8. Kết cấu của luận văn
1.3.5. Quy trình Quản lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện
Bảo hiểm xã hội tỉnh và BHXH huyện không được sử dụng tiền thu BHXH tự nguyện vào bất cứ mục đích gì (trường hợp đặc biệt phải được Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chấp thuận bằng văn bản).
Hàng quý, BHXH tỉnh (Phòng Kế hoạch-Tài chính) và BHXH huyện gửi thông báo quyết toán cho phòng Quản lý Thu;
Bảo hiểm xã hội Việt Nam thẩm định số thu BHXH tự nguyện theo 6 tháng hoặc hàng năm đối với BHXH tỉnh. BHXH tỉnh thẩm định số thu BHXH tự nguyện theo 3 tháng và năm đối với BHXH huyện.
Phân cấp quản lý thu BHXH tự nguyện:
Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Ban Thu BHXH) chịu trách nhiệm tổng hợp, phân loại đối tượng tham gia BHXH bắt buộc; Hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức, quản lý thu BHXH tự nguyện; Kiểm tra, đối chiếu tình hình thu nộp BHXH tự nguyện, cấp sổ BHXH và thẩm định số thu BHXH tự nguyện.
Bảo hiểm xã hội tỉnh: Phòng Quản lý thu BHXH có trách nhiệm: Tổ chức, hướng dẫn thu BHXH tự nguyện; Định kỳ quý, năm thẩm định số thu BHXH tự nguyện đối với BHXH huyện; Phối hợp với phòng Kế hoạch Tài chính lập và giao kế hoạch, quản lý tiền thu
Bảo hiểm xã hội huyện trực tiếp thu BHXH tự nguyện: Đối tượng là người lao động trên địa bàn huyện, không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc bao gồm các thành phần như: Nông dân, lao động tự do, đối tượng là các chủ doanh nghiệp đứng ra tham gia cho người lao động mà họ sử dụng lao động công nhật hay lao động giúp việc.
Quản lý tiền thu BHXH tự nguyện
Thu BHXH tự nguyện bằng hình thức nộp tiền mặt hoặc chuyển khoản cho nhân viên đại lý thu theo biên lai ngành BHXH phát hành; Toàn bộ tiền thu sẽ được chuyển vào tài khoản chuyên thu trong ngày trước 16 giờ chiều ngày làm việc.
Không được sử dụng tiền thu BHXH tự nguyện để chi cho bất cứ việc gì; Không được áp dụng hình thức gán thu bù chi tiền BHXH tự nguyện đối với mọi trường hợp
25