8. Kết cấu của luận văn
1.4.1. Tỷ lệ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Trong hoạt động BHXH tự nguyện có 2 nhóm đối tượng: Nhóm đối tượng tham gia BHXH tự nguyện và nhóm đối tượng thụ hưởng BHXH tự nguyện.
Thứ nhất, Nhóm đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là những người lao động đã tham gia BHXH tự nguyện hàng tháng, lũy tiến phát sinh tăng hàng quý và hàng năm (Số Lũy tiến = số tăng mới trừ số ngưng đóng). Xác định tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện để nhận định tình hình phát triển lao động gia tăng có đảm bảo theo kế hoạch được giao và đảm bảo theo Nghị quyết của Đảng và Nhà nước phù hợp với chính sách an sinh xã hội bền vững lâu dài, đảm bảo gia tăng Quỹ BHXH tự nguyện và gia tăng nguồn thu. Cơ quan BHXH tự nguyện phải nắm chắc số lượng người lao động đã tham gia, tình hình biến động thu nhập của họ và dự báo được nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện của người lao động trong tương lai.
Thứ hai, Nhóm đối tượng thụ hưởng BHXH tự nguyện là những người lao động và gia đình họ. Cơ quan BHXH tự nguyện cũng phải có đầy đủ thông tin về người lao động khi thụ hưởng BHXH tự nguyện để chi đúng, chi đủ cho đối tượng và tránh sự lạm dụng về BHXH tự nguyện. Đồng thời xác định tỷ lệ giữa người thụ hưởng và người tham gia, nhằm đảm bảo cân đối quỹ BHXH tự nguyện hiện tại và bền vững trong tương lao.
Để quản lý tốt đối tượng, cơ quan BHXH tự nguyện thường có các công cụ quản lý đó là sổ BHXH tự nguyện, trong đó ghi chép đầy đủ các thông tin về đối tượng tham gia và đối tượng thụ hưởng BHXH tự nguyện; việc xác định tỷ lệ căn cứ vào số liệu được tổng hợp trên biểu, mẫu tổng hợp người tham gia và tình hình thu BHXH trong kỳ:
Mức độ bao phủ: Mức độ bao phủ của hệ thống BHXH tự nguyện là sự phản ánh mức độ tham gia của người lao động đối với chính sách này. Nếu mức độ tham gia BHXH tự nguyện càng cao thì mức độ an toàn cho người lao động khi tuổi già hoặc khi gặp rủi ro càng cao. Điều này cũng đồng nghĩa với khả năng phòng ngừa
27
rủi ro của người lao động càng cao. Mặt khác, nó cũng phản ánh BHXH tự nguyện nhằm hướng tới bảo đảm an toàn cho mọi thành viên trong xã hội, phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục hậu quả rủi ro và đảm bảo ASXH. Từ đó sẽ tạo ra sự công bằng, bình đẳng giữa các tầng lớp lao động trong xã hội. Qua đó giúp cho người lao động yên tâm, tin tưởng vào chính sách tốt đẹp của Nhà nước và đây chính là động lực để khuyến khích họ tích cực lao động, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động. Vì vậy, việc mở rộng diện bao phủ BHXH tự nguyện là mục tiêu mà hướng tới và đây cũng chính là nhu cầu và nguyện vọng chính đáng của người lao động. Do vậy, chỉ tiêu về mức độ bao phủ đánh giá sự hiệu quả mang lại mà tác giả đã xây dựng để xác định nâng cao hiệu quả để đạt mục tiêu
Để đo mức độ bao phủ của hệ thống BHXH tự nguyện, người ta dùng chỉ tiêu sau:
Trong đó:
- Cbhxh: Mức độ bao phủ của BHXH tự nguyện.
- Sbhxh : Số người tham gia BHXH tự nguyện.
- Slđ : Số người thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện.
Chỉ tiêu này càng cao, thì mức độ bao phủ của hệ thống BHXH tự nguyện càng lớn. Điều này càng khẳng định việc thiết kế chính sách phù hợp với thực tiễn và công tác thực thi chính sách đạt hiệu quả tốt. Chỉ tiêu này càng cao thì càng tốt, thể hiện mức độ bao phủ của BHXH tự nguyện so với lực lượng lao động càng cao.
Tốc độ phát triển số người tham gia BHXH tự nguyện
Trong đó:
- Ts: Tốc độ phát triển số người tham gia BHXH tự nguyện. - S1: Số người tham gia BHXH tự nguyện kỳ báo cáo. - S0: Số người tham gia BHXH tự nguyện kỳ gốc.
S1 Ts = x 100 S2 Sbhxh Tbhxh = x 100 Slđ
28 S1
Tks = x 100 Sk
Chỉ tiêu này càng cao càng tốt. Nếu Ts > 100 thì số người tham gia BHXH tự nguyện của năm sau cao hơn năm trước. Điều này thể hiện tốc độ phát triển số người tham gia BHXH tự nguyện càng nhanh.