Thực trạng phát triển tín dụng bán lẻ tạiEximbank Mỹ Tho

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chinh nhánh mỹ tho (Trang 52)

8. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng phát triển tín dụng bán lẻ tạiEximbank Mỹ Tho

2.2.1.1. Cho vay bất động sản

Eximbank là một trong những ngân hàng lớn của hệ thống ngân hàng Việt Nam, từng nằm trong Top 5 các NHTM Cổ phần lớn nhất Việt Nam, có bề dày lịch sử và kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Tuy nhiên, trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ Eximbank mới đang trong giai đoạn chuyển hướng chiến lược kinh doanh, đang dần hình thành và hoàn thiện với các sản phẩm bán lẻ hướng đến khách hàng là cá nhân, hộ kinh doanh và các DNVVN. Sản phẩm cho vay BĐS là một trong nhữngsản phẩm TDBL đầu tiên của Eximbank và đang chiếm tỷ trọng cao chỉ sau sản phẩm cho vay SXKD, sản phẩm này ngày càng được hoàn thiện và đáp ứng được nhu cầu của thị trường BĐS hiện nay.

Theo chủ trương chung của hệ thống, Chi nhánh Eximbank Mỹ Thođã đề ra nhiệm vụ phát triển các sản phẩm TDBL, đặc biệt là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nhu cầu liên quan đến BĐS, coi đây là một trong những sản phẩm chiến lược trong việc tăng trưởng dư nợ trung, dài hạn của chi nhánh.

42

0 50 100 150 200 250 300 350

2017 2018 2019

Biểu đồ 2.10: Kết quả hoạt động cho vay liên quan BĐS của Eximbank Mỹ Tho năm 2017 - 2019

Bảng 2.5: Kết quả hoạt động cho vay liên quan BĐS của Eximbank Mỹ Tho năm 2017 - 2019

Cho vay liên quan BĐS Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch 2018/2017 Chênh lệch 2019/2018 +(-) (%) +(-) (%) Dư nợ (tỷ đồng) 224,6 272,3 299,2 47,7 21,2 26,9 9,9 Số lượng khách hàng vay (khách) 470 521 564 51 10,9 43 8,3

Giá trị khoản vay bình

quân (tỷ đồng) 0,48 0,52 0,53

Tỷ trọng dư nợ/Tổng

dư nợ (%) 19,6 19,8 21

(Nguồn: Báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh Eximbank Mỹ Tho năm 2017-2019)

ĐVT: Tỷ đồng

Trong những năm vừa qua dư nợ cho vay liên quan đến BĐS của Eximbank Mỹ Tho có tốc độ phát triển khá nhanh. Dư nợ sản phẩm này chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong tổng dư nợ bán lẻ của Chi nhánh, đạt 21% năm 2019. Dư nợ cho vay BĐS đến thời điểm 31/12/2019 là 299,2 tỷ đồng, tăng 21,2% so với năm 2018 tương ứng 47,7 tỷ đồng và tăng 74,6 tỷ đồng so với năm 2017.

43

Số lượng khách hàng năm 2017 là 470 khách hàng, đến thời điểm 31/12/2019 đã tăng lên đến 564 khách hàng, giá trị khoản vay bình quân trên 01 khách hàng năm 2018, 2019 lần lượt là 0,52; 0,53 tỷ đồng. Nhìn chung, số lượng khách hàng cũng như dư nợ sản phẩm này mặc dù chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu dư nợ trung dài hạn của Eximbank Mỹ Tho nhưng vẫn chưa xứng với tiềm năng cũng như nhu cầu của khách hàng tại địa bàn tỉnh Tiền Giang. Dự báo trong thời gian tới, đây vẫn là một trong những sản phẩm chủ lực để phát triển TDBL của Chi nhánh, nó phản ánh sự chuyển hướng tích cực về nhận thức của Eximbank Mỹ Tho trong việc đầu tư phát triển sản phẩm này.

2.2.1.2. Cho vay mua ô tô

Kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây tăng trưởng mạnh, mức sống củangười dân ngày càng cao, do đó việc sở hữu xe ô tô để phục vụ việc đi lại cũng như công việc hằng ngày là một trong những nhu cầu cấp bách của người dân. Trên thị trường hiện nay, nhu cầu mua xe ô tô và vay vốn để mua xe ô tô khá lớn. Bên cạnh đó, thị trường ô tô đang ấm dần trở lại, phong phú về chủng loại và giá cả càng thúc đẩy người tiêu dùng muốn được nhanh chóng sở hữu một chiếc ô tô như mong ước, cho bản thân hay cho cả gia đình.Trước tình hình đó, việc triển khai sản phẩm cho vay mua ôtô nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng là phù hợp với xu thế và định hướng kinh doanh của các NHBL trong đó có Eximbank.Điều này chứng tỏ sự nhanh nhạy, đáp ứng kịp thời những thay đổi liên tục của thị trường cũng như nhu cầu vay vốn các các đối tượng khách hàng trên địa bàn.

Mặc dù sản phẩm cho vay mua Ô tô của Eximbank cũng khá cạnh tranh thể hiện qua tỷ lệ cho vay cao (tối đa 80% giá trị Ô tô hình thành từ vốn vay) và thời gian lên đến 120 tháng (nếu khách hàng thế chấp bằng BĐS), linh động về lãi suất và phí. Tuy nhiên, đây là một sản phẩm cho vay khá nhạy cảm tuy không rủi ro bằng cho vay tín chấp do đã có tài sản đảm bảo là chính chiếc xe mua nhưng tài sản này lại giao cho người vay khai thác sử dụng. Vì vậy không sai khi nói sản phẩm cho vay mua ô tô cũng có một phần cho vay tín chấp. Do đó để hạn chế rủi ro tối thiểu, CBTD phải thẩm định kỹ càng về nhân thân cũng như uy tín của người đi vay với những tiêu chí như: thu nhập tối thiểu 6 triệu đồng/tháng, có hộ khẩu/đăng ký tạm

44

trú dài hạn tại địa bàn hoạt động của chi nhánh. Có hai nguyên nhân quan trọng dẫn đến mức tăng trưởng dư nợ cho vay mua ô tô chưa tương xứng với lợi thế của Eximbank đó là:

Thứ nhất, nguyên nhân chủ quan là do quy trình xét duyệt hồ sơ vay rất chặt chẽ với chủ trương chọn lọc khách hàng trong phân khúc tầm trung, có nguồn thu nhập khá.

Thứ hai, Eximbank chưa xây dựng được các kênh hợp tác với các hãng xe, các nhà cung cấp, showroom . . . và chính sách hoa hồng cho nhân viên bán xe (vốn là cầu nối giữa khách hàng mua xe và ngân hàng) còn hạn chế nên dư nợ cho vay của sản phẩm này vẫn chưa được như kỳ vọng.

Bảng 2.6: Kết quả hoạt động cho vay Ô Tô của Eximbank Mỹ Tho năm 2017 – 2019

Cho vay Ô tô Năm

2017 Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch 2018/2017 Chênh lệch 2019/2018 +(-) (%) +(-) (%) Dư nợ (tỷ đồng) 148,3 138,6 174,4 -9,7 -6,5 35,8 25,8 Số lượng khách hàng vay (khách) 339 353 425 14 4,1 72 20,4

Giá trị khoản vay bình quân

(tỷ đồng) 0,44 0,39 0,41

Tỷ trọng dư nợ/Tổng dư nợ (%) 12,9 10,1 12,2

45

ĐVT: Tỷ đồng

Biểu đồ 2.11: Kết quả hoạt động cho vay Ô tô của Eximbank Mỹ Tho năm 2017 – 2019

Dư nợ cho vay mua ôtô tại Eximbank Mỹ Tho từ năm 2107 – 2019 khá ổn định, dư nợ cuối năm 2019 là 174,4 tỷ đồng, tăng 26,1 tỷ đồng so với năm 2017 và tăng 35,8 tỷ đồng so với năm 2018, tỷ lệ tăng 25,8%. Tuy nhiên, trong năm 2018, mặc dù số lượng khách hàng có tăng so với năm 2017, tăng 14 khách hàng nhưng dư nợ cho vay Ô tô của Eximbank Mỹ Tho lại có xu hướng giảm so với 2017, dư nợ sụt giảm 9,7 tỷ đồng, dư nợ giảm là do một số khách hàng trả nợ vay trước hạn, trả nợ gốc nhiều hơn so với qui định. Đến cuối năm 2019, số lượng khách hàng là 425 khách hàng, tăng 72 khách hàng so với năm 2018, tỷ lệ tăng 20,4%. So với các NHTM cổ phần trên địa bàn thì sản phẩm cho mua Ô tô của Eximbank Mỹ Tho chưa chiếm được thế mạnh trên thị trường và đây cũng là một hạn chế mà Eximbank Mỹ Tho cần phải đổi mới cách thức tiếp cận khách hàng, có chính sách hoa hồng phù hợp, cạnh tranh cho các môi giới, Sales xe, ký hợp đồng liên kết với các đại lý xe ô tô trên địa bàn . . .góp phần tăng trưởng dư nợ và thị phần cho vay mua Ô tôcủa Chi nhánh.

2.2.1.3. Cho vay tiêu dùng

Cho vay tiêu dùng mặc dù có tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ cho vay của Eximbank Mỹ Tho. Tuy nhiên, đây là sản phẩm cho vay truyền thống, hướng tới các đối tượng khách hàng có thu nhập thấp, chủ yếu nguồn trả nợ từ lương và hầu hết là vay tín chấp với số lượng khách hàng nhiều, giá trị món vay nhỏ.

0 50 100 150 200

2017 2018 2019

46

0 10 20 30 40 50 60 70 80

2017 2018 2019

Biểu đồ 2.12: Kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng của Eximbank Mỹ Tho năm 2017 - 2019

Bảng 2.7: Kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng của Eximbank Mỹ Tho năm 2017 – 2019

Cho vay tiêu dùng Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch 2018/2017 Chênh lệch 2019/2018 +(-) (%) +(-) (%) Dư nợ (tỷ đồng) 50,8 66,9 45,1 16,1 31,7 - 21,8 - 32,6 Số lượng khách hàng vay (khách) 395 675 362 280 70,9 - 313 - 46,4

Giá trị khoản vay bình quân

(tỷ đồng) 0,13 0,09 0,12

Tỷ trọng dư nợ/Tổng dư nợ

(%) 4,4 4,9 3,2

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Eximbank Mỹ Tho năm 2017-2019)

ĐVT: Tỷ đồng

Dư nợ cho vay tiêu dùng của chi nhánh chiếm tỷ trọng nhỏ, không quá 5% trong tổng dư nợ chủ yếu là dư nợ của sản phẩm cho vay tín chấp CBCNV tổ chức khác với nhiều ưu điểm mang tính cạnh tranh cao so với các ngân hàng khác trên địa bàn như: Thời gian cho vay tối đa lên đến 60 tháng, không thu phí phạt trả nợ trước hạn, số tiền cho vay cao . . .sản phẩm này được triển khai mạnh vào nào 2018 với dư nợ tăng 16,1 tỷ đồng so với năm 2017, đạt 66,9 tỷ đồng. Sang năm 2019, chủ trương

47

của Hội sở Eximbank là hạn chế cho vay không tài sản đảm bảo nên sản phẩm này không còn triển khai và nhận thấy sự sụt giảm dư nợ rõ rệt, đến cuối năm 2019, dư nợ còn 45,1 tỷ đồng, giảm 21,8 tỷ đồng so với năm 2018, tỷ lệ giảm 32,6%.

Cùng với sự biến động của dư nợ thì số lượng khách hàng vay vốn cũng biến động tỷ lệ thuận, từ 395 khách hàng năm 2017 tăng lên 675 khách hàng năm 2018 và giảm còn 362 khách hàng vào cuối năm 2019. Dư nợ bình quân của sản phẩm này xoay quang mức 0,1 tỷ đồng cho 01 khách hàng và đây là con số khá cao cho sản phẩm cho vay không tài sản đảm bảo của Eximbank.

2.2.1.4. Cho vay sản xuất kinh doanh

Là đô thị loại 1, Thành phố Mỹ Tho là trung tâm công nghiệp, thương mại và dịch vụ của tỉnh Tiền Giang, đồng thời là cửa ngõ quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam. Đời sống người dân trên địa bàn thành phố Mỹ Tho nói riêng và của tỉnh Tiền Giang nói chung không ngừng nâng cao làm cho nhu cầu về vay vốn SXKD các mặt hàng phục vụ tiêu dùng, kinh doanh nông sản và các ngành nghề khác như: bia rượu nước giải khát, tạp hóa, mua bán, trái cây, xăng dầu…ngày càng tăng. Tận dụng những thế mạnh của vị trí hoạt động đó, Eximbank Mỹ Tho phát triển mạnh trong lĩnh vực cho vay SXKD đến tất cả các đối tượng khách hàng có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh.

Dư nợ sản phẩm cho vay SXKD luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ bán lẻ của Chi nhánh Mỹ Tho, thể hiện từ năm 2017 đến năm 2019 luôn chiếm trên 50% tổng dư nợ của Chi nhánh.

48

Bảng 2.8: Kết quả hoạt động cho vay SXKD của Eximbank Mỹ Tho năm 2017 – 2019

Cho vay SXKD Năm

2017 Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch 2018/2017 Chênh lệch 2019/2018 +(-) (%) +(-) (%) Dư nợ (tỷ đồng) 587,1 735,6 787,4 148,5 25,3 51,8 7,0 Số lượng khách hàng vay (khách) 1.367 1.702 1.582 335 24,5 -120 -7,0

Giá trị khoản vay bình quân

(tỷ đồng) 0,42 0,43 0,5

Tỷ trọng dư nợ/Tổng dư nợ

(%) 51,3 53,6 55,3

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Eximbank Mỹ Tho năm 2017-2019)

ĐVT: Tỷ đồng

Biểu đồ 2.13 Kết quả hoạt động cho vay SXKD của Eximbank Mỹ Tho năm 2017 - 2019

Qua chỉ tiêu số liệu về sản phẩm này cho thấy, dư nợ cho vay SXKD giai đoạn 2017-2019 vay tăng trưởng mạnh, cụ thể năm 2018 tăng 25,3% so với năm 2017, dư nợ đạt 735,6 tỷ đồng, chiếm 53,6% trên tổng dư nợ của Chi nhánh. Năm 2019 tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng với số tăng ròng 51,8 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2018 đạt dư nợ 787,4 tỷ đồng. Ngoài việc dư nợ chiếm tỷ lệ cao thì số lượng khách hàng của sản phẩm cho vay SXKD cũng chiếm tỷ lệ cao nhất so với các sản phẩm TDBL

0 100 200 300 400 500 600 700 800 900

2017 2018 2019

49

khác. Số lượng khách hàng từ năm 2017 đến 2019 lần lượt là 1.367; 1702, 1.582 khách hàng.

2.2.1.5. Cho vay khác

❖ Bảo lãnh

Ngày 04/08/2015, Hội sởEximbank đã ban hành hướng dẫn chi tiết quy định bảo lãnh ngân hàng tại NHTM Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam theo công văn số 4282/2015/EIB/QĐ-TGĐ áp dụng cho các khách hàng có nhu cầu phát hành bảo lãnh theo yêu cầu của bên thứ ba như:

− Bảo lãnh vay vốn − Bảo lãnh thanh toán − Bảo lãnh dự thầu

− Bảo lãnh thực hiện hợp đồng − Bảo lãnh bảo hành

− Các loại bảo lãnh khác

Do nhu cầu về sản phẩm bảo lãnh thường phát sinh từ các khách hàng doanh nghiệp lớn nên ở cấp độ chi nhánh khi triển khai sản phẩm TDBL thì dư nợ của sản phẩm này tương đối thấp, chỉ dừng lại ở mức số liệu báo cáo.

Bảng 2.9: Kết quả sản phẩm bảo lãnh của Eximbank Mỹ Tho năm 2017 -2019

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch 2018/2017 Chênh lệch 2019/2018 +(-) (%) +(-) (%) Dư nợ (tỷ đồng) 22,9 26,6 31,3 3,7 16,2 4,7 17,7 Số lượng khách hàng (khách) 32 45 52 13 40,6 7 15,6

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Eximbank Mỹ Tho năm 2017-2019)

❖ Phát hành – thanh toán thẻ tín dụng

Mặc dù số lượng điểm giao dịch, máy ATM và máy chấp nhận thẻ (POS) của Eximbank Mỹ Tho khá khiêm tốn. Tuy nhiên, số lượng thẻ tín dụng của Chi nhánh phát hành và phát sinh giao dịch cao, tăng đều qua các năm là do thủ tục phát hành

50

đơn giản, thời gian giao thẻ nhanh và miễn phí thường niên cho các khách hàng vay vốn cũng như các đối tượng khác hàng khác.

Bảng 2.10: Kết quả sản phẩm thẻ tín dụng tại Eximbank Mỹ Tho năm 2017 - 2019 Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018

Số tiền Số tiền Số tiền +(-) (%) +(-) (%) - Số lượng thẻ PSGD (Thẻ) 1.320 1.846 2.235 526 39,8 389 21,1 - Số dư TK thẻ(Tỷ đồng) 31,6 35,1 26,8 3,5 11,1 -8,3 -23,6

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Eximbank Mỹ Tho năm 2017-2019)

Các sản phẩm khác: Một số sản phẩm TDBL khác bao gồm cho vay cầm cố

GTCG do Eximbank phát hành, cho vay cán bộ CNV Eximbank, cho vay nông nghiệp . . . thường chỉ phục vụ một số đối tượng khách hàng nhất định, dư nợ cho vay trên từng sản phẩm không đáng kể.

2.2.2. Thực trạng triển khai các nội dung phát triển tín dụng bán lẻ tại Eximbank Mỹ Tho Eximbank Mỹ Tho

2.2.2.1. Tăng trưởng qui mô tín dụng bán lẻ

Giai đoạn 2017 – 2019 được xem là giai đoạn có nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển TDBL khi nền kinh tế vĩ mô tăng trưởng ổn định, thu nhập của người dân được cải thiện làm cho nhu cầu tiêu dùng của khách hàng nhỏ lẻ ngày càng tăng. Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ ổn định, với mặt bằng lãi suất trên thị trường ở mức thấp, đồng thời, các thủ tục hành chính được cắt giảm theo định hướng của NHNN đã làm cho việc tiếp cận vốn vay của đối tượng TDBL trở nên thuận lợi hơn. Trong bối cảnh đó, hoạt động TDBL của Eximbank Mỹ Tho không ngừng tăng về dư nợ, số lượng khách hàng, doanh số giải ngân trong giai đoạn nghiên cứu. Cụ thể:

51

Bảng 2.11: Qui mô tín dụng bán lẻ tại Eximbank Mỹ Tho năm 2017 - 2019

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch 2018/2017 Chênh lệch 2019/2018 +(-) (%) +(-) (%) Dư nợ (tỷ đồng) 1.145 1.373 1.425 228 19,9 52 3,8

Doanh số giải ngân (tỷ đồng) 1.497 1.843 1.968 346 23,1 125 6,8 Số lượng khách hàng (khách) 3.987 5.173 5.261 1.186 29,7 88 1,7

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Eximbank Mỹ Tho năm 2017-2019)

Mức dư nợ cho vay của Eximbank Mỹ Tho năm 2017 là 1.145 tỷ đồng thì đến năm 2019 đã tăng lên 1.425 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng là 24,5%. Bên cạnh sự tăng trưởng về dư nợ thì doanh số giải cũng tăng trưởng cao tương ứng,năm 2018 đạt 1.843 tỷ đồng, tăng 346 tỷ đồng so với năm 2017 tương ứng tỷ lệ 23,1%. Đến năm 2019, doanh số giải ngân là 1.968 tỷ đồng, tăng 125 tỷ đồng so với năm 21018 tương ứng tỷ lệ 6,8%. Doanh số giải ngân tăng chủ yếu tập trung ở nhóm khách hàng vay SXKD ngắn hạn có nhu cầu vay trả vốn lưu động thường xuyên, liên tục theo vòng quay vốn.

Tỷ lệ gia tăng số lượng khách hàng vay vốn trong giai đoạn nghiên cứu cũng cho thấy hoạt động TDBL của Chi nhánh có sự phát triển mạnh mẽ. Phân tích bảng 2.11 cho thấy, nếu năm 2017, số lượng khách hàng vay vốn là 3.987 khách hàng thì đến năm 2018 đã tăng lên 5.173 khách hàng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 29,7%, đến năm 2019 con số này tăng lên 5.261 khách hàng. Như vậy, chỉ tiêu này cho thấy số lượng khách hàng đến vay vốn tại Eximbank Mỹ Tho có tỷ lệ tăng trưởng ngày càng cao.

2.2.2.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng bán lẻ

Để đánh giá đầy đủ việc phát triển hoạt động TDBL theo chiều sâu, chỉ tiêu chất lượng dịch vụ là một chỉ tiêu quan trọng, phản ánh được mức độ hài lòng của khách hàng khi vay vốn tại ngân hàng.

Để đo lường chất lượng dịch vụ TDBL, tác giả sử dụng phương pháp khảo sát. Việc xây dựng nội dung câu hỏi và thang đo được căn cứ vào bảng khảo sát khách hàng của Chi nhánh. Bảng câu hỏi được hoàn thiện sau quá trình trao đổi với các

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chinh nhánh mỹ tho (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)