Phương pháp sáu chiếc mũ tư duy (Method of Six Thinking Hats)

Một phần của tài liệu Dạy học môn công nghệ 10 theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo tại tỉnh bả rịa vũng tàu (Trang 51 - 53)

9. Cấu trúc luận văn

1.4.3.1. Phương pháp sáu chiếc mũ tư duy (Method of Six Thinking Hats)

PP sáu chiếc mũ tư duy được E. de Bono công bố năm 1985. PP sáu chiếc mũ tư duy được xây dựng và sử dụng dựa trên cơ sở bao gồm những điểm sau:

(1) Khi suy nghĩ, người ta thường suy nghĩ cùng một lúc nhiều kiểu suy nghĩ, nên sự phức tạp, lầm lẫn và khó khăn. Do vậy, cần phải tách các kiểu suy nghĩ khác nhau, sao cho trong mỗi một khoảng thời gian người ta chỉ suy nghĩ theo một kiểu nhất định (a certain type of thinking).

(2)Theo E. de Bono, có thể chia suy nghĩ nói chung thành sáu kiểu suy nghĩ: - Suy nghĩ trung lập và khách quan (mũ màu trắng) để thu thập các thông tin các loại mà chưa có sự phán xét đánh giá gì.

- Suy nghĩ chi phối bởi cảm xúc, tình cảm (mũ màu đỏ) mang tính chủ quan, kể cả linh tính, trực giác.

- Suy nghĩ chuyên phát hiện, đánh giá các khuyết điểm, nhược điểm (mũ đen). - Suy nghĩ thiên về phát hiện, đánh giá ưu điểm (mũ màu vàng).

- Suy nghĩ ST (mũ màu xanh lá cây) tập trung vào việc phát ý tưởng mới, có khả năng chọn lựa.

- Suy nghĩ kiểm soát, điều khiển, tổ chức, sắp xếp các kiểu suy nghĩ khác (mũ màu xanh lam).

Như vậy, mỗi người có thể suy nghĩ lần lượt. Kiểu nào trước, kiểu nào sau tùy thuộc vào các tình huống cụ thể. Tuy nhiên, quá trình suy nghĩ thường bắt đầu từ kiểu tư duy điều khiển đến tổ chức, sắp xếp thực hiện các kiểu tư duy khác và kết thúc cũng bằng kiểu tư duy điều khiển để ra quyết định. Điều này làm cho quá trình suy nghĩ trở nên nhẹ nhàng, sâu sắc, thú vị và hiệu quả hơn.

(3)Nhằm tạo điều kiện thuận lợi sử dụng cách suy nghĩ lần lượt theo từng kiểu, mỗi kiểu suy nghĩ tượng trưng bởi một chiếc mũ tư duy có màu tương ứng.

(4)“Chiếc mũ tư duy” chọn làm biểu tượng tượng trưng, vì những ưu điểm: - Đội chiếc mũ lên là sự báo hiệu thực hiện một công việc nhất định.

37

- Có nhiều loại mũ. Sử dụng các chiếc mũ dư duy với các màu sắc khác nhau cũng có tác dụng tương tự như bạn nhập vai diễn khác nhau, do vậy, “cái tôi” của bạn không bị tổn thương, bạn dễ dàng hợp tác với những người khác hơn.

(5)Sáu chiếc mũ tư duy thiết lập những quy tắc nhất định cho “vỡ diễn” tư duy, sao cho quá trình tư duy phát hiện được những dữ liệu, sự kiện, thông tin… liên quan. Dựa trên những gì được phát hiện ra, người suy nghĩ xây dựng thành bản đồ (mapmaking). Người suy nghĩ có thể căn cứ vào bản đồ quyết định chọn hướng đi đến đích (giải pháp) cho mình.

Các quy tắc này thể hiện trong các yêu cầu đối với công việc mà mỗi chiếc mũ tư duy phải làm và sự phối hợp sáu chiếc mũ tư duy lại với nhau.

Tóm lại, mũ lanh lam tương tự nhạc trưởng của dàn nhạc, tương tự như người lãnh đạo, quản lý một tập thể. Nó chỉ ra phải sử dụng những chiếc mũ khác nào trong các khoảng thời gian thích hợp. Nó xác định các VĐ, nêu câu hỏi; đề ra các mục đích; tóm tắt các ý, rút ra kết luận khi cần thiết, theo dõi và bảo đảm tuân thủ các quy tắc.

(6)Nhằm mục đích tăng năng suất và hiệu quả của PP sáu chiếc mũ tư duy, các hoạt động tư duy chiều ngang cần được sử dụng ở những lúc, những nơi thích hợp [15, tr. 157-162].

1.4.3.2. Phương pháp não công (Brainstorming Method)

PP não công được Alex Osborn, người Mỹ, đưa ra vào năm 1938. PP này có mục đích thu được nhiều ý tưởng GQVĐ bằng cách làm việc tập thể theo những quy tắc nhất định. Từ “não công” xuất phát từ ý tưởng sử dụng não để công phá một VĐ.

Tách quá trình suy nghĩ thành hai giai đoạn riêng rẽ: Nhóm thứ nhất là nhóm phát ý tưởng gồm những người có khả năng liên tưởng rộng, xa; trí tưởng tượng phong phú; có khả năng suy nghĩ trừu tượng, khái quát hóa cao… Nhóm thứ hai gồm các chuyên viên giỏi phân tích, phê bình, có nhiệm vụ đánh giá những ý tưởng thu được từ nhóm thứ nhất.

Những nguyên tắc chủ yếu của PP não công như sau:

(1)Trong nhóm phát ý tưởng cần có những người thuộc các ngành nghề, lĩnh vực chuyên môn khác nhau, thậm chí khá xa với lĩnh vực chuyên môn của VĐ. Những

38

người hay nghi ngờ và thích phê bình không được lấy vào nhóm này. Thường thường, nhóm PT ý tưởng có từ 4 đến 15 người. Trước buổi não công, các thành viên trong nhóm cần có thời gian để làm quen với VĐ. Việc lựa chọn người vào nhóm phát ý tưởng nhiều khi được tiến hành mang tính chất chủ quan, tự phát.

(2)Việc phát ý tưởng cần tiến hành một cách thật tự do, thoải mái, hoàn toàn không có bất kỳ sự hạn chế nào về nội dung đưa ra. Mỗi lần phát biểu ý tưởng không quá hai phút. Thời gian cho một buổi não công có thể từ 15 phút đến một giờ. Các phát biểu đó được ghi lại bằng tốc ký hoặc bằng từ. Trên thực tế, có thể có những ý tưởng sai, buồn cười hoặc không tưởng.

(3)Trong nhóm phát ý tưởng làm việc, tuyệt đối cấm mọi người phê bình, chỉ trích không chỉ bằng lời nói, mà còn bằng cử chỉ, kể cả cái nhún vai, bĩu môi vu vơ, những nụ cười chế nhạo, không tin tưởng. Ở đây, cần tạo bầu không khí thân thiện giữa những người tham gia.

(4)Vai trò của người lãnh đạo buổi não công thể hiện ở chỗ người đó cần phát biểu VĐ bằng các khái niệm chung, đơn giản, rõ ràng và dễ hiểu; khuyến khích việc đề ra những ý tưởng không quen thuộc; có thể đặt các câu hỏi gợi ý hoặc làm cho rõ để tránh thời gian chết.

(5)Nhóm đánh giá các ý tưởng và ra quyết định gồm những chuyên môn liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của VĐ.

Trong khi phân tích, phê phán, các chuyên viên phải hết sức chú ý, suy nghĩ cẩn thận từng ý tưởng, kể cả những ý tưởng thấy không nghiêm chỉnh hoặc hơi phi lý. Có những trường hợp, sau khi làm rõ, ý tưởng có điểm chênh lệch lại là ý tưởng có triển vọng.

(6)Nếu VĐ vẫn không giải được, cần tổ chức não công lần nữa, nhưng tốt nhất là với tập thể khác [16, tr. 9497].

Một phần của tài liệu Dạy học môn công nghệ 10 theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo tại tỉnh bả rịa vũng tàu (Trang 51 - 53)