B. PHẦN NỘI DUNG
1.5 Văn hoá giao tiếp của ngƣời Việt Nam và ngƣời nƣớc ngoài
1.5.1 Văn hoá giao tiếp của ngƣời Việt Nam [7,tr181]
Đất nƣớc ta tuy không rộng lớn nhƣ nhiều nƣớc khác trên thế giới, nhƣng lại trải dài hàng ngàn cây số từ Bắc tới Nam với hơn năm mƣơi dân tộc sinh sống. Phong tục, tập quán, truyền thống của mỗi dân tộc, mỗi vùng cũng rất khác nhau; tâm lý, phong cách giao tiếp, ứng xử của cƣ dân ở những vùng khác nhau cũng có những khác biệt. Vì vậy, không dễ gì chỉ ra những nét chung trong văn hoá giao tiếp của ngƣời Việt Nam. Tuy nhiên, qua một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc, có thể nêu lên một số nét cơ bản sau đây:
+Thứ nhất: ngƣời Việt Nam thích giao tiếp, coi trọng giao tiếp.
Do tâm lý cộng đồng làng xã, ngƣời Việt sống rất quây quần, hay gặp gỡ, thăm viếng nhau. Dù ở miền Bắc hay miền Nam, ở đồng bằng hay miền núi, ngƣời Việt đều quan niệm rằng sống cùng nhau thì phải yêu thƣơng, đùm bọc, vui buồn cùng
29
chia sẻ. Chính vì vậy, tình làng, nghĩa xóm trong mỗi ngƣời Việt rất sâu nặng, họ thƣờng xuyên thăm viếng nhau, hỏi han, quan tâm đến nhau. Đặc biệt vào những ngày lễ, ngày tết, bạn có thể thấy trên những chuyến tàu xe ngƣời ngƣời hối hả, tất bật về quê để có những phút giây gia đình, bạn bè đoàn tụ, gặp gỡ sau một thời gian dài lo làm ăn nơi xa. Có lẽ cũng vì vậy mà ít có một nơi nào trên thế giới nhƣ ở Việt Nam lại nhiều lễ hội nhƣ vậy, và tết âm lịch lại kéo dài ba, bốn ngày, thậm chí trƣớc đây là gần cả tháng.
Tính thích giao tiếp, coi trọng giao tiếp của ngƣời Việt còn đƣợc biểu hiện ở sự
hiếu khách của ngƣời Việt.
+Thứ hai: trong giao tiếp ngƣời Việt còn rụt rè, đặc biệt khi họ ở trong môi trƣờng giao tiếp không quen thuộc.
Ngƣời Việt thích giao tiếp nhƣng họ chỉ cảm thấy tự nhiên, thoải mái trong cộng đồng quen thuộc, còn khi trƣớc mặt họ là ngƣời lạ hoặc chƣa thật quen biết, họ lại thƣờng ái ngại, rụt rè, tức là họ ngại tiếp xúc, gặp gỡ với ngƣời lạ, ngại bộc lộ mình trƣớc ngƣời chƣa quen biết. Điều này ngăn cản ngƣời Việt nắm bắt những cơ hội tiếp xúc, thiết lập những mối quan hệ mới.
+Thứ ba: trong giao tiếp, ứng xử, ngƣời Việt coi trọng tình cảm, thƣờng lấy tình cảm làm chuẩn mực ứng xử.
Do phải đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt, với giặc ngoại xâm trong nhiều thế kỷ vì sự sinh tồn, ngƣời Việt có truyền thống đoàn kết, gắn bó, yêu thƣơng, giúp đỡ lẫn nhau. Vì vậy, ngƣời Việt rất trọng các quan hệ tình cảm, xem tình cảm là cơ sở để thể hiện thái độ và ứng xử.
Tất nhiên, ngƣời Việt muốn ứng xử vừa có tình vừa có lý, song khi phải cân nhắc giữa tình và lý thì không hiếm khi tình đƣợc coi trọng hơn: “Một trăm cái lý không bằng một tí cái tình”.
+ Thứ tƣ: ngƣời Việt thích tìm hiểu, quan sát, đánh giá đối tƣợng giao tiếp.
Khác với ngƣời phƣơng Tây thƣờng tránh nói đến những vấn đề riêng, khi tiếp xúc, gặp gỡ, trò chuyện với một ngƣời nào đó, ngƣời Việt thƣờng quan tâm hỏi han, tìm hiểu hoàn cảnh của họ, chẳng hạn nhƣ quê quán, nghề nghiệp, gia đình, bố mẹ, con cái... Đặc tính này cũng xuất phát từ tâm lý cộng đồng làng xã mà ra. Cũng do đặc
30
tính này mà ngƣời Việt hay để ý đến nhau, đến những ngƣời cạnh mình, hay bàn tán chuyện của ngƣời khác và không ít khi dẫn đến tình trạng nhƣ ngƣời xƣa nói: “Trong nhà chƣa tỏ, ngoài ngõ đã tƣờng”.
+ Thứ năm: ngƣời Việt ƣa sự tế nhị, ý tứ và coi trọng sự hoà thuận.
Do coi trọng sự hoà thuận và quan niệm “sự thật mất lòng” cho nên trong giao tiếp, ngƣời Việt thƣờng rất ý tứ, tế nhị, cân nhắc kỹ từng lời, từng ý, ít khi họ nói thẳng vào vấn đề, đặc biệt là những vấn đề “tế nhị”.
Nét đặc trƣng này thể hiện rõ hơn ở ngƣời miền Bắc, ngƣời miền Trung và ngƣời miền Nam ăn nói thoải mái hơn, thẳng thắn hơn.
+ Thứ sáu: cách xƣng hô của ngƣời Việt phong phú, phức tạp và có xu hƣớng gia đình hoá.
Xƣng hô, chào hỏi của ngƣời Việt phụ thuộc vào thái độ, quan hệ tình cảm, mức độ quen biết, tuổi tác, cƣơng vị xã hội và đặc biệt quan hệ họ hàng chi phối cách xƣng hô rất mạnh. Ngoài ra, xu hƣớng gia đình hoá cũng thể hiện rất rõ trong xƣng hô, chào hỏi của ngƣời Việt.
Đã có những ý kiến cho rằng, nên thay đổi cách xƣng hô của ngƣời Việt tại công sở, vì cách xƣng hô mang tính gia đình nhƣ vậy không giúp ngƣời ta ý thức đƣợc trách nhiệm cá nhân của mình và dễ dẫn đến sự cả nể khi giải quyết công việc. Tuy nhiên, điều này không dễ, nó đòi hỏi phải có thời gian. Còn hiện tại, một nhân viên trẻ tuổi xƣng “tôi” khi giao tiếp với thủ trƣởng của mình, thậm chí chỉ là một đồng nghiệp hơn tuổi cũng dễ bị xem là “bất kính”.
1.5.2 Văn hoá giao tiếp của ngƣời nƣớc ngoài
1.5.2.1 Người Mỹ [7,tr187]
Ngƣời Mỹ rất cởi mở, thành thật, vui vẻ, dễ chan hoà và cũng mong muốn mọi ngƣời đối xử với mình nhƣ thế. Phong cách tự nhiên khiến cho mỗi ngƣời một vẻ, tuỳ thuộc vào trình độ văn hoá, giáo dục và nguồn gốc tổ tiên. Cách ăn mặc cũng vây, ai muốn thế nào cũng đƣợc, miễn sao tiện dụng và thoải mái. Tuy vậy, tại các công sở, ngƣời Mỹ cũng muốn giữ cho mình vẻ bề ngoài nghiêm chỉnh: phụ nữ thƣờng mặc váy màu sẫm, đàn ông mặc comple.
31
điểm tâm buổi sáng, ai cũng ăn vội vàng và ăn khoẻ, và ngay ở đây ngƣời ta có thể trao đổi với nhau về công việc.
Ngƣời Mỹ đề cao giá trị nhƣ tự do, thành tích cá nhân, độc lập và sáng tạo. Họ không muốn bị ràng buộc, bị chỉ huy, muốn làm quen họ, đừng lên mặt chỉ huy họ.
Ngƣời Mỹ đề cao phụ nữ, phụ nữ hoàn toàn bình đẳng với nam giới, thậm chí pháp luật có phần ƣu tiên phụ nữ hơn. Ngƣời ta nói rằng, trong gia đình Mỹ, đứng ở vị trí số một là phụ nữ, tiếp đến là các con vật nuôi trong nhà, sau đó mới đến đấng mày râu. Tới Mỹ, bạn cần phải coi chừng, đừng quá vui mà lỡ miệng trêu chọc, bông đùa với phụ nữ, rất dễ bị khiếu kiện và cái giá phải trả là một món tiền phạt bồi thƣờng không nhỏ.
1.5.2.1 Người Pháp[7,tr186]
Ngƣời Pháp thƣờng rất vui vẻ, dí dõm, lịch sự, khéo léo trong giao tiếp. Họ chú trọng nhiều đến hình thức bên ngoài và cho rằng cách ăn mặc, nói năng, điệu bộ, cử chỉ của một ngƣời phản ánh trình độ văn hoá và giáo dục của ngƣời đó. Tuy nhiên, trong bữa ăn, khác với phụ nữ Anh, nữ chủ nhân ở Pháp thƣờng ăn mặc giản dị, nhã nhặn, ít phô trƣơng để trội hơn khách mời. Nhã ý của họ là ƣu tiên cho khách hoặc thông cảm với những ngƣời không có điều kiện mặc đồ sang trọng.
Ở Pháp, những ngƣời thân không phân biệt chức vị thƣờng gọi nhau bằng anh, chị hoặc tên riêng. Trong công sở, một số ngƣời cũng gọi nhau nhƣ thế. Nhƣng khi đã gọi ai một cách trịnh trọng bằng ông, bà thì phải kèm theo tên họ. Riêng với phụ nữ, đa số muốn ngƣời khác gọi mình bằng tên họ.
Ngƣời Pháp không thích đề cập đến chuyện riêng tƣ trong gia đình và những bí mật trong kinh doanh. Họ cũng quan tâm đến quá khứ và thƣờng lập kế hoạch làm ăn lâu dài dựa vào những điều đã xảy ra trƣớc đó.
1.5.2.3 Người Anh[7,tr185]
Phong cách giao tiếp của ngƣời Anh chịu ảnh hƣởng nặng nề bởi các tập quán, tục lệ cổ xƣa xuất phát từ tầng lớp quý tộc. Ngày nay, nhiều ngƣời Anh vẫn còn để ý đến gia phả của nhau và dự đoán gốc gác của ngƣời nọ, ngƣời kia qua giọng nói của họ.
Ngƣời Anh chú ý nhiều đến phát âm, phát âm phải chuẩn xác, âm điệu thích hợp với từng câu, không vung tay làm hiệu để phụ hoạ câu nói hoặc có làm vậy thì cũng
32
rất hạn chế, tránh mặc những y phục có màu sặc sỡ, không dùng nƣớc hoa có mùi thơm ngát, mạnh.
Ngƣời Anh ít nói về bản thân mình. Ngay cả câu chào: “Anh có khoẻ không” (How do you do?) thì ngƣời đƣợc hỏi cũng có thể đáp lại tƣơng tự. Kết quả là không ai biết ai thế nào cả. Khi ngồi trò chuyện với nhau, họ thƣờng nói về những đề tài không liên quan đến ai, nhƣ: thời tiết, thể thao, điện ảnh, các loài hoa v.v. Khi giới thiệu nhau, ngƣời Anh cố ý loại bỏ hết các chức tƣớc, chỉ giới thiệu tên họ hoặc tên riêng của nhau. Khi giới thiệu xong, mọi ngƣời chỉ khẽ nghiêng ngƣời chào nhau là đủ, khỏi cần bắt tay.
Ngƣời Anh thích hài hƣớc, nhƣng tránh giễu cợt ngƣời khác mà lại hay giễu cợt chính bản thân mình. Khi tiếp khách, họ cố gắng nói chuyện đều với tất cả mọi ngƣời trong bàn và, trong quá trình trò chuyện, nhất thiết không tôn mình lên hoặc làm việc gì đó để mình nổi hơn ngƣời khác.
Ngƣời Anh thích các món gà quay, cá rán, dê nƣớng, các món chế biến từ ốc, cua. Món điểm tâm thƣờng là cà phê, sữa, đặc biệt món trà rất đƣợc ƣa chuộng.
1.5.2.4 Người Đức[7,tr186]
Nếu nói ngƣời Đức chuộng hƣ danh cũng không phải là sai, vì ngƣời nào cũng muốn đƣợc gọi là “bác sĩ” hoặc “tiến sĩ” (Doctor). Muốn nói với bất kỳ một viên chức nào, ngƣời ta bắt đầu bằng câu “Thƣa bác sĩ...”, dù biết ngƣời đó chẳng có quan hệ gì với ngành y. Gọi nhằm để tâng bốc nhƣ vậy sẽ làm ngƣời ta vui lòng, còn không gọi nhƣ vậy sẽ là “vô lễ”. Bình thƣờng, tên ngƣời luôn phải đi đôi với từ “ông”, “bà”, “ngài”. Tuy nhiên, trong giới trẻ hoặc giữa những ngƣời cùng cấp, việc gọi nhau một cách thân mật nhƣ tớ- cậu là chuyện bình thƣờng.
Ngƣời Đức mặc giản dị khi đi làm, nhƣng khi đi dạo, xem hát, tới thăm bạn bè thì họ mặc đổ đẹp và trang trọng hơn. Nếu đƣợc mời đến dự tiệc chiêu dãi của bạn bè, ngƣời Đức bao giờ cũng mang quà tới tặng gia chủ: một hộp bánh, lọ mứt, chai rƣợu, bó hoa...
Ngƣời Đức rất nghiêm túc về giờ giấc, rõ ràng trong quan hệ và chi tiêu rất cân nhắc, ít khi họ phung phí tiền bạc.
Ngƣời Đức thích tiệc tùng, nhƣng bữa tiệc thƣờng đƣợc tổ chức muộn, sau khi mọi ngƣời đã ăn tối, vì vậy tại bữa tiệc mọi ngƣời thƣờng chỉ uống. Ngƣời Đức thích
33
nói chuyện và thảo luận cặn kẽ cả những vấn đề phức tạp tại bữa tiệc, không hiếm khi họ đạt đƣợc thoả thuận làm ăn tại bàn tiệc.
1.5.2.5 Người Nga[7,tr188]
Ngƣời Nga thật thà, thẳng thắn, dễ gần, rộng lƣợng và chân thành trong quan hệ.
Khi khách quý đến thăm, thƣờng có lễ bánh mì và muối để tỏ tình cảm chân thành, mặn mà. Khách không nên từ chối mà hãy bẻ một mẩu bánh, chấm vào đĩa muối rồi nhấm nháp.
Các món ăn đƣợc ngƣời Nga ƣa thích là các món quay, thịt băm viên, thịt hầm nhừ. Trƣớc khi ăn các món chính, họ ăn súp, súp thƣờng có rau hoặc khoai lây lẫn thịt, món cháo sữa cũng đƣợc ngƣời Nga ƣa chuộng. Ngƣời Nga thích uống bia với cá hun khói, còn rƣợu thì họ thích các loại vang và Vodka.
Ở Nga, phụ nữ và ngƣời già luôn đƣợc kính trọng. Ra đƣờng, nếu bạn thấy phụ nữ hay ngƣời già mang xách nặng, bạn nên ngỏ lời giúp đỡ. Trên tàu xe, ngƣời trẻ luôn nhƣờng chỗ ngồi cho phụ nữ và ngƣời già, còn nếu bạn không làm nhƣ vậy, mọi ngƣời xung quanh sẽ nhìn bạn với ánh mắt thiếu thiện cảm.
1.5.2.6 Người Trung Quốc [7,tr189]
Cũng giống nhƣ ngƣời Việt, ngƣời Trung Quốc thích giao tiếp, thích gặp gỡ. Khi gặp nhau thƣờng chỉ cần mỉm cƣời, gật đầu chào nhau là đủ, cũng có thể chìa tay ra bắt tay. Ở thành thị, thói quen bắt tay đã trở nên phổ biến.
Ngƣời Trung Quốc coi trọng chức vụ và bằng cấp. Khi giới thiệu, cần giới thiệu cả chức vụ và bằng cấp. Trên danh thiếp của ngƣời Trung Quốc thƣờng ghi đầy đủ chức vụ và bằng cấp bằng hai thứ tiếng: Trung Quốc và Anh.
Cũng giống ngƣời Việt, họ tên của ngƣời Trung Quốc thƣờng có ba từ: họ, họ đệm và tên. Nhƣng khác với ngƣời Việt, ngƣời Trung Quốc thƣờng gọi nhau bằng họ kèm theo chức vụ. Ví dụ: Bí thƣ Chu, Đội trƣởng Mã (Chu và Mã là họ).
Khi tiếp xúc với ngƣời Trung Quốc, có thể đề cập những vấn đề rất riêng tƣ, nhƣ vợ chổng, con cái, nghề nghiệp, quê quán, thu nhập V. v...Đây đƣợc xem là sự quan tâm chứ không phải là tò mò, thóc mách.
Trong giao tiếp, ngƣời Trung Quốc không quen đụng chạm, nhƣ ôm hôn, cầm tay, khoác tay v.v...Tuy nhiên, hiện nay, những động tác này ngày càng trở nên phổ
34 biến ở lớp ngƣời trẻ tuổi thị thành.
Ngƣời Trung Quốc thâm thuý, tƣ duy phân tích tốt, thích kinh doanh và kinh doanh giỏi. Trong quan hệ, thƣờng rất thực tế, lợi ích kinh tế đặt lên hàng đầu.
Ngƣời Trung Quốc có tính cộng đồng cao. Hoa kiều ở các nƣớc thƣờng sống tụ tập theo từng vùng, thành những khu phố riêng, họ đoàn kết, cùng giúp đỡ nhau làm ăn và có ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc: ăn mặc, thói quen sinh hoạt, ngôn ngữ v.v.
Văn hoá ẩm thực của Ngƣời Trung Quốc nổi tiếng thế giới. Trong chế biến thức ăn, họ thƣờng sử dụng các vị thuốc bắc, thảo mộc, giới quý tộc ngày xƣa thích những món ăn cầu kỳ, chế biến phức tạp, công phu, bữa ăn thƣờng có nhiều món. Hiện nay, xu hƣớng chung của ngƣời Trung Quốc là ăn uống đơn giản, tiết kiệm.
1.5.2.7 Người Nhật [7,tr188]
Ngƣời Nhật dành phần lớn thời gian cho công việc nghề nghiệp, nên họ chẳng còn đƣợc rảnh rỗi bao nhiêu ở gia đình. Họ thƣờng dùng các câu lạc bộ để thƣ giãn và tiếp khách, bàn chuyện công việc. Khách đƣợc mời tới câu lạc bộ không nên từ chối. Những câu chuyện trao đổi dở dang nơi văn phòng sẽ đƣợc tiếp tục. ở đây với một ly rƣợu pha nƣớc suối.
Ngƣời Nhật rất kín đáo, điềm tĩnh, tôn trọng thứ bậc và đề cao ỷ thức tập thể. Các cuộc thƣơng lƣợng với ngƣời Nhật thƣờng mất nhiều thời gian. Thƣờng thì cuộc gặp gỡ đầu tiên đƣợc ƣu tiên cho tìm hiểu đối tác. Trong quá trình thƣơng lƣợng, họ không bao giờ nói to, không tỏ ý sốt ruột, không ai thúc ép ai. Khi thƣơng lƣợng với ngƣời Nhật, cần phải kiên nhẫn.
Ngƣời Nhật đánh giá cao sự lễ phép, nó nhƣ trở thành một nghi lễ trong cuộc sống của họ. Họ luôn sẵn sàng nói lời cảm ơn với mọi ngƣời. Khi chào, họ cúi đầu và gập ngƣời xuống, ngƣời Nhật ít bắt tay và ôm nhau ngoài đƣờng phố.
Ở Nhật, ngƣời già rất đƣợc kính trọng, nên ngƣời ta chào ngƣời cao tuổi trƣớc. Trong các cuộc thƣơng lƣợng, ngƣời trẻ bàn bạc, trao đổi ý kiến và để ngƣời cao tuổi hơn kết luận.
Phụ nữ Nhật thƣờng chỉ làm công việc hành chính, ít ngƣời có mặt trong các ngành chuyên môn. Con đƣờng công danh của họ khó khăn và chậm hơn nam giới. Đa số chấp nhận làm nội trợ sau khi lấy chồng. Ngƣời lạ khi tiếp xúc với phụ nữ Nhật
35 cần phải thận trọng hơn phụ nữ châu Âu.
1.5.2.8 Người Singapore [7,tr191]
Singapore là một đất nƣớc nhỏ bé, diện tích chỉ lớn hơn đảo Phú Quốc của nƣớc ta một chút. Tuy nhiên, nền kinh tế Singapore là một trong những nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Khi tiếp xúc với ngƣời Singapore, cần lƣu ý một số đặc điểm sau:
Khi gặp gỡ và khi tạm biệt, ngƣời Singapore thƣờng bắt tay kiểu phƣơng Tây; Ngƣời Singapore ƣa dùng danh thiếp và danh thiếp đƣợc trao bằng cả hai tay một cách trịnh trọng;