Thành phần, cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu Dạy học môn công nghệ 10 theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo tại tỉnh bả rịa vũng tàu (Trang 35 - 37)

9. Cấu trúc luận văn

1.3.2.3.Thành phần, cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề

* Thành phần NLGQVĐ gồm 6 thành phần như trong Hình 1.1.

Cụ thể từng thành phần như sau:

- Phát hiện VĐ: nhận biết VĐ, phân tích được tình huống cụ thể, phát hiện được tình huống có VĐ, chia sẻ sự am hiểu về VĐ với người khác.

- Thu thập thông tin, đưa ra giải pháp, lựa chọn giải pháp tối ưu: lựa chọn, sắp xếp, tổng hợp thông tin với kiến thức đã học. Xác định thông tin, biết tìm hiểu các thông tin có liên quan, từ đó xác định cách thức, quy trình, chiến lược GQ và thống nhất cách hành động tối ưu. Thiết lập tiến trình thực hiện (thu thập dữ liệu, thảo luận, xin ý kiến, GQ các mục tiêu…), thời điểm GQ từng mục tiêu.

- Thực hiện giải pháp: thực hiện và trình bày giải pháp, điều chỉnh kế hoạch để phù hợp với thực tiễn và không gian VĐ khi có sự thay đổi [26].

- Kiểm tra và đánh giá giải pháp: Thực hiện và đánh giá giải pháp GQVĐ. Suy ngẫm về cách thức và tiến trình GQVĐ. Điều chỉnh và vận dụng trong tình huống mới, xác nhận những kiến thức và kinh nghiệm thu được. Đề xuất giải pháp cho những VĐ tương tự [26].

21

Hình 1.1. Thành phần, cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề [19].

- Mối quan hệ của các thành phần trong cấu trúc GQVĐ như sau:

Nhận biết VĐ

Làm xuất hiện tình huống có VĐ, phân tích tình huống đặt ra nhằm nhận biết được VĐ. Mục đích chủ yếu là giúp người học ý thức được nhiệm vụ nhận thức, kích thích nhu cầu, hứng thú nhận thức và GQVĐ ST.

Tìm các phương án GQ

VĐ trung tâm là đưa ra được giải pháp GQVĐ.

Để tìm các phương án GQVĐ, đưa ra được giả thuyết cần so sánh, liên hệ với những cách GQVĐ tương tự đã biết cũng như tìm các phương án GQ mới. Đây là

22

giai đoạn người học phải vận dụng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đã có để tiến hành các thao tác tư duy, để đi tới giải pháp nhất định về VĐ đang nghiên cứu.

Các phương án GQ đã tìm ra cần được sắp xếp, hệ thống hóa để xử lý ở giai đoạn tiếp theo. Khi khó khăn hoặc không tìm được phương án GQ thì cần trở lại nhận biết VĐ để kiểm tra lại và hiểu VĐ. Để có thể tìm ra phương án tối ưu để GQVĐ cần khuyến khích người học đưa ra nhiều phương án, chấp nhận và khuyến khích các phương án trả lời để tìm ra câu trả lời tối ưu nhất, tạo bầu không khí HT cởi mở.

Quyết định phương án GQVĐ

Các phương án GQ được tìm ra cần được phân tích, so sánh và đánh giá xem có thực hiện được GQVĐ không. Nếu có nhiều phương án GQ thì cần so sánh để xác định phương án tối ưu. Nếu việc kiểm tra các phương án đã đề xuất đưa đến kết quả là không GQ được VĐ thì cần trở lại giai đoạn tìm kiếm phương án GQ mới. Khi đã quyết định được phương án thích hợp, GQ được VĐ tức là đã kết thúc việc GQVĐ. Kiểm tra tính đúng đắn của việc GQVĐ, người học có thể tiến hành bằng cách đặt ngược VĐ (tạo nghịch lý) hoặc có thể tiến hành thí nghiệm chứng minh điển hình.

Trong quá trình GQVĐ, người học tìm ra giới hạn và phạm vi ứng dụng tri thức đã được khái quát, nhờ đó mà tri thức được củng cố và tiếp tục phát hiện ra những VĐ HT, những nhiệm vụ nhận thức mới [65].

Một phần của tài liệu Dạy học môn công nghệ 10 theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo tại tỉnh bả rịa vũng tàu (Trang 35 - 37)