Các thành tố của năng lực sáng tạo trong dạy học

Một phần của tài liệu Dạy học môn công nghệ 10 theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo tại tỉnh bả rịa vũng tàu (Trang 40 - 42)

9. Cấu trúc luận văn

1.3.3.2. Các thành tố của năng lực sáng tạo trong dạy học

NLST ở HS có nhiều mức độ của sự ST. Ở lứa tuổi HS việc làm ra cái mới, tìm ra cái mới không phải là dễ; vì vậy, việc các em phát hiện ra VĐ mới đối với bản thân, đề xuất được cách GQ và GQ hiệu quả VĐ HT cũng như thực tiễn cuộc sống đã là ST. Như vậy, ST là bước nhảy vọt trong nhận thức của HS, là mức độ nhận thức cao nhất trong thang bậc nhận thức: Biết; hiểu; vận dụng; sáng tạo [29].

Các thành tố NLST bao gồm: (1) NL tư duy – ST: sẽ PT khi gặp tình huống có VĐ, (2) NL quan sát – ST: là hình thức PT cao độ tri giác có chủ định, (3) NL tưởng tượng – liên tưởng: giúp xây dựng trong đầu những hình ảnh mới trên cơ sở các biểu tượng đã có, khiến cho ta có thể nhìn thấy trước sản phẩm hoạt động trong nhiều trường hợp là một hoạt động mang tính ST, (4) NL phát hiện VĐ: NL phát hiện VĐ chính xác để GQ đúng theo quy luật khách quan đem lại kết quả cho hoạt động

26

ST, (5) NL hoạt động ST: thể hiện ở việc biết tổ hợp các yếu tố, các thao tác để thiết kế một dãy hoạt động linh hoạt, nhằm đạt đến kết quả mong muốn.

Đối với HS, NLST trong HT là NL biết tự GQVĐ HT để tìm ra cái mới ở một mức độ nào đó thể hiện được khuynh hướng, NL, kinh nghiệm của cá nhân. Để có NLST, chủ thể phải ở trong tình huống có VĐ, tìm cách GQ mâu thuẩn nhận thức hoặc hành động và kết quả là đề ra được phương án GQ không giống bình thường mà có tính mới mẻ đối với HS (nếu chủ thể là HS) hoặc có tính mới mẻ đối với loài người (chủ thể là nhà nghiên cứu).

Theo định hướng chuẩn đầu ra về phẩm chất và NL của chương trình giáo dục THPT, NLST ở HS biểu hiện như sau:

+ Biết đặt câu hỏi có giá trị để làm rõ các tình huống và những ý tưởng trừu tượng; xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp từ các nguồn thông tin khác nhau; phân tích các nguồn thông tin độc lập để thấy được khuynh hướng và độ tin cậy của ý tưởng mới.

+ Xem xét sự vật với những góc nhìn khác nhau; hình thành và kết nối các ý tưởng; nghiên cứu để thay đổi giải pháp trước sự thay đổi của bối cảnh; đánh giá rủi ro và có dự phòng.

+ Lập luận về quá trình suy nghĩ, nhận ra yếu tố ST trong các quan điểm trái chiều; áp dụng điều đã biết trong hoàn cảnh mới.

+ Say mê; nêu được nhiều ý tưởng mới trong HT và cuộc sống; không sợ sai; suy nghĩ không theo lối mòn; tạo ra yếu tố mới dựa trên những ý tưởng khác nhau.

+ Biết trả lời nhanh, chính xác câu hỏi của GV, biết phát hiện những VĐ mấu chốt, tìm ra ẩn ý (VĐ) trong những câu hỏi, bài tập hoặc VĐ mở nào đó.

+ Biết tự tìm ra VĐ, tự phân tích, tự GQ đúng với những bài tập mới, VĐ mới. + Biết kết hợp các thao tác tư duy và các PP phán đoán, đưa ra kết luận chính xác, ngắn gọn nhất.

+ Biết trình bày linh hoạt một VĐ, dự kiến nhiều phương án GQ.

+ Luôn biết đánh giá và tự đánh giá công việc, bản thân và đề xuất biện pháp hoàn thiện [35].

27

Để PTNLST cho HS, trước hết GV cần ST trong PPDH, biết lựa chọn nội dung, PP thích hợp để tạo tình huống có VĐ, kích thích tính tò mò khám phá khoa học của HS. Bên cạnh đó, GV cần nhận thức đầy đủ về NLST, hiểu được mối quan hệ giữa các NL để thường xuyên có ý thức bồi dưỡng NLST cho HS trong mọi HĐDH như: thiết kế giáo án, kiểm tra đánh giá; đầu tư thời gian, công sức để xác định những nội dung nào trong bài dạy HS đã được học hoặc được biết đến (từ các bài trước, các lớp trước) để có thể lựa chọn được PPDH phù hợp [11].

Tư duy ST là kiểu GQVĐ dựa trên sự động não tối đa nhằm tạo điều kiện tìm ra phương án tối ưu dựa trên những phương án được nêu ra. Điều này thoạt nghe có vẻ đơn giản nhưng thực ra là cả một quá trình rất phức tạp đòi hỏi sự nỗ lực cao độ của hoạt động trí óc. Trước một VĐ nan giải, khi tất cả các phương án cũ đều không thể GQ được, con người buộc phải tìm ra càng nhiều giải pháp càng tốt, sau đó sàng lọc và chọn ra giải pháp hay nhất trong số những giải pháp đã đưa ra [27].

Một phần của tài liệu Dạy học môn công nghệ 10 theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo tại tỉnh bả rịa vũng tàu (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)