Bài học rút ra cho Bảo hiểm xã hội huyện Tân Phú Đông

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện tân phú đông tỉnh tiền giang (Trang 46)

8. Kết cấu của luận văn

1.6.2. Bài học rút ra cho Bảo hiểm xã hội huyện Tân Phú Đông

giang

Tuy kết quả triển khai thành lập quỹ hưu, Quỹ bảo hiểm xã hội nông dân ở một số địa phương mới chỉ là bước đầu nhưng đã mang lại ý nghĩa chính trị, xã hội to lớn. Thực hiện bảo hiểm xã hội cho người lao động ở nông thôn là thể hiện được sự bình đẳng giữa lao động trong các thành phần kinh tế. Giúp cho lao động nông thôn yên tâm lao động sản xuất, bớt đi nỗi lo và gánh nặng tâm lý phải phụ thuộc con cháu khi tuổi già. Mặt khác, xây dựng quỹ bảo hiểm xã hội nông dân không chỉ góp phần ổn định xã hội mà còn phát huy mạnh mẽ nội lực của giai cấp nông dân phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển sản xuất nông nghiệp, xảy dựng nông thôn mới.

Mặc dù BHXH tự nguyện Nghệ An đã đạt được những kết quả bước đầu tương đối khả quan, nhưng xét trên phương diện quản lý thì đây chỉ là mô hình rất nhỏ mang tính địa phương. Thêm vào đó trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách BHXH cho nông dân cũng còn rất nhiều những vấn đề phải quan tâm cụ thể như:

Thứ nhất, về khả năng tham gia bảo hiểm xã hội của lao động làm việc ở khu vực nông nghiệp và nông thôn nhìn chung còn thấp do thu nhập ở khu vực này

40

hiện còn thấp, về mặt phương pháp luận, bất kỳ một chính sách bảo hiểm xã hội nào, chính sách là điểu kiện cần, thì điều kiện thực hiện là điều kiện đủ của nó.

Thứ hai, về thu nhập của lao động nông nghiệp và nông thôn thường theo mùa vụ và bằng hiện vật nên không thể thực hiện đóng BHXH hàng tháng như đối với lao động sản xuất công nghiệp. Đối với nông dân trồng lúa thì có thể 3, 6 tháng thu nhập một lần, còn nông dân trồng Sả, trồng mãng cầu…như thực tế tại huyện Tân Phú Đông thì hàng năm mới có thu nhập. Một số loại lao động như chăn nuôi, làm thuê, nuôi trồng ... ở khu vực nông thôn nhìn chung có thu nhập bấp bênh, thấp và phụ thuộc vào tiềm năng của huyện nên việc tham gia bảo hiểm xã hội cũng rất hạn chế.

Thứ ba, tuy Đảng và Nhà nước đã có chủ trương và nhiều văn bản quy định cụ thể về việc xây dựng chính sách BHXH tự nguyện cho người lao động, nhưng chưa có sự thống nhất cao giữa các cơ quan ban ngành trên địa bàn huyện. Còn cho đây là trách nhiệm của cơ quan BHXH.

Thứ tư, BHXH tự nguyện đối với nông dân và lao động nông thôn là một chính sách mới, nên hiểu biết của người lao động còn hạn chế. Trong khi đó, Nhà nước chưa có chương trình phổ biến rộng rãi để mọi người dân hiểu bàn bạc và thực hiện. Nhìn chung công tác tuyên truyền phổ biến và tổ chức vận động còn chưa đồng bộ và rộng khắp trong phạm vi địa bàn huyện tỉnh nói riêng và nói chung là trên phạm vi toàn quốc.

Thứ năm, việc quy định mức đóng góp, mức hưởng còn chưa có phương pháp và kinh nghiệm tính toán có căn cứ, nên về lâu dài quỹ bảo hiểm xã hội khó có thể cân đối được.

Như vậy, để BHXH tự nguyện sớm đi vào cuộc sống và mang tính tổng thể thì phương thức tổ chức quản lý và tổ chức thực hiện cũng cần phải nghiên cứu, phân tích từ những kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện thí điểm như:

Nguyên tắc hoạt động và phát triển của chế độ BHXH tự nguyện là có đóng có hưởng trên cơ sở đảm bảo cân đối quỹ tồn tại. Nhưng do mức tham gia BHXH của người lao động lại rất thấp nhưng thời gian nghỉ hưởng lại tương đối dài. Vì vậy, việc bảo tồn tăng trưởng và sự hỗ trợ từ các nguồn khác là rất cần thiết.

41

Để đảm bảo hiệu quả trong quá trình sử dụng và quản lý quỹ BHXH tự nguyện, cần xây dựng những đề án cụ thể mang tính khả thi được các cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét, phê duyệt trước khi triển khai thực hiện.

Mức đóng đa dạng nhưng phải phù hợp và phù hợp với quyền lợi được hưởng, cần đưa ra khung mức đóng phù hợp, linh hoạt tương ứng với quyền lợi thụ hưởng các chế độ ngắn hạn ngoài chế độ hưu trí và tử tuất.

Với những phương thức đóng linh hoạt hàng tháng, Quý, 6 tháng, hàng năm hoặc đóng 01 lần cho nhiều năm về sau có thể đóng cho 10 năm về sau, thay vì chỉ đóng có 5 năm, tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng tham gia BHXH tự nguyện có thu nhập chưa ổn định có điều kiện hưởng chế độ BHXH tự nguyện.

Thời gian đóng để tính hưởng chế độ hưu trí hiện nay là 20 năm là quá dài so với thời gian người lao động tích lũy đóng. Vì thế cần nên linh hoạt hơn trong việc thụ hưởng từ chính sách BHXH tự nguyện bằng cách rýt ngắn thời gian thụ hưởng thấp hơn 20 năm.

Nhận thức và hiểu biết về bảo hiểm xã hội không nhiều, còn có số đông nhận thức chưa đầy đủ. Đối tượng đông, đời sống không đều, chưa thực hiện ổn định. Trình độ dân trí còn thấp. Sự nhận biết vể bảo hiểm xã hội còn hạn hẹp vì lần đầu tiên họ mới tiếp cận với chính sách mới mẻ này.

Kết luận chương 1

Nội dung chính của chương này đã làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về BHXH như khái niệm, bản chất, BHXH trong hệ thống chính sách ASXH. Là một loại hình nằm trong hệ thống BHXH nói chung nên BHXH tự nguyện cũng có bản chất như BHXH. Bên cạnh những điểm chung, BHXH tự nguyện có những điểm riêng biệt, nên cũng ở chương này, tác giả tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến BHXH tự nguyện như:

Khái niệm về BHXH tự nguyện, có nhiều khái niệm khác nhau về BHXH tự nguyện tùy từng góc độ tiếp cận, trên cơ cở phân tích và kế thừa các khái niệm, tác giả đưa ra khái niệm về BHXH tự nguyện.

Đặc điểm của BHXH tự nguyện: Việc lựa chọn tham gia là hoàn toàn tự nguyện, người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với nhu cầu và

42

khả năng tài chính của mình; đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là không có quan hệ lao động, trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật thấp, việc làm bấp bênh, thu nhập thấp...

Vai trò của BHXH tự nguyện: Góp phần ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình mọi người lao động trong xã hội; đảm bảo sự công bằng và bình đẳng giữa những người lao động; BHXH tự nguyện trực tiếp góp phần đảm bảo ASXH.

Nguyên tắc BHXH tự nguyện: Nguyên tắc tự nguyện; nguyên tắc đóng- hưởng, công bằng và bình đẳng; nguyên tắc đơn giản và thuận tiện; nguyên tắc bảo trợ của Nhà nước; nguyên tắc phát triển.

Các loại hình BHXH: Hiện nay trên thế giới triển khai 2 loại hình BHXH, đó là BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện áp dụng cho tất cả mọi người lao động không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc.

Chính sách BHXH tự nguyện bao gồm: Xác định đối tượng áp dụng; các chế độ BHXH; quỹ BHXH; quản lý nhà nước về BHXH tự nguyện.

Cũng trong chương này, luận văn đã đề xuất một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả tở chức quản lý thu BHXH tự nguyện, các chỉ tiêu chủ yếu bao gồm: Mức độ bao phủ của hệ thống BHXH tự nguyện; Mức độ hoàn thành kế hoạch thu; mức độ tác động của hệ thống BHXH tự nguyện; mức độ bền vững về tài chính của hệ thống BHXH tự nguyện. Ngoài ra, tác giả còn đưa ra một số chỉ tiêu khác như tốc độ phát triển số lao động tham gia BHXH tự nguyện, tốc độ phát triển số thu BHXH tự nguyện, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch số lao động tham gia BHXH tự nguyện…

Thành công của luận văn là xác định được nội dung của chính sách và tổ chức thực hiện công tác quản lý thu BHXH tự nguyện. Đặc biệt, đã đưa ra được hệ thống các chỉ tiêu thống kê làm cơ sở để đánh giá kết quả tổ chức quản lý thu BHXH tự nguyện ở địa bàn huyện Tân Phú Đông tỉnh Tiền Giang.

Ngoài ra, chương này cũng nghiên cứu tình hình tổ chức thực hiện công tác quản lý thu BHXH tự nguyện ở một số tỉnh, thành phố và một số huyện trong cả nước …Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong việc hoàn thiện chính sách cũng như quản lý thu BHXH tự nguyện ở huyện Tân Phú Đông tỉnh Tiền Giang nói riêng và của BHXH Việt Nam nói chung.

43

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TẠI HUYỆN TÂN PHÚ ĐÔNG, TỈNH TIỀN GIANG 2.1. Khái quát về Huyện Tân Phú Đông, Tỉnh Tiền Giang

2.1.1. Giới thiệu chung về huyện Tân Phú Đông, Tỉnh Tiền Giang

Huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang được thành lập theo Nghị định số: 09/2008/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ, trên cơ sở điều chỉnh 8.632,88 ha diện tích tự nhiên và 33.296 nhân khẩu của huyện Gò Công Tây (bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các xã: Tân Thới, Tân Phú, Phú Thạnh, Tân Thạnh); 11.575,43 ha diện tích tự nhiên và 9.630 nhân khẩu của huyện Gò Công Đông (bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Phú Đông và xã Phú Tân). Huyện Tân Phú Đông rộng 202,08 km² và có 42.078 dân. Huyện có 6 xã không có thị trấn.

Huyện Tân Phú Đông được Chính phủ gia hạn theo Quyết định số 539/QĐ-TTg ngày 01/4/2013; Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Chính phủ "về việc phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển". Quyết định 344/QĐ-TTg ngày 20/3/2017 của Chính phủ về việc công nhận 6 xã đảo tỉnh Tiền Giang. Huyện có địa giới bao quanh bởi hệ thống sông Cửa Đại và sông Cửa Tiểu thuộc hai nhánh sông chính của sông Cửu Long, chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ bán nhật triều mỗi ngày và triều cường mạnh vào tháng 9 đến tháng 11.

2.1.1.1. Về kinh tế

Về kinh tế huyện Tân Phú Đông, theo nội dung hướng dẫn tuyên truyền kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2020.

Tốc độ tăng giá trị sản xuất 7,3%. Nông nghiệp đạt 2.495 tỷ đồng; diện tích gieo trồng 476 ha; diện tích trồng cây màu thực phẩm: 196 ha; diện tích trồng cây Sả: 1.939 ha; diện tích vườn dừa 2.972 ha; diện tích cây ăn trái 1.259 ha (trong đó cây Mãng cầu xiêm: 779,1 ha); Rừng phòng hộ 870,14 ha. Nuôi trồng thủy sản: tổng diện tích nuôi trồng thủy sản là 7.081 ha (trong đó: diện tích nuôi công nghiệp: 2.019 ha, diện tích nuôi quãng anh: 5.602 ha);

Về kinh tế tập thể: số lượng hợp tác xã là 3 HTX, số lượng tổ hợp tác là 6 tổ. Cộng tác xây dựng nông thôn mới: 6 xã gồm xã Tân thới đạt 15 tiêu chí; Xã Tân Phú

44

đạt 10 tiêu chí; xã Tân Thạnh đạt 8 tiêu chí; Xã Phú Thạnh đạt 9 tiêu chí; Xã Phú Đông đạt 11 tiêu chí và xã Phú Tân đạt 8 tiêu chí. Thu nhập bình quân đầu người: 29,4 triệu đồng. Tổng vốn đầu tư phát triển xã hội: 700 tỷ đồng (trong đó tổng giá trị sản xuất ngành xây dựng: 317,167 tỷ đồng). Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp: Tổng giá trị sản xuất 25.070 tỷ đồng; tổng số doanh nghiệp trên địa bàn huyện chỉ có 56 doanh nghiệp (do huyện toàn là các xã đảo). Tổng số hộ kinh doanh 95 hộ.

Về Thương mại – dịch vụ: Tổng giá trị sản xuất thương mại – dịch vụ: 405,596 tỷ đồng; Tổng số chợ trên địa bàn huyện là 11 chợ (trong đó có 2 chợ tự phát); Bưu điện huyện 1; Bưu điện Văn hóa xã 03; Bưu cục: 03 và 11 trạm xăng.

Về Điện: Đường điện trung thế: 138 km; Đường điện hạ thế 207,7 km; Trạm biến áp: 209 trạm; Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện: 100%. Nước sinh hoạt: Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh: 80% tương ứng 9.245 hộ; Hộ dân sử dụng nước từ hệ thống cấp nước tập trung 95% tương ứng 10.979 hộ. Hệ thống thủy lợi: hệ thống kênh cấp 1: 36,49 km; Kênh cấp 2; 18,66 km; Kênh cấp 3; 66,95 km; kênh cấp 4: 96,386 km; kênh nội đồng 39,1 km.

Về Kết cấu hạ tầng: Đường giao thông 0 km; Đường tỉnh 877B; 33,6 km; đường huyện: 61,68 km; đường xã: 63,42; Giao thông nông thôn 132,6 km; Bến xe: 1; Bấn phà 6; Bến đò: 6 và đê bao dài 30 km.

Về Ngân sách: Tổng thu Ngân sách nhà nước 269,634 tỷ đồng (trong đó thu từ kinh tế địa phương: 21,2 tỷ đồng; tổng chi 272,568 tỷ đồng)

2.1.1.2. Về văn hóa - xã hội

Về Giáo dục: Tổng số trường học trên địa bàn huyện: 16 trường (trong đó có 6 trường đạt chuẩn quốc gia); phân theo nhóm trường gồm: nhóm trẻ tư thục: 2; Trường mầm non: 6; trường mẫu giáo :0; Trường tiểu học: 5; Trường Tiểu học và THCS: 1; Trường Trung học cơ sở: 2; Trường THPT và THCS: 2. Tổng giáo viên 540 giáo viên, giáo viên mầm non: 106; giáo viên mẫu giáo: 0; giáo viên Tiểu học: 230; giáo viên THCS: 127; Giáo viên THPT: 77. Tỷ lệ huy động học sinh ra lớp trong độ tuổi; Nhà trẻ: 13,5%; Mẫu giao1,8%; Tiểu học: 99%; THCS 95,5%; THPT 59,1 %. Tỷ lệ duy trì sỹ số học sinh: 98,83 ; Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp: tiểu học: 100%; THCS 99,8%; THPT 99,3%

45

Về Y tế: Tổng số bác sỹ 14 bác sỹ; Số bác ỹ/vạn dân là 3,32; Số giường bệnh/vạn dân 11; xã đạt chuẩn tiêu chí về y tế 6 xã; Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng: 11,7%

Văn hóa thông tin: tổng số ấp văn hóa là 25 ấp; Gia đình văn hóa có 85%, đường văn hóa có 34 km đường; có 6 cơ sở thờ tự; có 18 sân bóng đá và 13 điểm truy cập internet.

2.1.1.3. Về Dân cư và thu nhập

Huyện Tân Phú Đông có 6 xã, không có thị trấn, trong đó có 6 xã thuộc xã Đảo theo Quyết định 344 của Thủ tướng Chính phủ. Cộng đồng sinh sống tại huyện chủ yếu là dân tộc Kinh. Hệ thống giáo dục từ bậc học Mầm non đến Trung học phổ thông được quan tâm, toàn huyện đã hoàn thành xoá mù chữ và phổ cập tiểu học, đang tiến hành phổ cập trung học cơ sở. Tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường Đại học và dạy nghề năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, lực lượng lao động được đào tạo chuyên nghiệp của huyện có tỷ lệ còn hạn chế, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.

Tại thời điểm năm 2019, dân số huyện Tân Phú Đông là 42.078 người, mật độ dân số trung bình 208 người/ km2. Tổng số hộ toàn huyện là 12.451 hộ (trong đó hộ thường 12.435 hộ và hộ đặc thù là 16 hộ). Bình quân mỗi hộ có 3,38 nhân khẩu.

Bảng 2.1. Cơ cấu dân số và ngành nghề huyện Tân Phú Đông

Tiêu chí

Số hộ Nhân khẩu Lao động

Số lượng (Hộ) Cơ cấu (%) Số lượng (Khẩu) Cơ cấu (%) Số lượng (LĐ) Cơ cấu (%) Toàn huyện 12,451 100 42,078 100 22,821 54

1. Chia theo khu vực 12,451 100 42,078 100 22,821 54

- Khu vực thị trấn 0 0 0 0 0 0

- Khu vực nông thôn 12,451 100 42,078 100 22,821 54

46

- Nông, lâm nghiệp,

thuỷ sản 11,704 94 39,553 94 21,453 94

- Công nghiệp, xây

dựng 249 2 841 2 456 2

- Thương nghiệp, dịch

vụ 498 4 1,684 4 912 4

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tân Phú Đông)

Do chưa có thị trấn và đặc thù huyện Tân Phú Đông là huyện nghèo địa giới hành chính 6 xã đều là xã đảo, khu vực nông thôn có 12.451 hộ với 42.078 nhân khẩu, chiếm 100% tổng số hộ và tổng số nhân khẩu toàn huyện. Tổng số lao động trong nông thôn toàn huyện là 22.821 lao động, chiếm 54% dân số và 100% tổng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện tân phú đông tỉnh tiền giang (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)