8. Kết cấu của luận văn
2.3. Phân tích các nhân tố tác động đến tín dụng bán lẻ tạiEximbank Mỹ Tho
Tho
2.3.1. Các nhân tố bên trong thuộc về ngân hàng
2.3.1.1. Định hướng và chiến lược phát triển tín dụng bán lẻ
Với vai trò là một trong 208điểm giao dịch đóng góp quan trọng cho hệ thống Eximbank, Eximbank Mỹ Tho đã đặt ra các định hướng và chiến lược phát triển hoạt động TDBL một cách rõ ràng và có hiệu quả như sau:
Đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ TDBL:Eximbank Mỹ Tho có định hướng duy trì
tốc độ tăng trưởng dư nợ TDBL đến năm 2025 bình quân đạt hơn 20%/ năm. Để đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ, Chi nhánh Mỹ Tho phấn đấu mỗi năm tăng hơn 25% số lượng khách hàng TDBL có thu nhập trung bình khá trở lên.
Kiểm soát chất lượng tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tốt: Đối với hoạt
động TDBL tiếp tục đảm bảo tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu dưới 2% trên cơ sở kiểm soát chất lượng tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tốt.
Khách hàng mục tiêu:
Đối với khách hàng là cá nhân: tập trung phát triển khách hàng có thu nhập cao và thu nhập trung bình khá trở lên như: lãnh đạo, doanh nhân, nhà quản lý, công chức, cán bộ công nhân viên tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, các công ty lớn.
Đối với khách hàng là hộ sản xuất kinh doanh, DNVVN: tập trung phát triển khách hàng trong các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ, gia công, chế biến, nuôi trồng, xuất nhập khẩu...
Nâng cao hiệu quả hoạt động TDBL:Mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng đóng
góp thu nhập từ TDBL chiếm 65% tổng thu nhập toàn Chi nhánh, trong đó vừa kết hợp giữa thu nhập từ cho vay và các nguồn thu phí lãi từ cung cấp dịch vụ.
Có thể nói, vì TDBL đang là thị trường có nhiều tiềm năng nên các ngân hàng đang nỗ lực mở rộng thị phần nhằm tăng tính cạnh tranh và nâng cao thương hiệu trên thị trường.Định hướng tiếp tục phát triển TDBL là một phần quan trọng trong định hướng phát triển của Chi nhánh Mỹ Tho.Vì vậy, Eximbank Mỹ Tho cần phải
62
có những thay đổi, áp dụng những giải pháp phù hợp để khắc phục những hạn chế còn tồn tại nhằm phát triển hoạt động TDBL trong thời gian tới.
2.3.1.2. Mạng lưới chi nhánh, kênh phân phối
Kết quả khảo sát theophụ lục 1cho thấy có 18% khách hàng được khảo sát trả lời là sẽ quyết định vay vốn tại một NHTM nếu mạng lưới giao dịch của Ngân hàng rộng, cơ sở vật chất tốt, thuận tiện giao dịch, kênh phân phối đa dạng. Ngoài ra, kết quả điều tra về mức độ hài lòng của khách hàng với Eximbank Mỹ Tho cho thấy đối với tiêu chí không gian giao dịch có 30% khách hàng cảm thấy bình thường và 17% khách hàng cảm thấy không hài lòng, do không gian tại các điểm giao dịch chật hẹp, không sạch sẽ, thoáng mát, khu để xe chật chội, không an toàn.
Nguyên nhân: Eximbank Mỹ Tho có 1 trụ sở chính và 2 phòng giao dịch thì cả 03 đều tập trung tại Tp và Thị xã trong khi ở các huyện thì chưa có điểm giao dịch nào. Không gian, chỗ để xe khách hàng quá hẹp làm ảnh hưởng đến tâm lý không thoải mái của khách hàng khi đến giao dịch.
Qua đó cho thấy mạng lưới kênh phân phối giữ vai trò khá quan trọng trong phát triển TDBL vì nó mang lại sự thuận tiện cho khách hàng trong giao dịch, thể hiện đẳng cấp, tính chuyên nghiệp của một ngân hàng.Việc phát triển các kênh phân phối về số lượng và chất lượng là một trong những giải pháp hàng đầu để phát triển TDBL.