Dạy học mở mang tính thiết kế chủ đề STEM phát triển năng

Một phần của tài liệu Dạy học môn công nghệ 10 theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo tại tỉnh bả rịa vũng tàu (Trang 54 - 57)

9. Cấu trúc luận văn

1.4.3.4. Dạy học mở mang tính thiết kế chủ đề STEM phát triển năng

 Khái niệm DH mở mang tính thiết kế: Có các đặc trưng sau: (1) Tính đa lời giải, (2) Khuyến khích HS tham gia vào GQVĐ, (3) Giảm bớt sự căng thẳng của HS. Tiền thân của DH mở mang tính thiết kế là dựa trên kinh nghiệm HS đã có, mở ra phạm vi cho HS hoạt động từ những tình huống có VĐ, lấy HS làm trung tâm, khuyến khích tính chủ động của HS trong quá trình DH.

 Tiến trình DH mở mang tính thiết kế chủ đề STEM PTNLST của HS được thực hiện theo sơ đồ Hình 1.5 sau:

Hình 1.5. Tiến trình DH mở mang tính thiết kế chủ đề STEM [28, tr. 4345]. Vấn đề mở (1) Đề xuất các giải pháp (2) Đánh giá giải pháp (3) Lựa chọn giải pháp tối ưu (4) Thực hiện giải pháp lựa chọn (5) Sản phẩm vật chất (6) Vận hành thử nghiệm (7) Sản phẩm vật chất hoàn thiện (8)

40

(1)VĐ mở: là bài toán xuất hiện trong thực tiễn nhưng có nhiều lời giải, thông thường nó là bài toán liên quan đến kỹ thuật.

(2)Đề xuất các giải pháp: từ bài toán mở, HS sẽ đưa ra nhiều giải pháp khác nhau để GQVĐ.

(3)Đánh giá giải pháp: trên cơ sở các giải pháp được đề xuất, HS tiến hành phân tích, đánh giá ưu nhược điểm của từng giải pháp.

(4)Lựa chọn giải pháp tối ưu: sau khi đánh giá từng giải pháp, HS thống nhất lựa chọn một giải pháp tối ưu, phù hợp.

(5)Thực hiện giải pháp đã lựa chọn: sau khi chọn được giải pháp tối ưu, HS tiến hành tổ chức thực hiện như: lên kế hoạch, thiết kế, tìm kiếm vật liệu, lắp ráp…

(6)Sản phẩm vật chất: sau khi thực hiện giải pháp, HS sẽ thu được sản phẩm có thể là mô hình vật chất – chức năng hoặc sản phẩm thật.

(7)Vận hành – thử nghiệm: HS cho vận hành sản phẩm để đánh giá xem có đạt được yêu cầu như dự tính ban đầu hay không, nếu không vận hành được hoặc vận hành bị lỗi thì HS sẽ tiếp tục khắc phục để cho ra sản phẩm đạt yêu cầu.

(8)Sản phẩm vật chất hoàn thiện: là sản phẩm cuối cùng sau khi được HS cải tiến, khắc phục các lỗi và vận hành đạt yêu cầu.

Trong thực tế, HS có thể không thực hiện được theo đúng thứ tự các giai đoạn từ (1) đến (8) như trình bày ở trên. HS có thể thực hiện theo tiến trình sau:

(1)(2)(5)(6)(7)(2)(5)(6)(7)(2)(5)(6)(7)(8) và hiệu quả DH cũng đạt kết quả cao.

DH mở mang tính thiết kế về bản chất cấu trúc theo con đường GQVĐ, PT được tư duy GQVĐ ở HS và lấy HS làm trung tâm [28, tr. 4345].

Tóm lại, việc đổi mới PPDH đòi hỏi những điều kiện thích hợp về phương

tiện, cơ sở vật chất, kỹ thuật và hình thức tổ chức DH, điều kiện về tổ chức, quản lý lớp học, đánh giá. Mỗi GV với kinh nghiệm riêng của mình cần xác định những phương hướng riêng để cải tiến PPDH và kinh nghiệm của cá nhân. Việc sử dụng PPDH gắn chặt với các hình thức tổ chức DH. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp.

41

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

NLGQVĐST đóng một vai trò quan trọng trong xã hội tri thức. GQVĐ và ST chỉ diễn ra khi người ta tạo ra một giải pháp mới lạ để phát hiện và GQVĐ trong một phạm vi cụ thể. Vì vậy, việc DH theo định hướng PTNLGQVĐST cần sử dụng kết hợp các PP và hình thức DH tích cực phù hợp với định hướng GQVĐST để kết hợp rèn luyện khả năng ST tích cực và chủ động, tạo cơ sở nhận thức để người học tự cập nhật, đổi mới tri thức, PTNL và kỹ năng tư duy đa chiều, giúp HS phát hiện và GQVĐ theo cách khác trong bối cảnh của các lĩnh vực chủ đề cụ thể để giúp HS hình thành NL phát hiện và GQVĐ hoặc GQVĐ theo một cách mới, ST hơn.

Sự đánh giá NLGQVĐST trong giáo dục có liên quan nhiều đến quá trình hơn là với sản phẩm. ST có liên kết mạnh mẽ với kiến thức. Do đó, bất kỳ việc học nào không bao hàm việc tiếp thu nội dung chỉ đòi hỏi một thành phần của sự ST. Hoàn cảnh hoặc cơ chế hỗ trợ làm cho sự ST có nhiều khả năng PT mạnh, do đó chỉ số của loại môi trường có thể nuôi dưỡng HT GQVĐ và ST.

Đội ngũ GV có vai trò quyết định tới sự thành bại của một chương trình giáo dục. GV cần trao dồi chuyên môn và đổi mới PPDH để đáp ứng DH theo định hướng PTNLGQVĐST, đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Xây dựng quy trình DH mới cần GQ những gì nó có nghĩa là được giáo dục trong thời đại của chúng ta. Xây dựng quy trình DH theo định hướng PTNLGQVĐST là rất cần thiết để PTNLGQVĐST của HS, nâng cao khả năng ứng phó với các điều kiện thay đổi trong tương lai. Bên cạnh đó, có một số điều kiện cần được đáp ứng để thúc đẩy một môi trường HT ST và đổi mới.

Trong chương I, đề tài đã sơ lược một số công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước liên quan đến đề tài DH theo định hướng PTNLGQVĐST. Làm rõ các khái niệm, đặc điểm, cấu trúc của GQVĐ và ST, mô hình DHGQVĐ, quy trình DHGQVĐST, đề xuất các PPDH sử dụng trong quy trình. Cơ sở lý luận trên là cơ sở khoa học cho việc khảo sát thực trạng và xây dựng quy trình DH môn CN10 theo định hướng PTNLGQVĐST tại trường THPT Xuyên Mộc, tỉnh BRVT.

42

Chương 2

THỰC TRẠNG VỀ DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 10 TẠI TRƯỜNG THPT XUYÊN MỘC THEO ĐỊNH

HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO

Một phần của tài liệu Dạy học môn công nghệ 10 theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo tại tỉnh bả rịa vũng tàu (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)