0
Tải bản đầy đủ (.docx) (121 trang)

Phân tích nhân tố EFA thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên nhà hàng Dookk

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI NHÀ HÀNG DOOKKI (Trang 51 -54 )

- Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ DIVINA

4.5.1. Phân tích nhân tố EFA thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên nhà hàng Dookk

làm việc của nhân viên nhà hàng Dookki

Thang đo các nhân tố tạo động lực làm việc cho nhân viên nhà hàng Dookki gồm 10 biến độc lập với 52 biến quan sát. Sau khi thang đo được

kiểm định bằng công cụ hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, loại 2 biến quan sát QL7 và TN7 còn lại 50 biến quan sát được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA). Cách tiến hành được thực hiện qua 2 lần như sau:

- Lần 1

Bảng số liệu chi tiết được trình bày ở phụ lục 8. Kết quả như sau:

+ Hệ số KMO = 0.856 (0.5 < KMO <1) chứng tỏ phân tích nhân tố cho việc nhóm các biến này lại với nhau là phù hợp. Thống kê Chi-Square của kiểm định Bartlett’s đạt giá trị 10062.896 với mức ý nghĩa Sig. = 0.000 cho thấy các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể.

+ Kết quả phân tích EFA cho thấy tổng phương sai trích đạt 70.398% (>

50%) thể hiện rằng 10 nhân tố rút ra này giải thích được 70.398% biến thiên của dữ liệu, đây là kết quả chấp nhận được và chứng tỏ việc nhóm các nhân tố lại với nhau là thích hợp.

+ Điểm dừng khi rút trích các nhân tố tại nhân tố thứ 10 với Eigenvalues là 1.548 > 1, cho thấy kết quả phân tích nhân tố là phù hợp.

+ Các biến quan sát có hệ số tải nhân tố đạt yêu cầu > 0.5. Tuy nhiên, biến

quan sát QL5 “Quản lý trực tiếp bảo vệ quyền lợi hợp lý cho nhân viên” có hệ số tải tải lên ở cả hai nhân tố. Để đảm bảo giá trị phân biệt thì các hệ số tải của cùng biến quan sát đó khi tải lên các nhân tố phải chênh nhau 0.3 thì lúc đó ta sẽ giữ lại biến

quan sát này và phân nó vào nhân tố mà nó tải lên cao nhất (kèm điều kiện thỏa mãn hệ số tải > 0.5). Ta thấy hệ số tải của biến quan sát QL5 ở hai nhân tố chênh lệch nhau không nhiều (chênh lệch 0,009 < 0.3) nên tác giả cân nhắc loại biến này đi vì nó không thỏa việc đảm bảo giá trị phân biệt. Như vậy còn lại 49 biến quan sát tiếp tục đưa vào phân tích EFA lần 2.

- Lần 2

Kết quả phân tích nhân tố EFA (xem bảng chi tiết tại phụ lục 8) còn lại 49 biến quan sát đo lường 10 nhân tố. Nhìn vào bảng phân tích ta thấy:

+ Hệ số KMO = 0.851 (0.5 < KMO <1) chứng tỏ phân tích nhân tố cho việc nhóm các biến này lại với nhau là phù hợp. Thống kê Chi-Square của kiểm định Bartlett’s đạt giá trị 9767.985 với mức ý nghĩa Sig. = 0.000 cho thấy các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể.

+ Kết quả phân tích EFA cho thấy tổng phương sai trích đạt 70.532% (>

50%) thể hiện rằng 10 nhân tố rút ra này giải thích được 70.532% biến thiên của dữ liệu, đây là kết quả chấp nhận được và chứng tỏ việc nhóm các nhân tố lại với nhau là thích hợp.

+ Điểm dừng khi trích rút các nhân tố tại nhân tố thứ 10 với Eigenvalues là 1.548 > 1, cho thấy kết quả phân tích nhân tố là phù hợp.

+ Các biến quan sát có hệ số tải nhân tố đạt yêu cầu > 0.5, không có biến

quan sát nào có hệ số tải tải lên đồng thời trên cả hai nhân tố, vậy các thang đo đạt giá trị hội tụ.

Bảng 4.25: Bảng kiểm định KMO về tính phù hợp của việc lấy mẫu

Bảng 4.26: Bảng diễn giải biến tổng hợp

Nguồn : Dữ liệu khảo sát

Nguồn : Dữ liệu khảo sát

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI NHÀ HÀNG DOOKKI (Trang 51 -54 )

×