Vận dụng minh họa 1

Một phần của tài liệu Dạy học môn công nghệ 10 theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo tại tỉnh bả rịa vũng tàu (Trang 90)

9. Cấu trúc luận văn

3.4.1.Vận dụng minh họa 1

Tên bài: KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Trình bày được mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng. - Mô tả được nội dung của các thí nghiệm so sánh giống, kiểm tra kỹ thuật, sản xuất quảng cáo trong hệ thống khảo nghiệm giống cây trồng.

2. Kỹ năng:

- Thực hiện được các thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng, rèn luyện kỹ năng so sánh, phân tích, khái quát hóa.

- Tìm hiểu và phát hiện được các vấn đề kiến thức cần mở rộng xung quanh công tác khảo nghiệm giống cây trồng.

3. Thái độ:

- Có ý thức trong việc tìm hiểu đặc tính giống cây trồng và lựa chọn cây trồng phù hợp khi có điều kiện tham gia trồng trọt.

76

B. NỘI DUNG DẠY HỌC

I. Mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng

- Đánh giá khách quan, chính xác và công nhận kịp thời giống cây trồng mới phù hợp với từng vùng và hệ thống luân canh.

- Nắm được các yêu cầu kỹ thuật canh tác và hướng sử dụng những giống mới được công nhận.

II. Các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng 1.Thí nghiệm so sánh giống

- So sánh giống mới với giống sản xuất đại trà (ĐC) về các chỉ tiêu: Sinh trưởng, phát triển, năng xuất, chất lượng và tính chống chịu với điều kiện ngoại cảnh.

2. Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật

- Kiểm tra đề xuất của cơ quan chọn giống về quy trình kỹ thuật gieo trồng. - Tiến hành ở mạng lưới khảo nghiệm giống Quốc gia để xác định thời vụ, mật độ gieo trồng, chế độ phân bón của giống,...

- Sau khảo nghiệm, những giống đáp ứng yêu cầu sẽ được cấp chứng nhận sản xuất đại trà.

3. Thí nghiệm sản xuất, quảng cáo

- Bố trí sản xuất trên diện tích lớn → tổ chức hội nghị đầu bờ để khảo sát, đánh giá kết quả.

- Đồng thời phổ biến, quảng cáo giống mới đặc biệt là trên các phương tiện thông tin đại chúng.

C. NHIỆM VỤ HỌC TẬP CỦA HS

* Định hướng phát triển năng lực chính là:

- NL phát hiện và GQVĐ: Biết xem xét VĐ theo nhiều hướng khác nhau để phát hiện VĐ. Vận dụng kiến thức để GQVĐ và các tình huống học tập đặt ra. HS có khả năng nhận định vấn đề liên quan đến khảo nghiệm giống cây trồng. Phát hiện VĐ và đề xuất ý tưởng để đóng góp cho việc lựa chọn giống cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai cần trồng trọt.

77

- NLST: Có khả năng tạo ra ý tưởng ST trước, trong hoặc sau khi học tập. Tạo ra ý tưởng trong công tác khảo nghiệm giống cây trồng, có sự khác biệt khả thi trong điều kiện tiết học. ST trong việc đưa ra hình thức trồng trọt mới, phù hợp cho cây trồng hiện có tại trường, gia đình,…

* Sản phẩm cuối cùng: Sau khi hoàn thành bài học, mỗi nhóm cần đạt yêu

cầu sau:

- Hoàn thành phiếu học tập và bài kiểm tra để đạt mục tiêu bài học. - Có giải pháp để tự thực hiện vận dụng.

D. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

Bảng tương tác, giấy roki, máy tính kết nối internet, sách giáo khoa, tài liệu, video về khảo nghiệm và liên quan đến khảo nghiệm giống cây trồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phiếu ghi chép, đánh giá về tiến trình học tập. Phiếu học tập.

E. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Giai đoạn 1: Thiết kế bài dạy (GV thực hiện)

Vì nội dung bài cần giải quyết là vấn đề đóng nên cần chuyển sang một vấn đề mở để HS có thể phát triển NLGQVĐST. Qua đó HS hiểu được nội dung bài cũng như đạt được mục tiêu bài học.

Tổ chức dạy học trên lớp.

HS có thể thực hiện được việc GQVĐ theo cách riêng của mình trong phạm vi nhà trường, tại nhà kính hoăc thông qua với hoạt động trồng cây của Đoàn trường đang phát động.

Giai đoạn 2: Tổ chức DH

Bước 1: Dẫn đến tình huống có VĐ mở

GV: Nêu tình huống có VĐ mở:

- Câu 1: Cho 03 giống cây trồng với các thông tin như sau:

Cây A khó trồng, có giá trị kinh tế cao.

Cây B dễ trồng, ít sâu bệnh, giá trị kinh tế thấp.

Cây C chưa biết thông tin (giống mới phát hiện, lai tạo, nhập khẩu).

78

- Chú ý: HS đưa ra nhiều giải pháp để chọn cây trồng đạt hiệu quả cao. Dùng bản

đồ tư duy tổng hợp ý tưởng của HS (tự do ý kiến trong thời lượng cho phép - không giới hạn ý kiến nêu lên).

HS: Tìm hiểu vấn đề (VĐ)

Cơ hội cho VĐ: Dựa vào điều kiện lớp học, khả năng (sở trường) của nhóm. Tìm hiểu về VĐ dựa vào tài liệu trong nhóm (sách báo, mạng,… trước đó hoặc tài liệu mang theo, tài liệu GV phát, truy cập mạng ngay trên lớp học,…).

Cho sử dụng PP não công (hướng dẫn HS sử dụng PP nếu HS chưa thành thạo) để phát ý tưởng GQVĐ và đánh giá ý tưởng.

Từ nhiều ý kiến trái chiều, HS phát hiện VĐ trong lựa chọn của mình, nếu cần GV hỗ trợ HS để nhận định VĐ.

HS: lựa chọn 1 giải pháp vấn đề cần GQ cho mình

VD 1: Tìm hiểu về cây hoa tại trường (ở các bồn hoa), cùng điều kiện khí hậu, đất đai, chăm sóc và giống cây đạt chuẩn,… sao cho khung cảnh đẹp nhất và chi phí thấp nhất từ 3 giống cây trên.

GV và HS thống nhất: Đóng khung giới hạn VĐ cần tìm hiểu (tùy theo VĐ

tìm hiểu mà giới hạn cho phù hợp với khả năng nhóm).

* Liên hệ bài học:

GV: Câu hỏi 2. Qua việc tìm giải pháp trên. Các em thấy được, để trồng cây

đạt hiệu quả chúng ta cần tìm hiểu về điều kiện hay thông tin nào để có thể đưa ra giải pháp chính xác cho VĐ lựa chọn cây trồng hiệu quả?

HS trả lời, GV dẫn tiếp để hoàn thành nội dung như: Vậy HS cho biết mục đích, ý nghĩa của “Khảo nghiệm giống cây trồng” là?

GV: Bổ sung để hoàn thành nội dung thứ 1 về mục đích ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống.

Bước 2: Tạo ý tưởng GQVĐ (cá nhân đưa ý tưởng GQVĐ và nhóm lựa chọn cách GQVĐ khả thi) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

79

HS: sử dụng PP não công (để đưa thêm ý tưởng GQVĐ cho các nhóm tham

khảo thêm để có lựa chọn cho mình giải pháp có thể thực hiện được).

GV: Cho HS cùng ý tưởng cần GQ vào cùng một nhóm (4 - 6 HS). VD: HS chọn cùng loại hoa muốn trồng hay cùng cách trồng,...

GV: Cho HS sử dụng PP sáu chiếc mũ tư duy để HS đánh giá các ý tưởng

GQVĐ đã đưa ra cho câu hỏi trên để nhóm thực hiện.

Nhóm HS: Lựa chọn PP GQVĐ mà nhóm cho là khả thi nhất để thực hiện VD 4: Trồng cả 3 cây trên mảnh đất hiện có và theo dõi, cây nào cho kết quả

tốt nhất thì chọn cây đó trồng trên cả diện tích hoặc trồng đa dạng các loại hoa theo bố trí đẹp mắt,...

* Liên hệ bài học:

- Từ GQVĐ chọn 3 cây để trồng ở trên, học sinh đã biết cách để khảo sát và lựa chọn giống cây trồng là phải so sánh 3 cây với nhau, sau đó trồng thử, theo dõi và kết luận, tuyên truyền cho bạn bè biết kết quả của nhóm thực hiện.

- GV dẫn vào các thí nghiệm khảo nghiệm: GV nêu câu hỏi để HS trả như sau: Câu hỏi 3: Vậy khảo nghiệm giống cây trồng được tiến hành như thế nào? Câu hỏi 4: Với giống cây C chưa biết đến thông tin gì. Chúng ta làm gì để

biết nó có chất lượng để thay thế giống hiện tại, hay không có chất lượng để bỏ?

Câu hỏi 5: Làm gì để có thể biết được các đặc tính của cây lúa A, B hay C? Câu hỏi 6: Làm gì để có thể phổ biến đến nhiều người biết giống mới (VD:

giống C) mà từng người dân không phải qua thử nghiệm?

HS trả lời: HS trả lời dựa vào hiểu biết của mình. Có nhiều ý kiến.

GV: Tổng hợp, bổ sung, hoàn chỉnh nội dung 2 về các thí nghiệm khảo nghiệm.

80

Bảng 1. PHIẾU HỌC TẬP (Chi tiết ở phụ lục 7.1)

Thứ tự Thí nghiệm Mục đích Điều kiện Phạm vi

Yêu cầu khi tiến hành 1 So sánh giống

2 Kiểm tra kỹ thuật

3 Sản xuất quảng cáo

GV liên hệ thực tế thêm để vận dụng:

Ví dụ: Khi lai tạo được giống mới cần làm những công việc gì để có được quy

trình kỹ thuật gieo trồng của giống đó, để được công nhận cho sản xuất đại trà?

Sau đó sẽ cho HS xem về video sản xuất giống của nông dân.

GV mở rộng thêm: Vậy các điều kiện liên quan đến khảo nghiệm có thể là gì?

HS trả lời: GV gợi ý để HS tìm hiểu: Luật liên quan đến khảo nghiệm.

VD: Quyết định 52/2003/QĐ-BNN (Ban hành quy định về khảo nghiệm và công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới; Quy định về việc đặt tên giống cây trồng mới của Bộ trưởng Bộ NN và PTNT. Hà Nội, ngày 02 tháng 04 năm 2003.

Bước 3: Thực hiện hoạt động GQVĐ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GV (nếu cần) đưa ra điều kiện giới hạn (VD: Về thời gian, điều kiện trong

lớp học, hình thức gửi báo cáo,…) để thực hiện kiểm nghiệm PP GQVĐ HS lựa chọn.

VD 5: Cho thời gian HS TN ở phòng trồng cây (STEM) hay thông qua hoạt

động trồng cây của Đoàn trường và cuối cùng nộp báo cáo qua mail cho GV (có thể cho HS chọn hình thức thực hiện).

Thực hiện hoạt động GQVĐ (HS tự thực hiện): Gợi ý: Thông qua hoạt động

STEM hay hoạt động trồng hoa của Đoàn trường. Thời gian 2 – 3 tháng sau buổi học như đã dự kiến.

Sản phẩm GQVĐ (có thể là PP mới, ý tưởng mới, sản phẩm mới hoặc kết quả

bị loại bỏ như trồng không thành công) nhưng liên hệ bài học, HS nắm được vấn đề bài học tốt hơn. Biết vận dụng kiến thức tối ưu để GQVĐ được giao.

81

Yêu cầu trong báo cáo gửi cho GV: HS nêu được ưu điểm, hạn chế của giải

pháp và rút kinh nghiệm, cũng như đưa ra được hướng hoàn thiện cách GQVĐ đã thực hiện.

Bước 4: Kiểm tra, đánh giá (GV và HS cùng thực hiện)

Đánh giá về các nội dung sau: Đánh giá khả năng liên hệ với bài học của học

sinh, mức độ đạt mục tiêu bài học; Đánh giá khả năng GQVĐ của HS, khả năng đưa ra ý tưởng và nhận định ý tưởng khả thi; Tính mới của ý tưởng hay giải pháp; Đánh giá mức độ tích cực HS trong việc tham gia GQVĐ, đưa ra ý tưởng mới.

Với phương pháp đánh giá:

Kết hợp đánh giá GV – HS, HS – HS, HS tự đánh giá (tùy theo nội dung và thời lượng bài học); GV kiểm tra quá trình hoạt động GQVĐ của HS và đánh giá kết quả báo cáo nhận được; GV đánh giá khả năng GQVĐ và ST (đánh giá mức độ GQVĐ và ST theo mức độ đánh giá GQVĐ và mức độ ST cái mới trên tình huống và giải pháp phụ thuộc điều kiện, hoàn cảnh học tập của học sinh).

* Công cụ đánh giá NLGQVĐST: Trước và sau TN ở Phụ lục 9. 3.4.2. Vận dụng minh họa 2 (Theo chủ đề - Chi tiết ở phụ lục 8.2)

Tên chủ đề:SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH NƯỚC GIẢI KHÁT A. GIỚI THIỆU NỘI DUNG XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ

Chủ đề này được xây dựng dựa trên các nội dung sau đây của chương trình CN10:

- Thực hành làm xi rô, sữa chua bằng PP đơn giản (Bài 45, 47 của chương trình CN10, tương ứng với Bài 12 phân phối chương trình theo định hướng PTNLGQVĐST – 2 tiết).

- Thực hành lựa chọn cơ hộ kinh doanh (Bài 52 – 1 tiết) - Thực hành xây dựng kế hoạch kinh doanh (Bài 56 – 2 tiết).

Do phân phối chương trình CN10 năm 2009 – 2010 hướng dẫn có thể lựa chọn lĩnh vực phù hợp với chương 1, 2 đã chọn trước đó, hoặc thay thế bằng tài liệu tự biên soạn phù hợp với điều kiện giống cây trồng ở địa phương. Với hướng dẫn như vậy, có thể chọn nội dung thực hành làm xi rô, sữa chua để đưa vào chủ đề DH.

82

B. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ 1. Kiến thức:

- Trình bày được cách thức lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, cơ hội kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh.

- Mô tả được phương pháp đơn giản trong chế biến sản phẩm.

- Giải thích được cơ sở khoa học của PP chế biến. Từ đó, đề xuất được cách làm sản phẩm giải khát đạt chất lượng, được người sử dụng ưa chuộng để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

2. Kỹ năng:

- Làm được sản phẩm giải khát bằng nguyên liệu sẵn có và PP đơn giản, phù hợp.

- Xác định được lĩnh vực, cơ hội kinh doanh và lập được kế hoạch kinh doanh sản phẩm giải khát phù hợp với điều kiện thực tế, đem lại lợi nhuận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phát hiện VĐ từ PP chế biến sản phẩm và nhu cầu thị trường để cải tiến quá trình sản xuất sản phẩm, hình thức kinh doanh.

3. Thái độ:

- Hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động của lớp.

- Tích cực vận dụng những hiểu biết về chế biến sản phẩm giải khát và kinh doanh vào hoạt động sản xuất phù hợp với điều kiện của bản thân, của gia đình.

- Luôn chú ý đến điểm mới của VĐ trong suốt quá trình HT.

C. NỘI DUNG DẠY HỌC

Có 2 nội dung được kết hợp trong tiến trình GQVĐ của HS:

- Nội dung 1: Chọn một trong hai nội dung sau: - Quy trình thực hành xi rô:

 Bước 1. Quả tươi ngon được lựa chọn cẩn thận, loại bỏ những quả bị giập; quả bị sâu, bệnh; rửa sạch, để ráo nước.

Bước 2. Xếp quả vào lọ thuỷ tinh, cứ một lớp quả, một lớp đường, chú ý dành một phần đường để phủ kín lớp quả trên cùng nhằm hạn chế sự lây nhiễm của vi sinh vật. Sau đó đậy lọ thật kín.

83

Bước 3. Sau 20 - 30 ngày, nước quả được chiết ra tạo thành xi rô. Gạn dịch chiết vào lọ thuỷ tinh sạch khác để tiện sử dụng.

- Quy trình thực hành làm sữa chua:

Bước 1: Mở hộp sữa đặc cho vào chậu (nếu dùng sữa tươi thì cho thêm 100 đến 200g đường trắng cho 1 lít sữa).

Bước 2: Hoà thêm vào 3  4 lon nước (1/2 nước sôi: 1/2 nước nguội), khuấy đều. Dung dịch sữa này có nhiệt độ khoảng 400C – 500C là tốt nhất (Nếu dùng sữa tươi thì đun và duy trì ở nhiệt độ 800C – 850C, sau đó để nguội lại nhiệt độ khoảng 400C – 500C).

Bước 3: Hoà đều hộp sữa chua với dung dịch sữa đã pha trên

Bước 4. Rót sữa vào dụng cụ để sữa, đậy nắp kín.

Bước 5: Ủ ấm 4  5 giờ, sữa đông lại, có vị chua dịu là được và giữ sữa chua trong tủ lạnh hay ướp đá để dùng dần.

Chú ý: Sản phẩm thu được là khối đồng nhất, không chảy nước, vị chua dịu, có mùi thơm đặc trưng, ngon và bổ dưỡng.

- Nội dung 2: Xây dựng kế hoạch kinh doanh + Xác định kế hoạch doanh thu bán hàng:

Tổng số tiền thu được từ bán sản phẩm (nếu có nhiều sản phẩm, từng sản phẩm nhân với số lượng tương ứng, sau đó cộng lại số tiền các sản phẩm)

+ Xác định mức chi phí:

Chi phí mua hàng hóa = Tổng số tiền chi mua hàng hóa (nếu có nhiều sản phẩm, từng sản phẩm nhân với số lượng tương ứng, sau đó cộng lại số tiền các sản phẩm)

Chi phí trả công lao động = tiền công nhân viên * số lượng nhân viên (nếu có nhiều nhân viên thì giá tiền công của mỗi nhân viên nhân với số lượng nhân viên của từng bộ phận, sau đó cộng lại).

84

+ Xác định nhu cầu vốn kinh doanh (giả sử chi phí mua hàng chiếm khoảng

50% tổng doanh thu bán hàng). Nhu cầu vốn kinh doanh = 50% tổng doanh thu bán

Một phần của tài liệu Dạy học môn công nghệ 10 theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo tại tỉnh bả rịa vũng tàu (Trang 90)