nợ: