Thực trạng công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện tân phú đông tỉnh tiền giang (Trang 62 - 67)

8. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Thực trạng công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội tự nguyện

2.2.2.1. Hiệu quả Quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

- Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên đại bàn huyện tân Phú Đông qua các năm 2016 đến 2019.

Bảng 2.2. Đối tượng BHXH tự nguyện phân theo độ tuổi huyện Tân Phú Đông

Năm

Số lao động (người)

Nữ

Phân theo độ tuổi

Từ 20 trở xuống Từ 21 - 30 Từ 31 - 40 Từ 41 - 50 Trên 51 T. số T. đó nữ T. số T. đó nữ T. số T. đó nữ T. số T. đó nữ T. số T.đó nữ 2016 97 10 0 0 14 1 14 3 24 2 45 4 2017 104 14 0 0 14 2 16 4 25 3 49 5 2018 142 13 0 0 10 1 55 9 35 1 42 2 2019 466 242 11 3 42 19 94 49 95 49 224 122

(Nguồn: Số liệu BHXH huyện Tân Phú Đông)

Nhóm đối tượng cán bộ không chuyên trách là nhóm đối tượng đặc thù, từ những năm trước 01/01/2019 huyện Tân Phú Động đã thực hiện hỗ trợ nhà nước đóng cho các đối tượng này: Ngân sách của tỉnh hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm xã hội theo

56

hình thức tự nguyện. Mức đóng theo hệ số phụ cấp của từng chức danh và theo tỷ lệ đóng do cơ quan Bảo hiểm xã hội quy định. Từ 01/01/2019 thì đối tượng này không được hỗ trợ và phải tự đóng, theo Quyết định số 29/QĐ-UBND tỉnh Tiền Giang [5]

2.2.2.2. Hiệu quả của việc Quản lý mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Quản lý mức đóng: Người tham gia BHXH tự nguyện được lựa chọn mức thu nhập để làm căn cứ đóng BHXH, thấp nhất bằng lương tối thiểu chung và cao nhất bằng 20 lần lương cơ sở và được phân ra thành nhiều mức thu nhập làm căn cứ đóng khác nhau để người lao động dể lựa chọn, phù hợp với thu nhập của mình. Khi cần, người lao động có thể xin thay đổi mức thu nhập làm căn cứ nộp BHXH. Mức quy định thấp nhất bằng mức chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 59/QĐ-Ttg việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 [27] để làm căn cứ tính toán thu chi, cũng là đảm bảo khả năng tham gia BHXH tự nguyện ở mức thấp nhất của người lao động. Việc quy định mức cao nhất bằng 20 lần lương cơ sở cũng là để giới hạn mức cho phép, đảm bảo sự phát triển an toàn và tăng trưởng cho quỹ BHXH tự nguyện.

Hiệu quả thực hiện thống kê mức đóng của người tham gia BHXH TN trên địa bàn huyện Tân Phú Đông giai đoạn 2016 – 2019, được thể hiện bảng dưới đây:

Bảng 2.3. Thống kê mức đóng của đối tượng trên địa bàn huyện Tân Phú Đông

Năm tài chính Số lao động Nữ Mức đóng 700 ngàn Từ 1 đến dưới 2 triệu Từ 2 đến dưới 5 triệu Từ 5 đến dưới 10 triệu Từ 10 triệu trở lên Cao nhất 20 lần lương cơ sở Năm 2016 97 10 0 97 0 0 0 0 Năm 2017 104 14 0 104 0 0 0 0 Năm 2018 142 13 0 142 0 0 0 0 Năm 2019 466 242 264 149 47 5 1 0

(Nguồn: Số liệu BHXH huyện Tân Phú Đông) Quản lý phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện: Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định: Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

57

được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất: Đóng hằng tháng; Đóng 03 tháng một lần; Đóng 06 tháng một lần; Đóng 12 tháng một lần; Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;

Thực tế trên địa bàn huyện Tân Phú Đông, những năm trước tháng 01 năm 2019, do đối tượng tham gia chỉ là cán bộ không chuyên trách cấp xã và ấp, đóng theo mức hỗ trợ 1 lần lương cơ sở và phương thức đóng chỉ là mỗi tháng theo định kỳ trả lương. Từ tháng 1 năm 2019 trở về sau, sự lan tỏa về chính sách BHXH TN đến người nông dân trên địa bàn huyện Tân Phú Đông được nâng lên rõ nét với cơ chế chính sách mức đóng và phương thức đóng quy định linh hoạt, với các công cụ dịch vụ cung cấp mới hình thành cũng như về khả năng tư vấn và truyền thông của Đại lý thu do Bưu điện huyện đứng ra tổ chức, nên phương thức đóng cũng được lựa chọn nhiều phương thức hơn, theo bảng thống kê qua các năm phương đóng tại huyện theo bảng dưới đây:

Bảng 2.4. Thống kê đối tượng tham gia BHXH TN theo phương thức đóng

Năm tài chính Số lao động Nữ Phương thức đóng 1 tháng 3 tháng 6 tháng 12 tháng Đóng cho những năm về sau Đóng cho những năm còn thiếu Năm 2016 97 10 97 0 0 0 0 0 Năm 2017 104 14 104 0 0 0 0 0 Năm 2018 142 13 142 0 0 0 0 0 Năm 2019 466 242 135 244 34 40 13 0

(Nguồn: Số liệu BHXH huyện Tân Phú Đông)

2.2.2.3. Tổ chức thực hiện thu bảo hiểm xã hội tự nguyện

Tổ chức thu: Việc thu tiền đóng BHXH được thực hiện vào nửa đầu của thời gian ứng với phương thức mà người tham gia BHXH lựa chọn. Trường hợp đóng hàng tháng thì đóng trong thời hạn 15 ngày đầu của tháng, đóng hàng quý thì đóng trong thời hạn 45 ngày đầu của quý và đóng 6 tháng một lần thì đóng trong thời hạn 3 tháng đầu.

58

Người đang tham gia BHXH tự nguyện được đăng ký lại phương thức đóng hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện với tổ chức BHXH. Việc đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng được thực hiện ít nhất là sau 6 tháng kể từ lần đăng ký trước.

Về cách thức thu:

Thứ nhất, Người tham gia có thể đến đăng ký và đóng phí tại cơ quan BHXH huyện theo đó người tham gia BHXH tự nguyện đóng tiền mặt trực tiếp cho cơ quan BHXH huyện nơi đăng ký đóng BHXH theo thời gian và địa điểm quy định cụ thể của cơ quan BHXH

Thứ hai, Người tham gia có thể chuyển tiền từ tài khoản cá nhân vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH huyện mở tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn; nhận Phiếu thu tiền đóng BHXH của mỗi lần đóng để lưu giữ.

Thứ ba, là giao dịch viên Bưu điện đến thu trực tiếp tại nhà người tham gia và trao liên thu cho người tham gia; cuối ngày chuyển tiền vào tài khoản chuyên thu của BHXH huyện mở tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Việc quản lý quá trình đóng: Bưu điện làm Đại lý thu, tiếp nhận từ cơ quan BHXH huyện mẫu sổ Tờ rời đã xác nhận thời gian đóng BHXH do cơ quan BHXH huyện xác nhận, Bưu điện giao phát Bưu phẩm từ dịch vụ Bưu điện đến tay người tham gia BHXH TN, nội dung Tờ rời xác nhận quá trình tham gia BHXH của từng mốc thời gian tương ứng với phương thức đã đóng, ký vào nơi quy định, lưu giữ để làm căn cứ giải quyết chế độ BHXH. Trường hợp người tham gia BHXH TN không tiếp tục đóng BHXH và không có yêu cầu nhận BHXH một lần thì được coi là tạm dừng đóng, khi tiếp tục đóng BHXH phải đăng ký lại và được linh hoạt vào các ngày của tháng đóng gọi là đóng lại; đóng liên tục theo phương thức đăng ký gọi là đóng tiếp; đóng cho những năm còn thiếu gọi là đóng bổ sung; tham gia đóng lần đầu là tăng mới. Việc linh hoạt không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đóng phí BHXH nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng mà công tác hạch toán thu chi của quỹ BHXH cũng được đảm bảo và BHXH tự nguyện thực sự là một dịch vụ phù hợp với sự lựa chọn cho người tham gia có thể đóng ở cơ quan BHXH, đóng ở Ngân hàng hay đóng tại nhà có nhân viên đại lý đến thu.

59

2.2.2.4. Dịch vụ và đại lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện

Hệ thống Bưu điện trên địa bàn huyện Tân Phú Đông đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội BHXH TN. Các đại lý thu của Bưu điện được ví như “cánh tay nối dài” của ngành BHXH trong việc tuyên truyền, vận động, giúp người dân nhận thức được tầm quan trọng và quyền lợi khi tham gia BHXH, BHYT.

Trước 2018, công tác tuyên truyền chỉ do cơ quan BHXH huyện thực hiện. Từ khi Chính phủ giao cho ngành BHXH ký hợp đồng với Bưu điện làm Đại lý và làm công tác truyền thông, vận động phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Đại lý đã tổ chức các cuộc Hội nghị tuyên truyền đối thoại và tìm kiếm khách hàng tiềm năng để phát triển thu BHXH tự nguyện.

Từ đầu năm 2019 đến nay, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam được BHXH Việt Nam ký hợp đồng giao quyền cho Bưu điện làm Đại lý thu phạm vi trên toàn quốc, vai trò chính của Bưu điện là triển khai phát triển đối tượng tham gia BHXH TN. Bưu điện huyện trên cơ sở làm Đại lý là kênh truyền thông, vận động, tư vấn trực tiếp khách hàng tiềm năng, xây dựng các phương án khai thác vận động đối tượng tham gia BHXH TN lần đầu, chăm sóc khách hàng và thu tiền BHXH TN hàng tháng, quý năm theo phương thức mà khách hàng lựa chọn khi đến hạn đóng phí.

2.2.2.5. Quy trình quản lý thu bảo hiểm xã hội

Quy trình về quản lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện, được áp dụng theo Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14 tháng 4 năm 2017 của BHXH Việt Nam [21]. Hiện nay tại BHXH huyện Tân Phú Đông theo trình tự các bước sau:

Bước 1: Người tham gia sau khi được nhân viên Đại lý Bưu điện tư vấn và ghi nhận danh sách là khách hàng tiềm năng, tập hợp thông tin khách hàng tiềm năng cho Đại lý Bưu điện huyện và có kế hoạch tổ chức Hội nghị khách hàng.

Bước 2: Tại Hội nghị khách hàng: người tham gia BHXH TN lần đầu quyết định tham gia sẽ được nhân viên đại lý làm thủ tục gồm:Đại lý thu hướng dẫn người tham gia BHXH TN kê khai Tờ khai (Mẫu TK01-TS); lập danh sách người tham gia BHXH tự nguyện (Mẫu D05- TS), thu tiền đóng BHXH của người tham gia, cấp biên

60

lai thu tiền mẫu C-16 do cơ quan BHXH cấp cho Đại lý thu theo quy định. Chuyển tiền thu của người tham gia vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH tại các Ngân hàng giao dịch tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (AGB); Ngân hàng Ngoại thương (VietinBank); Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) và sau đó nộp hồ sơ và biên lai cho cơ quan BHXH trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày thu tiền của người tham gia.

Bước 3: Cơ quan BHXH, bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chánh tiếp nhận hồ sơ của người tham gia BHXH tự nguyện đóng thông qua đại lý thu, đối soát thành phần và số lượng nếu đúng, đủ theo quy định thì viết giấy hẹn trả kết quả cho đại lý. Sau đó chuyển hồ sơ đúng, đủ cho bộ phận Thu theo quy định. Bộ phận Thu kiểm tra lại hồ sơ và dữ liệu điện tử (nếu có); rà soát thông tin định danh trên phần mềm Hộ gia đình với thông tin Chứng minh nhân dân của người tham gia và ghi nhận mã định danh (mã số BHXH) cho người tham gia. Song hành thời gian này, khi Ngân hàng báo có số tiền mà Đại lý lập UNC chuyển vào tài khoản chuyên thu của BHXH huyện, kế toán sẽ nhập số tiền theo mức đóng và phương thức đóng từng người tham gia vào chương trình kế toán (KTTT) sau đó tự động chương trình liên thông sang phần mềm thu sổ (TST) do bộ phận thu quản lý và căn cứ vào số tiền bộ phận thu nhập phát sinh vào chương trình quản lý thu (TST), ký duyệt vào danh sách người tham gia BHXH tự nguyện (Mẫu D05-TS)

Bước 4: Bộ phận cấp Sổ - thẻ kiểm tra, đối soát với quá trình nhập liệu của thu và Kế toán sẽ ghi nhận giá trị quá trình đóng và tiến hành in sổ BHXH và tờ rời ghi nhận quá trình đóng của người tham gia BHXH TN. Chuyển sổ BHXH của người tham gia về Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính, bộ phận TNHS và TKQTTHC sẽ căn cứ phiếu hẹn Đại lý chuyển sổ cho Bưu điện và Bưu điện làm động tác chuyển trả sổ cho người tham gia theo đường Bưu điện.

Tổng quy trình giải quyết 1 hồ sơ không quá 5 ngày.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện tân phú đông tỉnh tiền giang (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)