Các mục tiêu cụ thể

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chinh nhánh mỹ tho (Trang 84 - 86)

8. Kết cấu của luận văn

3.1.2.2. Các mục tiêu cụ thể

Để phát triển tín dụng bán lẻ,Eximbank đã đặt ra các mục tiêu một cách rõ ràng và hiệu quả, cụ thể như sau:

❖ Định vị thị trường và thị phần

− Mục tiêu đến năm 2025, nền khách hàng của TDBL chiếm khoảng 85%/tổng số khách hàng của Eximbank và đạt khoảng 7 triệu khách hàng.

− Quy mô hoạt động đứng trong “top 10” ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam đến năm 2025.

❖ Khách hàng mục tiêu

− Đối với khách hàng là cá nhân: Tập trung phát triển khách hàng có nguồn tiền gởi tại Eximbank, khách hàng là chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông lớn của Công ty, khách hàng có trình độ học vấn cao, khách hàng có nguồn thu nhập ổn định, khách hàng có tài sản tích lũy lớn, khách hàng đang và đã có quan hệ tín dụng

74 uy tín với Eximbank.

− Đối với khách hàng là hộ sản xuất kinh doanh: Tập trung phát triển khách hàng trong các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ, gia công, chế biến, nuôi trồng, xuất nhập khẩu...

− Đối với khách hànglà các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Tập trung phát triển khách hàng đã và đang có quan hệ tín dụng với Eximbank có lịch sử trả nợ tốt và tuân thủ các điều kiện tín dụng theo qui định, khách hàng đang sử dụng dịch vụ chi trả lương qua Eximbank, khách hàng đã có thương hiệu trên thị trường. Tập trung cho vay theo các sản phẩm tín dụng chuẩn, chuỗi liên kết sản phẩm trọn gói, các sản phẩm chuyên biệt cho các ngành kinh doanh đặc thù.

❖ Địa bàn mục tiêu

Tập trung phát triển hoạt động TDBL tại địa bàn nơi có 44 chi nhánh và 163 PGD, quỹ tiết kiệm Eximbank đặt trụ sở, chủ yếu tại các đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2 và loại 3, là các thành phố trực thuộc trung ương hoặc trực thuộc tỉnh, với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước.

Các loại đô thị nêu trên là những nơi có mật độ dân số đông, dân cư có thu nhập khá trở lên, có nhu cầu chi tiêu hưởng thụ cuộc sống từ đó sẽ có nhu cầu vay vốn để thỏa mãn chi tiêu nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, do đó tạo ra nhiều tiềm năng để phát triển TDBL.

❖ Sản phẩm tín dụng bán lẻ

Phát triển đa dạng, đầy đủ tất cả các sản phẩm để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng.Tùy từng đặc thù của từng địa bàn, lựa chọn tập trung phát triển một số sản phẩm chiến lược như: cho vay BĐS, cho vay SXKD, cho vay mua Ô tô, cho vay tiêu dùng, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng. . . cụ thể:

Đối với các sản phẩm TDBL truyền thống: Nâng cao chất lượng và tiện

íchthông qua cải tiến quy trình nghiệp vụ, đơn giản hoá thủ tục giao dịch và thân thiện với khách hàng.

75

kháchhàng, phát triển nhanh trên cơ sở sử dụng đòn bẩy công nghệ hiện đại để cung cấp cho khách hàng trọn gói sản phẩm dịch vụ tài chính của NHBL.

❖ Các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu đến năm 2025 − Tăng trưởng TDBL 25%/năm.

− Mở rộng mạng lưới với tổng cộng 230 chi nhánh và phòng giao dịch. − Đạt doanh số 1 tỷ USD về thanh toán thẻ quốc tế mỗi năm.

− Phát hành được 1 triệu thẻ tín dụng quốc tế mỗi năm. − Thu nhập từ TDBL chiếm 65% tổng nhập của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chinh nhánh mỹ tho (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)