8. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Nâng cao hiệu quả tuyên truyền về BHXH tự nguyện
Một trong những lý do người dân không tham gia BHXH tự nguyện là họ không biết thông tin. Do vậy, để nâng cao nhận thức của người lao động về BHXH tự nguyện cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách đến tất cả các đối tượng, ở các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân. Thực hiện tuyên truyền thông qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú bằng các phương tiện thông tin đại chúng (tivi, đài, báo); pa nô, áp phích, kết hợp lồng ghép nội dung BHXH tự nguyện với các buổi sinh hoạt của thôn, xã, các hội, đoàn thể.
Nếu trước đây, tuyên truyền vận động chỉ mang tính chất "hô hào", thì bây giờ BHXH các cấp đã cùng với đại lý bắt tay chính thức là Bưu điện thực hiện nhiệm vụ này; đặc biệt, phương châm "đi từng nhà, rà từng ngõ" cần được xem là giải pháp quan trọng trong tuyên truyền mở rộng BHXH tự nguyện.
Do đó, trong thời gian tới, cần có một số định hướng và giải pháp phù hợp, trước hết, cần thúc đẩy việc chuyển dịch lao động từ khu vực phi chính thức sang khu vực chính thức để tạo sự ổn định về công việc, thu nhập, là cơ sở cho việc tham gia BHXH. Phát triển đại lý thu và xem hình thức vận động thu BHXH tự nguyện của đại lý là một dịch vụ tốt nhất phục vụ và đáp ứng yêu cầu của người tham gia.
Xây dựng kế hoạch truyền thông riêng về BHXH tự nguyện; có phương án cụ thể về cách thức tổ chức, chương trình, thời gian thực hiện trước khi mời người dân tham dự các hội nghị truyền thông; Công tác tuyên truyền, phổ biến sâu, rộng chính sách BHXH tự nguyện để nhiều người dân hiểu, từ đó chủ động tham gia BHXH tự nguyện.