Mô hình quản lý Tổng công ty viễn thông Viettel

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý cước viễn thông tại viettel đồng tháp (Trang 51 - 54)

8. Kết cấu của luận văn

2.1.4. Mô hình quản lý Tổng công ty viễn thông Viettel

Là công ty con của Tập đoàn Công Nghiệp- Viễn thông Quân đội, Tổng Công ty Viễn thông Viettel mang lại 60% doanh thu cho Tập đoàn. Với lợi thể vùng phủ rộng. Kênh phân phối lớn nhất đến tận làng xã, cung cấp tới 100% người dân Việt Nam và đội ngũ gần 50.000 nhân viên địa bàn tại xã, phường trên cả nước. Ngành nghề kinh doanh doanh chính của Tổng Công ty là dịch vụ viễn thông bao gồm:Dịch vụ điện thoại cố định có dây và không dây. Dịch vụ Internet băng rộng cáp quang. Dịch vụ cho thuê kênh nội hạt thuê kênh đường dài trong nước, thuê kênh quốc tế. Dịch vụ mạng riêng ảo (VPN). Kinh doanh thiết bị đầu cuối kèm dịch vụ

Tổng Công ty cũng là đơn vị quản lý, kinh doanh phát triển dịch vụ cho hơn 75 triệu thuê bao di động Viettel.

Để đạt được những thành công trên, Tổng Công ty Viễn thông Viettel đã xây dựng mô hình tổ chức như sau:

Xây dựng bộ máy VTT với trọng tâm là Bán hàng, thực hiện bán các sản phẩm viễn thông và Công nghệ thông tin.

VTT là đơn vị đại diện duy nhất của Tập đoàn thực hiện nhiệm vụ bán các sản phẩm dịch vụ Viễn thông và Công nghệ thông tin đến các đối tượng khách hàng tại thị trường Việt Nam.

Hình thành bộ máy VTT với 3 chức năng chính: Nghiên cứu thị trường, xây dựng kế hoạch kinh doanh, tạo sản phẩm- tổ chức bán hàng- thực hiện các dịch vụ sau bán

Tổ chức chuyên sâu công tác bán hàng trên từng loại kênh để đảm bảo tính xuyên suốt, thống nhất từ bộ máy VTT -> Tỉnh -> Huyện -> Xã.

41

hàng. Đổi mới bộ máy nhân sự, yêu cầu đảm bảo 50% lực lượng cán bộ quản lý và chuyên viên của VTT đã có kinh nghiệm thực tế từ Tỉnh và Thị trường về. Tối ưu giảm nhân sự chính thức, chỉ duy trì Hợp đồng lao động chính thức với bộ máy quản lý và kiểm soát kênh cấp Huyện trở lên; thực hiện ký hợp đồng dịch vụ (CTV) đối với các lực lượng trực tiếp bán hàng tuyến xã

Mô hình tổ chức phân ra 2 lớp: Lớp Tổng Công ty và Lớp Chi nhánhTỉnh/thành phố, trong mỗi lớp lại tổ chức theo khối chức năng và phòng ban để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh:

Lớp Tổng Công ty: được chia ra thành 3 trung tâm, 5 kênh, và 9 phòng ban dựa theo nhiệm vụ chính của các đơn vị.

Kết cấu

3 trung tâm: Trung tâm điều hành kinh doanh. Trung tâm chăm sóc khách hàng.Trung tâm Vas- Media

5 kênh: gồm Kênh bán hàng trực tiếp. Kênh điểm bán. Kênh cửa hàng trực tiếp. Kênh chuỗi. Kênh giám sát outshort

Khối hỗ trợ, phòng ban gồm 9 phòng : Phòng truyền thông nội bộ, phòng công nghệ thông tin, phòng chính trị, phòng tổ chức hành chính, phòng đào tạo và tổ chức nhân lực, phòng truyền thông sản phẩm và marketing, phòng tài chính, phòng quàn lý tài sản- đầu tư- mua sắm, phòng kiểm soát nội bộ

Nhân sự:

01 Tổng giám đốc (TGĐ)

04 Phó TGĐ phụ trách trực tiếp các khối và các BU (business unit) (kiêm nhiệm chức danh Giám đốc khối và giám đốc BU).

Mỗi khối có các chức danh quản lý sau: Giám đốc khối (P. TGĐ kiêm nhiệm), Giám đốc Trung tâm, Trưởng phòng, Trưởng Bộ phận (áp dụng với các phòng lớn).

Mỗi BU có các chức danh quản lý: Giám đốc BU (P. TGĐ kiêm nhiệm), Giám đốc khối (với BU Tiêu dùng), Giám đốc Trung tâm, Trưởng phòng, Trưởng bộ

42 phận.

Lớp chi nhánh Tỉnh/Thành phố: được chia thành các bộ phận như sau: Khối hỗ trợ dùng chung , Bộ phận kiểm soát outshort, Phòng Kỹ Thuật, Phòng tài chính, kênh Viettel Pay, Kênh Khách hàng doanh nghiệp, kênh bán hàng trực tiếp,

Khối hỗ trợ dùng chung

Trợ lý chính trị: Chịu trách nhiệm công tác Đảng, Đoàn, truyền thông nội bộ, theo dõi nắm bắt tư tưởng chính trị CBCNV.

Phụ trách tổng hợp: Chịu trách nhiệm tổng hợp các báo cáo kinh doanh của đơn vị Nhân viên tổ chức hành chính: Chấm công, chi trả lương, lo các chế độ phúc lợi xã hội

Nhân viên CSKH: Giải quyết các chính sách cho khách hàng, xử lý các khiếu nại….

Nhân viên văn thư: Đọc, chuyển, phê duyệt các văn bản đến đi

Đội xe chịu trách nhiệm đảm bảo xe co công tác quan hệ ngoại giao, ứng cứu thông tin, vận chuyển hàng hóa…

Nhân viên truyền thông và nghiên cứu thị trường: Nghiên cứu các chính sách và truyền thôn quảng cáo

Phòng tài chính: Trưởng phòng và 3 kế toán chuyên quản, quản lý các khoản chi phí và doanh thu của Viettel Đồng Tháp

Phòng kỹ thuật hạ tầng: Kiểm tra, giám sát các đơn vị thuê vận hành khai thác, chịu trách nhiệm các dự án đầu tư, đôn đốc chứng từ thanh quyết toán.

Bộ phận kiểm soát out short: Đứng đầu là P Giám đốc kinh doanh, chịu trách nhiệm kiểm soát các đơn vị out short như điểm bán bưu chính, CHTT bưu chính. Bộ phận kiểm soát kênh CHTT có 2 nhân sự một giám sát và 1 KHKD

Kênh khách hàng doanh nghiệp: Đứng đầu là giám đốc KHDN chịu trách nhiệm các dự án, giải pháp CNTT, các sản phẩm cung cấp lớp KHDN

43

phát triển thuê bao chi trả lương, thuê bao sử dụng TMDT cho các giao dịch thanh toán

Kênh BHTT: Đứng đầu là Giám đốc tỉnh kiêm giám đốc kênh BHTT, chịu trách nhiệm các mãng khách hàng cá nhân tại tỉnh. Dưới giám đốc tỉnh có 2 đồng chí, một nhân viên KHKD và nhân viên cố định băng rộng

Trung tâm Quận/Huyện

01 Giám đốc huyện kiêm cụm trưởng bán hàng trực tiếp, phụ trách trực tiếp các lực lượng kinh doanh tại huyện và chịu trách nhiệm pháp lý với các cơ quan, ban ngành, chính quyền địa phương.

01 Đội trưởng kỹ thuật phụ trách trực tiếp lực lượng kỹ thuật nhà trạm và dây máy, chịu trách nhiệm đảm bảo công tác vận hành khai thác mãng kỹ thuật của huyện.

01 giám đốc bưu cục: Quản lý bưu chính và kênh chtt và kênh điểm bán

01 giám đốc siêu thị Xuất Nhập Khẩu Viettel kinh doanh máy điện thoại, linh kiện phụ kiện, máy tính… và làm dịch vụ sau bán

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý cước viễn thông tại viettel đồng tháp (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)