8. Kết cấu của luận văn
2.1.1. Giới thiệu chung về huyện Tân Phú Đông, Tỉnh Tiền Giang
Huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang được thành lập theo Nghị định số: 09/2008/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ, trên cơ sở điều chỉnh 8.632,88 ha diện tích tự nhiên và 33.296 nhân khẩu của huyện Gò Công Tây (bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các xã: Tân Thới, Tân Phú, Phú Thạnh, Tân Thạnh); 11.575,43 ha diện tích tự nhiên và 9.630 nhân khẩu của huyện Gò Công Đông (bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Phú Đông và xã Phú Tân). Huyện Tân Phú Đông rộng 202,08 km² và có 42.078 dân. Huyện có 6 xã không có thị trấn.
Huyện Tân Phú Đông được Chính phủ gia hạn theo Quyết định số 539/QĐ-TTg ngày 01/4/2013; Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Chính phủ "về việc phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển". Quyết định 344/QĐ-TTg ngày 20/3/2017 của Chính phủ về việc công nhận 6 xã đảo tỉnh Tiền Giang. Huyện có địa giới bao quanh bởi hệ thống sông Cửa Đại và sông Cửa Tiểu thuộc hai nhánh sông chính của sông Cửu Long, chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ bán nhật triều mỗi ngày và triều cường mạnh vào tháng 9 đến tháng 11.
2.1.1.1. Về kinh tế
Về kinh tế huyện Tân Phú Đông, theo nội dung hướng dẫn tuyên truyền kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2020.
Tốc độ tăng giá trị sản xuất 7,3%. Nông nghiệp đạt 2.495 tỷ đồng; diện tích gieo trồng 476 ha; diện tích trồng cây màu thực phẩm: 196 ha; diện tích trồng cây Sả: 1.939 ha; diện tích vườn dừa 2.972 ha; diện tích cây ăn trái 1.259 ha (trong đó cây Mãng cầu xiêm: 779,1 ha); Rừng phòng hộ 870,14 ha. Nuôi trồng thủy sản: tổng diện tích nuôi trồng thủy sản là 7.081 ha (trong đó: diện tích nuôi công nghiệp: 2.019 ha, diện tích nuôi quãng anh: 5.602 ha);
Về kinh tế tập thể: số lượng hợp tác xã là 3 HTX, số lượng tổ hợp tác là 6 tổ. Cộng tác xây dựng nông thôn mới: 6 xã gồm xã Tân thới đạt 15 tiêu chí; Xã Tân Phú
44
đạt 10 tiêu chí; xã Tân Thạnh đạt 8 tiêu chí; Xã Phú Thạnh đạt 9 tiêu chí; Xã Phú Đông đạt 11 tiêu chí và xã Phú Tân đạt 8 tiêu chí. Thu nhập bình quân đầu người: 29,4 triệu đồng. Tổng vốn đầu tư phát triển xã hội: 700 tỷ đồng (trong đó tổng giá trị sản xuất ngành xây dựng: 317,167 tỷ đồng). Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp: Tổng giá trị sản xuất 25.070 tỷ đồng; tổng số doanh nghiệp trên địa bàn huyện chỉ có 56 doanh nghiệp (do huyện toàn là các xã đảo). Tổng số hộ kinh doanh 95 hộ.
Về Thương mại – dịch vụ: Tổng giá trị sản xuất thương mại – dịch vụ: 405,596 tỷ đồng; Tổng số chợ trên địa bàn huyện là 11 chợ (trong đó có 2 chợ tự phát); Bưu điện huyện 1; Bưu điện Văn hóa xã 03; Bưu cục: 03 và 11 trạm xăng.
Về Điện: Đường điện trung thế: 138 km; Đường điện hạ thế 207,7 km; Trạm biến áp: 209 trạm; Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện: 100%. Nước sinh hoạt: Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh: 80% tương ứng 9.245 hộ; Hộ dân sử dụng nước từ hệ thống cấp nước tập trung 95% tương ứng 10.979 hộ. Hệ thống thủy lợi: hệ thống kênh cấp 1: 36,49 km; Kênh cấp 2; 18,66 km; Kênh cấp 3; 66,95 km; kênh cấp 4: 96,386 km; kênh nội đồng 39,1 km.
Về Kết cấu hạ tầng: Đường giao thông 0 km; Đường tỉnh 877B; 33,6 km; đường huyện: 61,68 km; đường xã: 63,42; Giao thông nông thôn 132,6 km; Bến xe: 1; Bấn phà 6; Bến đò: 6 và đê bao dài 30 km.
Về Ngân sách: Tổng thu Ngân sách nhà nước 269,634 tỷ đồng (trong đó thu từ kinh tế địa phương: 21,2 tỷ đồng; tổng chi 272,568 tỷ đồng)
2.1.1.2. Về văn hóa - xã hội
Về Giáo dục: Tổng số trường học trên địa bàn huyện: 16 trường (trong đó có 6 trường đạt chuẩn quốc gia); phân theo nhóm trường gồm: nhóm trẻ tư thục: 2; Trường mầm non: 6; trường mẫu giáo :0; Trường tiểu học: 5; Trường Tiểu học và THCS: 1; Trường Trung học cơ sở: 2; Trường THPT và THCS: 2. Tổng giáo viên 540 giáo viên, giáo viên mầm non: 106; giáo viên mẫu giáo: 0; giáo viên Tiểu học: 230; giáo viên THCS: 127; Giáo viên THPT: 77. Tỷ lệ huy động học sinh ra lớp trong độ tuổi; Nhà trẻ: 13,5%; Mẫu giao1,8%; Tiểu học: 99%; THCS 95,5%; THPT 59,1 %. Tỷ lệ duy trì sỹ số học sinh: 98,83 ; Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp: tiểu học: 100%; THCS 99,8%; THPT 99,3%
45
Về Y tế: Tổng số bác sỹ 14 bác sỹ; Số bác ỹ/vạn dân là 3,32; Số giường bệnh/vạn dân 11; xã đạt chuẩn tiêu chí về y tế 6 xã; Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng: 11,7%
Văn hóa thông tin: tổng số ấp văn hóa là 25 ấp; Gia đình văn hóa có 85%, đường văn hóa có 34 km đường; có 6 cơ sở thờ tự; có 18 sân bóng đá và 13 điểm truy cập internet.
2.1.1.3. Về Dân cư và thu nhập
Huyện Tân Phú Đông có 6 xã, không có thị trấn, trong đó có 6 xã thuộc xã Đảo theo Quyết định 344 của Thủ tướng Chính phủ. Cộng đồng sinh sống tại huyện chủ yếu là dân tộc Kinh. Hệ thống giáo dục từ bậc học Mầm non đến Trung học phổ thông được quan tâm, toàn huyện đã hoàn thành xoá mù chữ và phổ cập tiểu học, đang tiến hành phổ cập trung học cơ sở. Tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường Đại học và dạy nghề năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, lực lượng lao động được đào tạo chuyên nghiệp của huyện có tỷ lệ còn hạn chế, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.
Tại thời điểm năm 2019, dân số huyện Tân Phú Đông là 42.078 người, mật độ dân số trung bình 208 người/ km2. Tổng số hộ toàn huyện là 12.451 hộ (trong đó hộ thường 12.435 hộ và hộ đặc thù là 16 hộ). Bình quân mỗi hộ có 3,38 nhân khẩu.
Bảng 2.1. Cơ cấu dân số và ngành nghề huyện Tân Phú Đông
Tiêu chí
Số hộ Nhân khẩu Lao động
Số lượng (Hộ) Cơ cấu (%) Số lượng (Khẩu) Cơ cấu (%) Số lượng (LĐ) Cơ cấu (%) Toàn huyện 12,451 100 42,078 100 22,821 54
1. Chia theo khu vực 12,451 100 42,078 100 22,821 54
- Khu vực thị trấn 0 0 0 0 0 0
- Khu vực nông thôn 12,451 100 42,078 100 22,821 54
46
- Nông, lâm nghiệp,
thuỷ sản 11,704 94 39,553 94 21,453 94
- Công nghiệp, xây
dựng 249 2 841 2 456 2
- Thương nghiệp, dịch
vụ 498 4 1,684 4 912 4
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tân Phú Đông)
Do chưa có thị trấn và đặc thù huyện Tân Phú Đông là huyện nghèo địa giới hành chính 6 xã đều là xã đảo, khu vực nông thôn có 12.451 hộ với 42.078 nhân khẩu, chiếm 100% tổng số hộ và tổng số nhân khẩu toàn huyện. Tổng số lao động trong nông thôn toàn huyện là 22.821 lao động, chiếm 54% dân số và 100% tổng số lao động trong toàn huyện. Số lao động trong ngành nông nghiệp 21.453 lao động, chiếm 94% số lao động trong toàn huyện. Số lao động trong ngành công nghiệp chiếm 2% và ngành dịch vụ chiếm 4% tổng số lao động trong toàn huyện. Điều đó cho thấy số lao động trong nông thôn chủ yếu là lao động trong ngành nông nghiệp thuần tuý, số lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ lại chủ yếu tập trung tại khu chợ trên địa bàn các xã. Vì vậy đã gây khó khăn trong việc phát triển kinh tế và công cuộc xoá đói giảm nghèo. Tổng số hộ nghèo trên địa bàn huyện 2.033 hộ với 9.600 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 16,33 % dân số trên toàn huyện.