0
Tải bản đầy đủ (.docx) (121 trang)

Tạo động lực làm việc cho nhân viên thông qua nhân tố “Quản lý trực tiếp”

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI NHÀ HÀNG DOOKKI (Trang 73 -74 )

- Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ DIVINA

Động lực làm việc

5.2.5. Tạo động lực làm việc cho nhân viên thông qua nhân tố “Quản lý trực tiếp”

Nhân tố này ảnh hưởng mạnh thứ năm trong 9 nhân tố. Khi quản lý trực tiếp biết lắng nghe quan điểm và suy nghĩ của nhân viên cũng như coi trọng tài năng và sự đóng góp của mỗi nhân viên thì sẽ tạo ra động lực làm việc rất lớn. Chính vì vậy, lãnh đạo công ty cần chú ý đến những yếu tố này nhằm đem lại những cảm hứng tích cực từ phía người lao động để nâng cao hiệu quả làm việc.

- Ban lãnh đạo nhà hàng tiếp tục duy trì và phát huy hơn nữa tác phong làm việc theo hướng cởi mở, hòa nhã, tạo cảm giác thân thiện, gần gũi với nhân viên.

- Quan tâm đến nhân viên: Quản lý trực tiếp cần quan tâm hơn nữa đến nhân viên của mình, lắng nghe những tâm tư nguyện vọng của họ, quản lý cần xây dựng mối quan hệ tốt với nhân viên, tạo cho họ sự gần gũi trong việc giao tiếp và trao đổi. Việc này có thể thực hiện vào khoảng thời gian ngoài giờ làm việc như những buổi giao lưu họp mặt, tiệc tùng hoặc có thể ngay trong giờ khi lúc rảnh việc.

- Xây dựng cơ chế tuyển chọn, bổ nghiệm công khai, bình đẳng, cạnh tranh, đúng người đúng việc: Quản lý trực tiếp hải đối xử công bằng với tất cả nhân viên, coi trọng những người có năng lực, khuyến khích họ tham gia vào việc sáng tạo trong công việc, mạnh dạn tham gia việc đề xuất những phương án hay. Biết cách dùng đúng người đúng việc để phát huy được tài năng, sở trường của nhân viên, tạo cho họ niềm say mê đồng thời tạo được không khí phấn khích khi làm việc.

- Đối với mỗi thành tích đạt được của nhân viên, quản lý trực tiếp cần có những lời khen, phần thưởng kịp thời, đúng lúc. Việc khen thưởng phải được thực hiện nhanh nhất có thể bởi một khi nhân viên đã nỗ lực hết sức nhưng không nhận được sự công nhận và khen thưởng kịp thời từ quản lý họ sẽ giảm nhiệt tình trong công việc.

- Đối với những nhân viên mắc lỗi, quản lý trực tiếp cần tỏ ra khoan dung, khéo léo, tế nhị khi cần phê bình nhân viên. Đầu tiên phải khẳng định, sau đó chê trách và cuối cùng khích lệ họ cố gắng. Luôn nhớ rằng trong hoàn cảnh nào khi khiển trách người quản lý trực tiếp nên đứng trên lợi ích

của tập thể, của công ty, không đứng trên cương vị cá nhân để khiển trách. Như vậy nhân viên sẽ không chống đối và vui vẻ tiếp thu, sửa chữa.

- Cung cấp thông tin phản hồi: Cung cấp thông tin phản hồi cho nhân viên để họ biết nên phát huy hay điều chỉnh ở những điểm nào nhằm thực hiện tốt côngviệc. Có thông tin phản hồi về kết quả thực hiện công việc là một điều quan trọng để khuyến khích nhân viên làm việc tốt hơn. công ty phải quan tâm hàng đầu đến nhân tố này. Khi nhân tố này thay đổi tích cực sẽ tác động lớn nhất đến động lực làm việc của nhân viên. Tập thể các thành viên tại công ty qua quá trình thực hiện những trách nhiệm của mình đều hợp tác trực tiếp với nhau, luôn có sự liên quan và tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy điều đầu tiên mà ban lãnh đạo công ty TNHH Acacy cần phải thực hiện chính là cải thiện môi trường làm việc, tạo mối quan hệ thân thiết, gắn bó, tin cậy giữa các đồng nghiệp để tăng thêm động lực làm việc cho nhân viên. Cụ thể:

- Tiêu chí DN2 “Các đồng nghiệp cởi mở, thân thiện, trung thực và đáng tin cậy” và tiêu DN4 “Đồng nghiệp có sự tận tâm, nhiệt tình với công việc” có giá trị trung bình thấp so với các tiêu chí còn lại. Vì vậy công ty cần:

- Tạo nên bầu không khí của tập thể lao động luôn vui vẻ, hòa đồng, hình thành thái độ của mọi người đối với công việc, bạn bè, đồng nghiệp và người lãnh đạo một cách nhiệt tình, tạo sự hòa hợp, đoàn kết.

- Ban lãnh đạo công ty hướng các cá nhân, bộ phận xây dựng tinh thần hợp tác trong việc giải quyết các vấn đề của công ty. Đối với những khó khăn của công ty, các thành viên đều chung vai gắng sức, gắn kết với nhau, không đùn đẩy trách nhiệm, tất cả vì mục tiêu chung.

- Cần cho nhân viên nhận thức được rằng mọi cá nhân làm việc vì mục tiêu phát triển chung. Sự nỗ lực đóng góp của họ sẽ đem lại lợi ích cho tập thể, hướng tất cả nhân viên về mục tiêu chung của tổ chức. Đồng thời hãy đảm bảo là nhân viên thấy được lợi ích cá nhân trong việc đạt được mục tiêu đó. Việc phân chia công việc phải rõ ràng, minh bạch tránh tình tạng ưu ái cá nhân gây hiềm khích mất đoàn kết trong nội bộ.

- Có như vậy giữa các đồng nghiệp với nhau mới có sự trung thực, tin cậy và hơn hết là ai ai cũng tận tâm, nhiệt tình với công việc.

- Ngoài ra, cần tạo sự chia sẻ, phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả trong công việc giữa những người đồng nghiệp.

- Xây dựng tinh thần tương thân, tương ái, đồng nghiệp giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong công việc và cuộc sống. Trong tập thể lao động luôn có sự lan truyền cảm xúc từ người này sang người khác, công ty làm được điều này sẽ ảnh hưởng rất tốt đến trạng thái tâm lý, thái độ đối với công việc của người lao động. Từ đó ảnh hưởng tới năng suất lao động và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Công ty nên tạo điều kiện cho nhân viên có mối quan hệ tốt hơn bằng cách thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoài giờ làm việc như: Thể dục, thể thao, các hội diễn văn nghệ, hàng tháng công ty đều tổ chức sinh nhật cho các nhân viên có sinh nhật trong tháng đó,... để nhân viên có cơ hội được giao lưu, cởi mở và thân thiện hơn. Từ đó giúp nhân viên có thể hiểu được đồng nghiệp của mình hơn và phối hợp công việc sẽ tốt hơn.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI NHÀ HÀNG DOOKKI (Trang 73 -74 )

×