Quản lý mức đóng và phương thức đóng BHXH tự nguyện

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện tân phú đông tỉnh tiền giang (Trang 27 - 28)

8. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Quản lý mức đóng và phương thức đóng BHXH tự nguyện

BHXH tự nguyện tồn tại và phát triển, đem lại lợi ích tốt nhất cho người lao động tham gia thì phải có một quỹ tài chính đủ lớn và bền vững. Đây là cơ sở quan trọng để BHXH tự nguyện hoạt động một cách an toàn và hiệu quả. Nếu quỹ càng lớn mạnh thì hệ thống BHXH tự nguyện hoạt động càng dễ dàng và ngược lại. Quỹ BHXH tự nguyện liên quan đến: Mức đóng, phương thức đóng, nguồn hình thành, mục đích sử dụng, quản lý quỹ và sự bảo trợ của Nhà nước.

1.3.2.1. Mức đóng:

Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là những người lao động làm việc ở các ngành nghề, khu vực khác nhau, công việc bấp bênh, thu nhập thấp và không ổn định. Vì vậy, việc quy định mức đóng không phải là điều dễ dàng. Trên thực tế, khi xây dựng mức đóng, các nước thường quy định hạn mức tối thiểu và tối đa mức thu nhập hằng tháng mà người tham gia lựa chọn làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện và mức đóng sẽ thay đổi trong từng thời kỳ phụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng thường quy định mức thu nhập hằng tháng mà người tham gia lựa chọn không thấp hơn mức lương tối thiểu hoặc mức sống trung bình của dân cư ở từng khu vực khác nhau, để khi được hưởng trợ cấp BHXH cũng có thể đảm bảo được mức sống tối thiểu, tránh thu nhập bị hụt hẫng quá lớn. Mức đóng [14] và [21] cụ thể như sau:

Thứ nhất, Mức đóng hằng tháng của người tham gia BHXH tự nguyện như sau:

Mdt = 22% x Mtnt

Trong đó:

Mdt: Mức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng.

Mtnt: Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn. Mtnt = CN + m x 50.000 (đồng/tháng)

Trong đó:

CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tại thời điểm đóng (đồng/tháng).

21

Mức thu nhập tháng người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

1.3.2.2. Phương thức đóng:

Phương thức đóng là quy định về cách thức đóng phí của người tham gia. Nếu phương thức đóng phí dễ dàng, thuận tiện sẽ khuyến khích người lao động tham gia. Vì đối tượng tham gia BHXH tự nguyện thường sinh sống, làm việc phân tán ở nhiều nơi, thu nhập khác nhau và không ổn định, nên việc quy định phương thức đóng phí phải linh hoạt và đa dạng để người tham gia lựa chọn.

Phương thức đóng BHXH tự nguyện theo từng tháng, quý hoặc 6 tháng một lần, và đóng nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm.

1.3.2.3. Thời điểm đóng

Thời điểm đóng BHXH đối với phương thức đóng quy định [15]; [21] được thực hiện như sau: Trong tháng đối với phương thức đóng hằng tháng; Trong 03 tháng đối với phương thức đóng 03 tháng một lần; Trong 04 tháng đầu đối với phương thức đóng 06 tháng một lần; Trong 07 tháng đầu đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.

Thời điểm đóng BHXH đối với trường hợp đóng một lần cho nhiều năm về sau hoặc đóng một lần cho những năm còn thiếu được thực hiện tại thời điểm đăng ký phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện tân phú đông tỉnh tiền giang (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)