Tạo động lực làm việc cho nhân viên thông qua nhân tố “Đào tạo thăng tiến”

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của nhân viên tại nhà hàng dookki (Trang 74 - 75)

- Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ DIVINA

Động lực làm việc

5.2.6. Tạo động lực làm việc cho nhân viên thông qua nhân tố “Đào tạo thăng tiến”

Nhân tố “Đào tạo thăng tiến” có ảnh hưởng mạnh thứ sáu trong việc tạo động lực làm việc cho nhân viên và được nhân viên đánh giá ở mức khá cao . Công ty cần duy trì và quan tâm hơn nữa để gia tăng động lực làm việc cho nhân viên.

Thông qua đào tạo công ty có thể khai thác tối đa nguồn lực hiện có và nâng cao hiệu quả của tổ chức. Đồng thời, giúp cho nhân viên hiểu biết sâu sắc hơn về mục tiêu, văn hóa công ty; hiểu rõ hơn về yêu cầu công việc, nghề nghiệp nhằm thực hiện nhiệm vụ của mình một cách tự giác, nâng cao khả năng thích ứng trong tương lai.

Ngoài ra, việc đào tạo còn có tác dụng động viên, khích lệ; khi một nhân viên được đào tạo, phát triển thì họ sẽ có cảm giác được coi trọng, đây là một trong những yếu tố tạo nên động cơ lao động tốt. Vậy nên, công ty nên căn cứ vào nhu cầu công việc và khả năng của nhân viên để tổ chức các khóa đào tạo, huấn luyện nhằm bồi dưỡng thêm chuyên môn cho nhân viên.

Để tạo động lực cho người lao động thì công tác đề bạt, bổ nhiệm cũng là một trong những yếu tố quan trọng, nó kích thích người lao động hăng say làm việc với hy vọng được cân nhắc, đề bạt tới một chức vụ cao hơn với mức lương nhiều hơn và công việc hấp dẫn hơn. Việc thăng tiến tại công ty cần được thực hiện dựa vào năng lực, nhân cách, phẩm chất thực tế của người lao động. Đối với những cá nhân có nhu cầu thăng tiến, công ty cần tạo cho nhân viên các cơ hội để tích lũy dần các tiêu chuẩn. Chính điều này là nguồn động viên chính đối với bản thân người ấy hãy làm tốt hơn nữa công việc mình đang làm và cũng là để cho những người còn lại noi theo, nhận thấy rằng công ty sẵn sàng thăng tiến cho những ai làm việc tốt, hiệu quả nhằm khích lệ người lao động phát huy hơn nữa khả năng của mình, vừa tạo điều kiện cho những người lao động khác biết và cố gắng phấn đấu để có thể có được vị trí tốt hơn trong công việc.

Đối với những nhân viên đang công tác, có thâm niên tại công ty nhưng có nhu cầu chuyển công tác hoặc nghỉ việc, lãnh đạo công ty cần gặp gỡ, trao đổi thẳng thắn, xin ý kiến và lý do ở họ. Nếu do những bức xúc về thăng tiến, mặc dù nhân viên đã nỗ lực phấn đấu và có tâm huyết nhưng vẫn không phát triển được, công ty nên xem đây là khuyết điểm vì đã không giúp đỡ họ khắc phục được những hạn chế cá nhân, phát huy những điểm tích cực nhân viên đó đang có để cùng đóng góp công sức ở những vị trí thích hợp vào phát triển sự nghiệp chung của công ty. Tháo gỡ được những vấn đề này sẽ tạo ra được sự phấn khích mạnh mẽ từ những cá nhân có hoàn cảnh tương tự, thật sự tạo động lực để phát triển. Những kiến nghị nâng cao động lực làm việc cho nhân viên bằng thăng tiến là một trong những giải pháp quan trọng để nhân viên thấy rằng những đóng góp, nỗ lực của họ trong công việc đều được ghi nhận và đánh giá cao. Từ đó, nhân viên sẽ có thêm động lực để làm việc có hiệu quả, cống hiến và gắn bó lâu dài với công ty.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của nhân viên tại nhà hàng dookki (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w