Tổ chức thực hiện thu bảo hiểm xã hội tự nguyện

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện tân phú đông tỉnh tiền giang (Trang 28 - 30)

8. Kết cấu của luận văn

1.3.3. Tổ chức thực hiện thu bảo hiểm xã hội tự nguyện

Mô hình tổ chức bộ máy triển khai và thực hiện thu BHXH tự nguyện hiện nay được phân thành 3 cấp, Cấp trung ương có BHXH Việt Nam, là cơ quan thuộc Chính phủ chỉ đạo điều hành mọi tổ chức hoạt động hệ thống BHXH; cấp tỉnh là đơn vị cấp 2 thuộc ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, kiểm tra giám sát việc thực hiện các hoạt động của ngành BHXH ở phạm vi tỉnh; cấp huyện là đơn vị cấp 3 trực thuộc tỉnh. Bộ máy tổ chức BHXH tự nguyện nằm trong bộ máy tổ chức chung của hệ thống BHXH, mà đứng đầu là Hội đồng quản lý BHXH. Hội đồng quản lý gồm đại diện của Nhà nước, đại diện người lao động (công đoàn) và giới chủ sử dụng lao động. Hội đồng hoạt động tương tự như Hội đồng quản trị trong các doanh nghiệp. Dưới Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam là Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam do Chính phủ bầu ra

22

và phê chuẩn. Hội đồng quản lý có những nhiệm vụ cơ bản: Định hướng hoạt động của hệ thống BHXH tự nguyện; quản lý các quỹ BHXH tự nguyện nhân danh những người đóng BHXH tự nguyện; chỉ đạo việc thực hiện các dự án đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH tự nguyện; chỉ đạo việc tuân thủ và thực hiện các quy định của pháp luật về BHXH tự nguyện; đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ quan BHXH tự nguyện; kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước về BHXH tự nguyện về xây dựng, sửa đổi, bổ sung pháp luật về BHXH tự nguyện.

Cơ quan BHXH tự nguyện trung ương, ngoài Hội đồng quản lý còn có khối văn phòng và khối nghiệp vụ. Khối văn phòng có Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc và bộ phận giúp việc.

Cấp địa phương là đơn vị cấp 2, địa bàn quản lý là tỉnh, không có Hội đồng quản lý, chỉ có Giám đốc BHXH tỉnh do Tổng Giám đốc trung ương bổ nhiệm và miễn nhiệm.

Cấp địa phương là đơn vị cấp 3, địa bàn quản lý là huyện trực thuộc tỉnh, có Giám đốc BHXH huyện do Giám đốc BHXH tỉnh bổ nhiệm và miễn nhiệm.

Cơ quan BHXH tự nguyện ở địa phương có xu hướng chuyên môn hóa cao về các bộ phận nghiệp vụ, triển khai chính sách BHXH tự nguyện trên tinh thần tổ chức bộ máy phải tinh giản, cơ cấu phù hợp với đặc điểm, quy mô lao động của đơn vị hành chính huyện, tỉnh và hoạt động có tính chuyên nghiệp hóa cao, đạt hiệu quả.

Bảo hiểm xã hội quận, huyện, thị xã (gọi chung là BHXH huyện) tổ chức thực hiện BHXH tự nguyện gồm:

Bảo hiểm xã hội huyện căn cứ tình hình thực hiện năm trước, 6 tháng đầu năm và khả năng mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn, lập 02 bản kế hoạch thu BHXH tự nguyện (mẫu K01-TS) gửi 01 bản đến BHXH tỉnh trước ngày 10/6 hằng năm.

Lập 02 bản kế hoạch Ngân sách địa phương hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyện, gửi kịp thời cho cơ quan tài chính cùng cấp theo phân cấp Ngân sách địa phương để tổng hợp trình UBND huyện quyết định, hoặc gửi BHXH tỉnh để lập kế hoạch chung toàn tỉnh.

23

Phòng Quản lý Thu BHXH tỉnh lập 02 bản kế hoạch thu BHXH tự nguyện; phối hợp các Phòng có liên quan lập kế hoạch kinh phí hỗ trợ công tác thu đối với các đối tượng do tỉnh trực tiếp thu.

Tổng hợp toàn tỉnh, lập 02 bản kế hoạch thu BHXH (mẫu K01-TS), gửi BHXH Việt Nam 01 bản trước ngày 15/6 hàng năm;

Lập 02 bản kế hoạch Ngân sách địa phương hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyện gửi Sở Tài chính để tổng hợp trình UBND tỉnh quyết định;

Trên cơ sở kế hoạch thu, phân bổ kinh phí hỗ trợ công tác thu, hoa hồng đại lý được BHXH Việt Nam giao, tiến hành giao kế hoạch thu cho BHXH huyện.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Ban Thu BHXH Việt Nam căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch năm trước, ước thực hiện năm nay và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thu BHXH, BHYT, BHTN, lập kế hoạch thu BHXH, BHYT, BHTN, phối hợp với Ban KHTC báo cáo Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, bảo vệ kế hoạch với Nhà nước.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện tân phú đông tỉnh tiền giang (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)