Tình hình dịch vụ E– banking tại các ngân hàng trên thế giớ i:

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Nâng cao chất lượng dịch vụ E-banking tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Sông Hương (Trang 48 - 50)

Tại các nước đi đầu như Mỹ, các nước Châu Âu, Úc và tiếp sau đó là các quốc gia và vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông, Đài Loan,…

các ngân hàng ngoài việc đẩy mạnh phát triển hệthống thanh toán điện tửcòn mởrộng phát triển các kênh giao dịch điện tử như các loại thẻ giao dịch qua máy rút tiền tự động ATM, các loại thẻ tín dụng Smart, Visa, Master Card,… và các dịch vụ ngân hàng trực tuyến như Internet banking, Mobile banking, TelePhone banking, Home

banking. Ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Singapore và Hồng Kông đã phát triển các dịch vụ E – banking từ rất sớm. Tại Hồng Kông, dịch vụ E –banking có từ năm 1990, còn các ngân hàng ở Singapore cung cấp dịch vụngân hàng qua internet từ năm 1997. Trung Quốc mới tham gia vào hệ thống ngân hàng trực tuyến từ 2000

nhưng đã có rất nhiều cải cách về chính sách cũng như chiến lược để phát triển lĩnh

vực này. Hiện nay, dịch vụE–bankingđãđược sửdụngở nhiều nước trên thếgiới và số lượng người sửdụng các loại dịch vụnày cũng tăng dần qua các năm.[20]

- Tình hình dch vEbanking ti M:

Theo nguồn Jim Bruene [21] chỉ ra rằng: Chi phí trung bình cho việc thực hiện một giao dịch ngân hàng bất kỳtheo kênh truyền thống qua quầy giao dịch tại Mỹlà 1,07 USD, còn qua các kênh ngân hàng tự động khác nhau lần lượt là 0,04 USD đối với giao dịch thực hiện qua ATM; 0,01 USD đối với giao dịch qua điện thoại và 0,27

công nghệ điện tử đã trở nên kinh tế và hiệu quả cho ngành ngân hàng Mỹtrong việc giảm chi phí và cải thiện chất lượng dịch vụ cho các khách hàng hiện tại và tiềm năng

của ngân hàng ở phạm vi toàn cầu. Và theo kết quảcủa cuộc khảo sát được thực hiện

vào tháng 7 năm 2013 của Trung tâm nghiên cứu Pew tại Mỹ, có 61% người sử dụng internet thực hiện giao dịch E-banking, tăng 43% so với năm 2000; và tăng 35% người sửdụng điện thoại đểgiao dịch với NH, tăng 17%so với tại thời điểm tháng 5/2011.

- Tình hình dch vEbanking ti Úc:

Trong khoảng thời gian từ 1980 đến 1993, mạng lưới các chi nhánh ngân hàng ở Úc tăng liên tục do ngân hàng muốn tận dụng ưu thếvềkhả năng tiếp cận và tính tiện lợi của chi nhánh nhằm thu hút khách hàng trong một môi trường kinh doanh chịu sự điều tiết chặt chẽ của Chính phủ. Đây là cách mà các ngân hàng ở Úc đã làm để gia

tăng thị phần. Tuy nhiên, sau đó nền kinh tế Úc rơi vào suy thoái và vấn đề cấp bách lúc này là các ngân hàng Úc cần phải làm gìđể chống chọi lại xu hướng đi xuống của doanh thu và lợi nhuận. Giải pháp đượcđồng thuận là hợp lý hóa hệthống ngân hàng, giảm thiểu chi phí tối đa, nghĩa là ngân hàng đóng cửa các chi nhánh hoạt động không hiệu quả, số lượng nhân viênđang làm việc tại các ngân hàng bịcắt giảm.

Trong giai đoạn này, kênh phân phối điện tửlà một giải pháp thay thếtích cực cho các chi nhánh, vì chi phí đầu tư rẻ hơn so với việc duy trì một chi nhánh, khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn, khả năng phục vụ 24/7 là những ưu thế nổi trội của kênh phân phối điện tử. Các ngân hàng tại Úc khuyến khích khách hàng sử dụng các kênh giao dịch điện tử thông qua chính sách phí, góp phần chuyển từ các chi nhánh truyền thống sang kênh giao dịch hiện đại hơn. Đểkhắc phục các tác động tiêu cực do

đóng cửa các chi nhánh gây ra, hệ thống ngân hàng Úc đã sử dụng nhiều loại kênh phân phối dịch vụ mới thay thế như Phone banking, Internet banking,… Đối với những khách hàng ở vùng sâu, có trình độ dân trí chưa cao, nhiều ngân hàng đã mở thêm các chi nhánh đặt trong các cửa hàng, một số khác thì liên kết với hệ thống bưu điện, hợp tác với các hãng bán lẻlớn và các hiệu thuốc. Các trung tâm giao dịch nông thôn cũng được thiết lập đểhỗtrợ người dân vùng nông thôn. Với những thay đổi trên,

đến nay các kênh phân phối điện tử được sửdụng rất rộng rãi tại Úc, góp phần gia tăng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Nâng cao chất lượng dịch vụ E-banking tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Sông Hương (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)