Căn cứ pháp lý về thu bảo hiểm xã hội tự nguyện

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện tân phú đông tỉnh tiền giang (Trang 60 - 62)

8. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Căn cứ pháp lý về thu bảo hiểm xã hội tự nguyện

Trước khi ban hành Luật BHXH năm 2006, Đảng và Nhà nước ta đã có những quan điểm về chính sách BHXH tự nguyện, được thể hiện trong các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng như sau:

Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996), về giải quyết một số vấn đề về chính sách xã hội, trong đó nêu rõ: “Thực hiện và hoàn thiện chế độ

Cơ quan BHXH cấp tỉnh, huyện

Hệ thống HB, NH Hệ thống HB, NH Đại lý Bưu điện Đối tượng Các TC, Hiệp hội Đối tượng UBND câp xã Đối tượng

54

BHXH, bảo đảm đời sống người nghỉ hưu được ổn định, từng bước cải thiện. Xây dựng Luật BHXH”.

Tiếp đến, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001), tiếp tục khẳng định: “Khẩn trương mở rộng hệ thống BHXH và ASXH. Sớm xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động thất nghiệp….Thực hiện các chính sách xã hội bảo đảm an toàn cuộc sống mọi thành viên cộng đồng, bao gồm BHXH đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế, cứu trợ xã hội những người gặp rủi ro bất hạnh”

Ngoài ra, trong Luật HTX năm 2003, quy định về nghĩa vụ của HTX, trong đó có nêu: “Đóng BHXH bắt buộc cho xã viên là cá nhân và người lao động làm việc thường xuyên cho HTX theo quy định của Điều lệ HTX phù hợp với quy định của pháp luật về bảo hiểm; tổ chức cho xã viên không thuộc đối tượng trên tham gia đóng BHXH tự nguyện”

Như vậy, chính sách BHXH luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện. Với mục đích sớm hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật về BHXH nói chung, BHXH tự nguyện nói riêng và tiến tới thực hiện BHXH toàn dân, góp phần đảm bảo ASXH. Điều này được thể hiện rất rõ trong các kỳ Đại hội của Đảng và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn.

Chính vì vậy, năm 2006 Luật BHXH đã được ban hành và chính sách BHXH tự nguyện được thực hiện từ ngày 01/01/2008 đã mở ra cơ hội lớn cho người lao động tham gia BHXH tự nguyện.

Vai trò quản lý của Nhà nước về BHXH tự nguyện là rất quan trọng, thể hiện ở chỗ Nhà nước tạo ra khung chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện. Đồng thời, Nhà nước cũng là người bảo trợ, người tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ và tạo điều kiện cho hệ thống sự nghiệp BHXH tự nguyện ra đời và hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao nhằm thực hiện tốt các chế độ chính sách BHXH tự nguyện.

Hiện nay đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bản huyện còn rất thấp, nguyên nhân chủ yếu là do đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Trong khi Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ kinh phí đóng góp, mà mức đóng BHXH tự nguyện khá

55

cao (22% mức thu nhập) so với khả năng của người nông dân, nên họ không có điều kiện để tham gia. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ mức đóng cho người lao động khi họ tham gia BHXH tự nguyện, đồng thời thực hiện đồng bộ các chính sách xã hội có liên quan đến cơ chế chính sách BHXH tự nguyện, tránh tình trạng chồng chéo và giảm thủ tục hành chính đối với người dân khi làm thủ tục tham gia và thủ tục hưởng chế độ BHXH tự nguyện.

Có thể nói, chính sách BHXH tự nguyện nước ta là chính sách mang tính nhân văn sâu sắc, do mới được ban hành nên còn nhiều vấn đề chưa phù hợp. Vì vậy, cần phải sửa đổi và bổ sung và hoàn thiện hơn trong thời gian tới nhằm từng bước đưa chính sách vào trong cuộc sống của người dân.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện tân phú đông tỉnh tiền giang (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)