Văn hoá giao tiếp của ngƣời nƣớc ngoài

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng anh cho nhân viên lễ tân khách sạn tại thành phố cần thơ (Trang 43)

B. PHẦN NỘI DUNG

1.5.2 Văn hoá giao tiếp của ngƣời nƣớc ngoài

1.5.2.1 Người Mỹ [7,tr187]

Ngƣời Mỹ rất cởi mở, thành thật, vui vẻ, dễ chan hoà và cũng mong muốn mọi ngƣời đối xử với mình nhƣ thế. Phong cách tự nhiên khiến cho mỗi ngƣời một vẻ, tuỳ thuộc vào trình độ văn hoá, giáo dục và nguồn gốc tổ tiên. Cách ăn mặc cũng vây, ai muốn thế nào cũng đƣợc, miễn sao tiện dụng và thoải mái. Tuy vậy, tại các công sở, ngƣời Mỹ cũng muốn giữ cho mình vẻ bề ngoài nghiêm chỉnh: phụ nữ thƣờng mặc váy màu sẫm, đàn ông mặc comple.

31

điểm tâm buổi sáng, ai cũng ăn vội vàng và ăn khoẻ, và ngay ở đây ngƣời ta có thể trao đổi với nhau về công việc.

Ngƣời Mỹ đề cao giá trị nhƣ tự do, thành tích cá nhân, độc lập và sáng tạo. Họ không muốn bị ràng buộc, bị chỉ huy, muốn làm quen họ, đừng lên mặt chỉ huy họ.

Ngƣời Mỹ đề cao phụ nữ, phụ nữ hoàn toàn bình đẳng với nam giới, thậm chí pháp luật có phần ƣu tiên phụ nữ hơn. Ngƣời ta nói rằng, trong gia đình Mỹ, đứng ở vị trí số một là phụ nữ, tiếp đến là các con vật nuôi trong nhà, sau đó mới đến đấng mày râu. Tới Mỹ, bạn cần phải coi chừng, đừng quá vui mà lỡ miệng trêu chọc, bông đùa với phụ nữ, rất dễ bị khiếu kiện và cái giá phải trả là một món tiền phạt bồi thƣờng không nhỏ.

1.5.2.1 Người Pháp[7,tr186]

Ngƣời Pháp thƣờng rất vui vẻ, dí dõm, lịch sự, khéo léo trong giao tiếp. Họ chú trọng nhiều đến hình thức bên ngoài và cho rằng cách ăn mặc, nói năng, điệu bộ, cử chỉ của một ngƣời phản ánh trình độ văn hoá và giáo dục của ngƣời đó. Tuy nhiên, trong bữa ăn, khác với phụ nữ Anh, nữ chủ nhân ở Pháp thƣờng ăn mặc giản dị, nhã nhặn, ít phô trƣơng để trội hơn khách mời. Nhã ý của họ là ƣu tiên cho khách hoặc thông cảm với những ngƣời không có điều kiện mặc đồ sang trọng.

Ở Pháp, những ngƣời thân không phân biệt chức vị thƣờng gọi nhau bằng anh, chị hoặc tên riêng. Trong công sở, một số ngƣời cũng gọi nhau nhƣ thế. Nhƣng khi đã gọi ai một cách trịnh trọng bằng ông, bà thì phải kèm theo tên họ. Riêng với phụ nữ, đa số muốn ngƣời khác gọi mình bằng tên họ.

Ngƣời Pháp không thích đề cập đến chuyện riêng tƣ trong gia đình và những bí mật trong kinh doanh. Họ cũng quan tâm đến quá khứ và thƣờng lập kế hoạch làm ăn lâu dài dựa vào những điều đã xảy ra trƣớc đó.

1.5.2.3 Người Anh[7,tr185]

Phong cách giao tiếp của ngƣời Anh chịu ảnh hƣởng nặng nề bởi các tập quán, tục lệ cổ xƣa xuất phát từ tầng lớp quý tộc. Ngày nay, nhiều ngƣời Anh vẫn còn để ý đến gia phả của nhau và dự đoán gốc gác của ngƣời nọ, ngƣời kia qua giọng nói của họ.

Ngƣời Anh chú ý nhiều đến phát âm, phát âm phải chuẩn xác, âm điệu thích hợp với từng câu, không vung tay làm hiệu để phụ hoạ câu nói hoặc có làm vậy thì cũng

32

rất hạn chế, tránh mặc những y phục có màu sặc sỡ, không dùng nƣớc hoa có mùi thơm ngát, mạnh.

Ngƣời Anh ít nói về bản thân mình. Ngay cả câu chào: “Anh có khoẻ không” (How do you do?) thì ngƣời đƣợc hỏi cũng có thể đáp lại tƣơng tự. Kết quả là không ai biết ai thế nào cả. Khi ngồi trò chuyện với nhau, họ thƣờng nói về những đề tài không liên quan đến ai, nhƣ: thời tiết, thể thao, điện ảnh, các loài hoa v.v. Khi giới thiệu nhau, ngƣời Anh cố ý loại bỏ hết các chức tƣớc, chỉ giới thiệu tên họ hoặc tên riêng của nhau. Khi giới thiệu xong, mọi ngƣời chỉ khẽ nghiêng ngƣời chào nhau là đủ, khỏi cần bắt tay.

Ngƣời Anh thích hài hƣớc, nhƣng tránh giễu cợt ngƣời khác mà lại hay giễu cợt chính bản thân mình. Khi tiếp khách, họ cố gắng nói chuyện đều với tất cả mọi ngƣời trong bàn và, trong quá trình trò chuyện, nhất thiết không tôn mình lên hoặc làm việc gì đó để mình nổi hơn ngƣời khác.

Ngƣời Anh thích các món gà quay, cá rán, dê nƣớng, các món chế biến từ ốc, cua. Món điểm tâm thƣờng là cà phê, sữa, đặc biệt món trà rất đƣợc ƣa chuộng.

1.5.2.4 Người Đức[7,tr186]

Nếu nói ngƣời Đức chuộng hƣ danh cũng không phải là sai, vì ngƣời nào cũng muốn đƣợc gọi là “bác sĩ” hoặc “tiến sĩ” (Doctor). Muốn nói với bất kỳ một viên chức nào, ngƣời ta bắt đầu bằng câu “Thƣa bác sĩ...”, dù biết ngƣời đó chẳng có quan hệ gì với ngành y. Gọi nhằm để tâng bốc nhƣ vậy sẽ làm ngƣời ta vui lòng, còn không gọi nhƣ vậy sẽ là “vô lễ”. Bình thƣờng, tên ngƣời luôn phải đi đôi với từ “ông”, “bà”, “ngài”. Tuy nhiên, trong giới trẻ hoặc giữa những ngƣời cùng cấp, việc gọi nhau một cách thân mật nhƣ tớ- cậu là chuyện bình thƣờng.

Ngƣời Đức mặc giản dị khi đi làm, nhƣng khi đi dạo, xem hát, tới thăm bạn bè thì họ mặc đổ đẹp và trang trọng hơn. Nếu đƣợc mời đến dự tiệc chiêu dãi của bạn bè, ngƣời Đức bao giờ cũng mang quà tới tặng gia chủ: một hộp bánh, lọ mứt, chai rƣợu, bó hoa...

Ngƣời Đức rất nghiêm túc về giờ giấc, rõ ràng trong quan hệ và chi tiêu rất cân nhắc, ít khi họ phung phí tiền bạc.

Ngƣời Đức thích tiệc tùng, nhƣng bữa tiệc thƣờng đƣợc tổ chức muộn, sau khi mọi ngƣời đã ăn tối, vì vậy tại bữa tiệc mọi ngƣời thƣờng chỉ uống. Ngƣời Đức thích

33

nói chuyện và thảo luận cặn kẽ cả những vấn đề phức tạp tại bữa tiệc, không hiếm khi họ đạt đƣợc thoả thuận làm ăn tại bàn tiệc.

1.5.2.5 Người Nga[7,tr188]

Ngƣời Nga thật thà, thẳng thắn, dễ gần, rộng lƣợng và chân thành trong quan hệ.

Khi khách quý đến thăm, thƣờng có lễ bánh mì và muối để tỏ tình cảm chân thành, mặn mà. Khách không nên từ chối mà hãy bẻ một mẩu bánh, chấm vào đĩa muối rồi nhấm nháp.

Các món ăn đƣợc ngƣời Nga ƣa thích là các món quay, thịt băm viên, thịt hầm nhừ. Trƣớc khi ăn các món chính, họ ăn súp, súp thƣờng có rau hoặc khoai lây lẫn thịt, món cháo sữa cũng đƣợc ngƣời Nga ƣa chuộng. Ngƣời Nga thích uống bia với cá hun khói, còn rƣợu thì họ thích các loại vang và Vodka.

Ở Nga, phụ nữ và ngƣời già luôn đƣợc kính trọng. Ra đƣờng, nếu bạn thấy phụ nữ hay ngƣời già mang xách nặng, bạn nên ngỏ lời giúp đỡ. Trên tàu xe, ngƣời trẻ luôn nhƣờng chỗ ngồi cho phụ nữ và ngƣời già, còn nếu bạn không làm nhƣ vậy, mọi ngƣời xung quanh sẽ nhìn bạn với ánh mắt thiếu thiện cảm.

1.5.2.6 Người Trung Quốc [7,tr189]

Cũng giống nhƣ ngƣời Việt, ngƣời Trung Quốc thích giao tiếp, thích gặp gỡ. Khi gặp nhau thƣờng chỉ cần mỉm cƣời, gật đầu chào nhau là đủ, cũng có thể chìa tay ra bắt tay. Ở thành thị, thói quen bắt tay đã trở nên phổ biến.

Ngƣời Trung Quốc coi trọng chức vụ và bằng cấp. Khi giới thiệu, cần giới thiệu cả chức vụ và bằng cấp. Trên danh thiếp của ngƣời Trung Quốc thƣờng ghi đầy đủ chức vụ và bằng cấp bằng hai thứ tiếng: Trung Quốc và Anh.

Cũng giống ngƣời Việt, họ tên của ngƣời Trung Quốc thƣờng có ba từ: họ, họ đệm và tên. Nhƣng khác với ngƣời Việt, ngƣời Trung Quốc thƣờng gọi nhau bằng họ kèm theo chức vụ. Ví dụ: Bí thƣ Chu, Đội trƣởng Mã (Chu và Mã là họ).

Khi tiếp xúc với ngƣời Trung Quốc, có thể đề cập những vấn đề rất riêng tƣ, nhƣ vợ chổng, con cái, nghề nghiệp, quê quán, thu nhập V. v...Đây đƣợc xem là sự quan tâm chứ không phải là tò mò, thóc mách.

Trong giao tiếp, ngƣời Trung Quốc không quen đụng chạm, nhƣ ôm hôn, cầm tay, khoác tay v.v...Tuy nhiên, hiện nay, những động tác này ngày càng trở nên phổ

34 biến ở lớp ngƣời trẻ tuổi thị thành.

Ngƣời Trung Quốc thâm thuý, tƣ duy phân tích tốt, thích kinh doanh và kinh doanh giỏi. Trong quan hệ, thƣờng rất thực tế, lợi ích kinh tế đặt lên hàng đầu.

Ngƣời Trung Quốc có tính cộng đồng cao. Hoa kiều ở các nƣớc thƣờng sống tụ tập theo từng vùng, thành những khu phố riêng, họ đoàn kết, cùng giúp đỡ nhau làm ăn và có ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc: ăn mặc, thói quen sinh hoạt, ngôn ngữ v.v.

Văn hoá ẩm thực của Ngƣời Trung Quốc nổi tiếng thế giới. Trong chế biến thức ăn, họ thƣờng sử dụng các vị thuốc bắc, thảo mộc, giới quý tộc ngày xƣa thích những món ăn cầu kỳ, chế biến phức tạp, công phu, bữa ăn thƣờng có nhiều món. Hiện nay, xu hƣớng chung của ngƣời Trung Quốc là ăn uống đơn giản, tiết kiệm.

1.5.2.7 Người Nhật [7,tr188]

Ngƣời Nhật dành phần lớn thời gian cho công việc nghề nghiệp, nên họ chẳng còn đƣợc rảnh rỗi bao nhiêu ở gia đình. Họ thƣờng dùng các câu lạc bộ để thƣ giãn và tiếp khách, bàn chuyện công việc. Khách đƣợc mời tới câu lạc bộ không nên từ chối. Những câu chuyện trao đổi dở dang nơi văn phòng sẽ đƣợc tiếp tục. ở đây với một ly rƣợu pha nƣớc suối.

Ngƣời Nhật rất kín đáo, điềm tĩnh, tôn trọng thứ bậc và đề cao ỷ thức tập thể. Các cuộc thƣơng lƣợng với ngƣời Nhật thƣờng mất nhiều thời gian. Thƣờng thì cuộc gặp gỡ đầu tiên đƣợc ƣu tiên cho tìm hiểu đối tác. Trong quá trình thƣơng lƣợng, họ không bao giờ nói to, không tỏ ý sốt ruột, không ai thúc ép ai. Khi thƣơng lƣợng với ngƣời Nhật, cần phải kiên nhẫn.

Ngƣời Nhật đánh giá cao sự lễ phép, nó nhƣ trở thành một nghi lễ trong cuộc sống của họ. Họ luôn sẵn sàng nói lời cảm ơn với mọi ngƣời. Khi chào, họ cúi đầu và gập ngƣời xuống, ngƣời Nhật ít bắt tay và ôm nhau ngoài đƣờng phố.

Ở Nhật, ngƣời già rất đƣợc kính trọng, nên ngƣời ta chào ngƣời cao tuổi trƣớc. Trong các cuộc thƣơng lƣợng, ngƣời trẻ bàn bạc, trao đổi ý kiến và để ngƣời cao tuổi hơn kết luận.

Phụ nữ Nhật thƣờng chỉ làm công việc hành chính, ít ngƣời có mặt trong các ngành chuyên môn. Con đƣờng công danh của họ khó khăn và chậm hơn nam giới. Đa số chấp nhận làm nội trợ sau khi lấy chồng. Ngƣời lạ khi tiếp xúc với phụ nữ Nhật

35 cần phải thận trọng hơn phụ nữ châu Âu.

1.5.2.8 Người Singapore [7,tr191]

Singapore là một đất nƣớc nhỏ bé, diện tích chỉ lớn hơn đảo Phú Quốc của nƣớc ta một chút. Tuy nhiên, nền kinh tế Singapore là một trong những nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Khi tiếp xúc với ngƣời Singapore, cần lƣu ý một số đặc điểm sau:

Khi gặp gỡ và khi tạm biệt, ngƣời Singapore thƣờng bắt tay kiểu phƣơng Tây; Ngƣời Singapore ƣa dùng danh thiếp và danh thiếp đƣợc trao bằng cả hai tay một cách trịnh trọng;

Ngƣời Singapore ƣa tác phong công nghiệp: đi nhanh, nói khẽ, đúng giờ;

Trong quan hệ, ngƣời Singapore hiếm khi tặng quà. Việc tặng quà không thành thói quen, tập quán của ngƣời Singapore;

Ngƣời Singapore ƣa sự sạch sẽ, chú ý đến bảo vệ môi trƣờng. Họ ít hút thuốc, hành vì vứt rác, vứt tàn thuốc ra đƣờng bị xử phạt rất nặng, kẹo cao su không đƣợc phép bán trên thị trƣờng;

Phụ nữ đƣợc tôn trọng, đƣợc đối xử ngang với nam giới trên thƣơng trƣờng; Chủ đề ƣa thích của ngƣời Singapore là sự sạch sẽ, trong lành, sự phồn thịnh của đất nƣớc Singapore; chủ đề tránh đề cập là diện tích nhỏ của đất nƣớc Singapore.

*Theo ngƣời nghiên cứu, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những nét đặc trƣng riêng trong văn hoá giao tiếp, ứng xử. Muốn giao tiếp tốt, cần phải nắm đƣợc những nét riêng này không chỉ của dân tộc mình, mà cả của các dân tộc khác, đất nƣớc khác, đặc biệt trong thời đại hiện nay, khi xu hƣớng hợp tác, hội nhập khu vực và toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ.

Hiểu đƣợc những nét đặc trƣng trong văn hoá giao tiếp của dân tộc ta cũng nhƣ các dân tộc khác trên thế giới; Xác định thái độ đúng với các giá trị văn hoá nói chung và văn hoá giao tiếp nói riêng của dân tộc ta cũng nhƣ của các dân tộc khác trên thế giới; Từ đó sẽ thiết lập và tiến hành các quan hệ giao tiếp với ngƣời nƣớc ngoài một cách hiệu quả hơn. Điều này có ý nghĩa quan trọng đặc biệt đối với việc nâng cao KNGT với ngƣời nƣớc ngoài của NVLT khách sạn.

36

KẾT LUẬN CHƢƠNG I

Cùng với sự đổi mới và không ngừng phát của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.Tiếng Anh đóng vai trò rất quan trọng, dù bất cứ ở nơi đâu trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thì tiếng Anh đƣợc sử dụng nhƣ ngôn ngữ chính. Các nhà quản lý, đặc biệt chú trọng khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của từng ứng viên và đặc biệt là kỹ năng nghe và kỹ năng nói. Trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn, các ban quản lí khách sạn rất chú trọng đến 2 kỹ năng này. Vì thế việc rèn luyện KNGT tiếng Anh cho NVLT khách sạn là rất cần thiết và giúp họ tự tin để giao tiếp với du khách nƣớc ngoài một cách lƣu loát, tăng cao hiệu quả và công suất phòng, tăng doanh thu cho khách sạn. Dựa trên cơ sở này ngƣời nghiên cứu đã chọn đề tài “Phân

tích thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao KNGT bằng tiếng Anh cho nhân viên Lễ Tân khách sạn tại Thành Phố Cần Thơ”. Để làm rõ hơn tầm quan trọng của giao tiếp

tiếng Anh hiện nay, cơ sở lý luận của đề tài đƣợc nghiên cứu bao gồm một số vấn đề trọng tâm sau:

-Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: Gồm các nghiên cứu liên quan đến đề tài trên thế giới và ở Việt Nam.

- Các khái niệm cơ bản có liên quan đề tài:

+ Giao tiếp: Khái niệm; Các loại hình giao tiếp; Các phƣơng tiện giao tiếp bao gồm phƣơng tiện ngôn ngữ và các phƣơng tiện phi ngôn ngữ.

+ KNGT: Khái niệm; Một số KNGT cơ bản nhƣ: kỹ năng tạo ấn tƣợng ban đầu, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng nói và kỹ năng phản hồi.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, ngƣời nghiên cứu đặc biệt quan tâm 2 kỹ năng nghe và kỹ năng nói.

- Tổ chức và hoạt động giao tiếp của bộ phận lễ tân khách sạn

- KNGT tiếng Anh của NVLT khách sạn gồm: Ý nghĩa và tầm quan trọng của KNGT tiếng Anh ở bộ phận lễ tân khách sạn; Nội dung KNGT tiếng Anh của NVLT khách sạn (Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, ngƣời nghiên cứu chỉ giới hạn phân tích ở hai KNGT tiếng Anh là kỹ năng nghe và kỹ năng nói); Các yếu tố ảnh hƣởng đến

37

KNGT tiếng Anh của NVLT khách sạn, bao gồm: Đào tạo, bồi dƣỡng; Sự đa dạng về văn hoá, tính cách của khách nƣớc ngoài; Vốn từ vựng và sự tự tin của NVLT.

Theo ngƣời nghiên cứu, yêu cầu phát triển hoạt động khách sạn trong bối cảnh hội nhập quốc tế, KNGT tiếng Anh của NVLT khách sạn cần đƣợc nâng cao hơn theo hƣớng tiếp cận năng lực thực hiện, các chuẩn đào tạo tiếng Anh chuyên ngành cũng cần đƣợc bổ sung điều chỉnh phù hợp. Đề tài cũng giới thiệu những nét văn hoá giao tiếp của ngƣời Việt Nam và ngƣời nƣớc ngoài gồm: Văn hoá giao tiếp của ngƣời Việt Nam; Văn hoá giao tiếp của ngƣời nƣớc ngoài nhƣ ngƣời Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nga,Trung Quốc, Nhật, Singapore.

38

Chƣơng II

THỰC TRẠNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP BẰNG TIẾNG ANH CỦA NHÂN VIÊN LỄ TÂN KHÁCH SẠN TẠI

THÀNH PHỐ CẦN THƠ

2.1 Giới thiệu sơ lƣợc về du lịch Cần Thơ và tình hình khách quốc tế tại TP. Cần Thơ 2.1.1 Vài nét về du lịch Cần Thơ 2.1.1 Vài nét về du lịch Cần Thơ

Từ xƣa Cần Thơ đã đƣợc ca ngợi là “Tây Đô” với ý nghĩa là thủ đô, là nơi đô hội nhất của miền Tây Nam Bộ. Địa hình Cần Thơ thuộc dạng đồng bằng phù sa châu thổ

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng anh cho nhân viên lễ tân khách sạn tại thành phố cần thơ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)