Quan tâm đến sự khác biệt giữa các nhóm đặc điểm cá nhân người lao động.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của nhân viên tại nhà hàng dookki (Trang 77 - 80)

- Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ DIVINA

Động lực làm việc

5.2.10. Quan tâm đến sự khác biệt giữa các nhóm đặc điểm cá nhân người lao động.

Như đã trình bày ở phần trước, nhóm đặc điểm cá nhân người lao động bao gồm: Giới tính, tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, phòng ban, chức vụ, thâm niên công tác và mức thu nhập. Nhân tố này cũng góp phần tham gia vào việc tạo động lực làm việc cho người lao động. Kết quả nghiên cứu tại công ty Dookki Việt Nam y cho thấy có sự khác biệt về động lực làm việc của các nhóm nhân viên công tác tại các phòng ban khác nhau. Chính vì thế, bên cạnh tác động vào các nhân tố có trọng số beta lớn ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên thì công ty cũng cần quan tâm nghiên cứu, phân tích sâu hơn từng nhóm đặc điểm cá nhân khác biệt của nhân viên. Các phòng ban khác nhau sẽ đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau, đặc thù công việc khác nhau nên có thể nhu cầu, sự kỳ vọng của các nhân viên ở các phòng ban khác nhau là khác nhau,... công ty cần đi sâu tìm hiểu, phân tích để có thể đưa ra những chính sách nhân sự phù hợp với từng phòng ban, kích thích mọi phòng ban trong công ty đều làm việc tích cực, hăng say, tận tâm và nhiệt tình với công việc.

TÓM TẮT CHƯƠNG 5

Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đã xác định được động lực làm việc của nhân viên tại nhà hàng Dookki chịu ảnh hưởng bởi 9 nhân tố là: (1) Đồng nghiệp, (2) Phúc lợi, (3)Thu nhập, (4) Bản chất công việc, (5) Quản lý trực tiếp, (6) Đào tạo thăng tiến, (7) Được tham gia lập kế hoạch, (8) Đánh giá thành tích và (9) Thương hiệu văn hóa nhà hàng. Như vậy muốn gia tăng động lực làm việc của nhân viên tại nhà hàng phải nâng cao 9 nhân tố này.

Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra những kiến nghị mang tính thực tế về 9 nhân tố trên. Với mong muốn cung cấp một luận cứ khoa học và một số hàm ý cho ban lãnh đạo nhà hàng Dookki trong công tác quản trị nguồn nhân lực để nâng cao động lực làm việc của nhân viên, nhằm mang lại hiệu suất cao của lực lượng lao động phục vụ cho chiến lược phát triển của nhà hàng trong tương lai. Đồng thời khóa luận nêu ra một số hạn chế để gợi mở, định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo khắc phục, hoàn thiện.

KẾT LUẬN

Đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại “Nhà hàng Dookki” được thực hiện gồm 5 chương. Chương 1, tác giả giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu, trình bày tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu cũng như ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. Trong chương 2 tác giả hệ thống kiến thức liên quan đến động lực làm việc của người lao động, tìm hiểu một số công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đã được công nhận trên thế giới cũng như các nghiên cứu tại Việt Nam, từ đó rút ra những kết luận, khám phá và hiểu sâu hơn đề tài này. Qua đó, tác giả đã lấy mô hình mười nhân tố tạo động lực làm việc của Kovach (1987) làm nền tảng trong việc xây dựng mô hình nghiên cứu của mình. Chương 3 trình bày về quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, cách lấy mẫu và xây dựng thang đo cho mô hình nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu định tính giúp tác giả thiết kế bảng câu hỏi chính thức thông qua tham khảo chuyên gia và thực hiện thảo luận nhóm tại nhà hàng. Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp, sau đó thu thập dữ liệu về phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0 để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại nhà hàng. Chương 4, phần đầu sơ lược về nhà hàng, phần sau trình bày kết quả nghiên cứu bao gồm: Thống kê mô tả thông tin mẫu khảo sát; thống kê mô tả các biến định lượng để biết được mức độ đánh giá của nhân viên về các nhân tố tạo động lực làm việc; tiến hành phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA cho thấy 11nhân tố xây dựng trong mô hình đề xuất ban đầu không bị loại bỏ nhân tố nào, chúng vẫn được giữ lại đưa vào phân tích hồi quy; trước khi phân tích hồi quy tác giả phân tích tương quan nhằm kiểm tra mối tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập; sau đó phân tích hồi quy và kiểm định mô hình, tác giả cũng tiến hành kiểm định phương sai để xem xét có sự khác biệt về động lực làm việc giữa các đặc điểm cá nhân khác nhau không. Chương 5, dựa vào kết quả phân tích chương 4, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao động lực làm việc cho nhân viên. Đồng thời cũng đưa ra hững hạn chế để gợi mở, định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo khắc phục, hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của nhân viên tại nhà hàng dookki (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w