Tiến trình thực hiện kế hoạch kinh doanh

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển chiến lược digital marketing cho website phukienok 1 (Trang 27)

5. Kết cấu đề tài

1.5.1. Tiến trình thực hiện kế hoạch kinh doanh

Bảng 1.2: Tiến trình thực hiện kế hoạch kinh doanh

Tuần Ngày Nội dung Kết quả dự kiến

1 6/11 - 21/11/2019

Lên ý tưởng, đăng ký đề tài, duyệt đề tài, lên tiến độ công việc.  - Đảm bảo tính khả thi của đề tài.  - Có lộ trình cụ thể từng bước cho dự án. 2 22/11 - 7/12/2019

Thống nhất tên miền website, tên gian hàng, thiết kế giao diện website trên localhost, chọn nhà cung cấp tên miền, thương lượng nguồn hàng với nhà cung cấp.

 - Đảm bảo tên miền, tên gian hàng dễ nhớ, nhà cung cấp host uy tín.  - Lựa chọn sản phẩm và nhà cung cấp uy tín. 3 8/12 - 23/12/2019

Hoàn thiện thiết kế giao diện và các phần liên quan đến front- end.  Đảm bảo các chức năng website vận hành tốt. 4 24/12/2019 - 8/1/2020 Hoàn thành các function phức tạp, back-end, upload website lên internet, tích hợp SSL, liên kết với các kênh bán khác.

 Đảm bảo tốc độ load trang tốt, các chức năng liên kết trang ổn định, quy trình đặt và mua hàng đơn giản, thuận tiện.

5 9/1 - 24/1/2020

Hoàn thiện cấu trúc website, đăng ký bộ công thương.

 Đảm bảo nội dung trang web rõ ràng về hoạt động kinh doanh và những thông tin liên quan.

9

Hình 1.1: Mô hình gantt-chart kế hoạch kinh doanh (Nguồn: Nhóm dự án) 1.5.2. Tiến trình thực hiện kế hoạch Marketing và trải nghiệm khách hàng

Bảng 1.3: Tiến trình thực hiện kế hoạch Marketing và trải nghiệm khách hàng

Tuần Ngày Nội dung Kết quả dự kiến 1 26/2 –

12/3/2020

Hoạch định doanh số, lên kế hoạch bán hàng, marketing, chạy ads

Đảm bảo hoạt động tiếp thị, chạy ads đem lại hiệu quả tốt.

2 13/3- 28/3/2020

Xây dựng các sites phụ, tiến hành SEO onpage và offpage.

Nâng cao lượng traffic của website.

3 29/3- Thống kê kết quả, đưa ra điều Tiếp tục hoạt động

6 25/1 - 9/2/2020

Hoạch định chi phí, nguồn lực, chính sách hoạt động, sơ đồ lớp.  - Dùng gantt-chart trực quan các nguồn lực.  - Dùng UML để trực quan hóa hệ thống. 7 10/2 - 25/2/2020

Phân tích thị trường SWOT, PESTLE, STP, bảng khảo sát, chạy kết quả khảo sát.

 Định vị được phân khúc khách hàng, sản phẩm chủ lực thông qua các mô hình.

10

13/4/2020 chỉnh, tiếp tục SEO, viết báo cáo chương 1.

thúc đẩy traffic từ các kênh về website chính.

4 14/4 – 29/4/2020

Chạy dữ liệu trên Power BI, xử lý đơn hàng, tiếp tục SEO, viết báo cáo chương 2.

Các kênh bán hàng đem lại doanh thu.

5 30/4- 17/5/2020

Cập nhật những sản phẩm mới, kiểm soát các kênh, SEO, xử lý đơn hàng, viết báo cáo chương 3.

Duy trình được kết quả kinh doanh tốt.

6 18/5- 4/6/2020

Cập nhật những sản phẩm mới, kiểm soát các kênh, SEO, xử lý đơn hàng, viết báo cáo chương 4.

Duy trình được kết quả kinh doanh tốt.

7 5/6- 20/6/2020

Tùy chỉnh báo cáo và nộp bài cho GVHD.

Dự án sẽ đạt kết quả cao.

Hình 1.2: Mô hình gantt-chart kế hoạch marketing và trải nghiệm khách hàng

11

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG 2.1. Bối cảnh chung của ngành phụ kiện điện thoại di động

Trước làn sóng công nghệ phát triển với minh chứng rõ nét là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang thay đổi toàn bộ bộ mặt của xã hội từ lối sống sinh hoạt hằng ngày đến giải trí, học tập, làm việc,… đều xuất hiện hình ảnh của những thiết bị công nghệ.

Với những ưu điểm nổi bật từ hình thức đến công dụng, mẫu mã đa dạng, hình ảnh sắc nét từ nhiều dòng thiết bị điện tử như: máy tính bảng, điện thoại, ipad,… Phụ kiện di động đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của giới trẻ và dành được sự quan tâm từ nhiều tầng lớp trong xã hội hiện nay.

Trong quý II/2019, có 11 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 73,6% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó mặt hàng điện thoại và linh kiện dẫn đầu với 11,4 tỷ USD, chiếm 17,8% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước; điện tử máy tính và linh kiện đạt 8,5 tỷ USD, tăng 17,7%;...

Trong 6 tháng đầu 2019 đã có 22 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 86,9% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó điện thoại và linh kiện đạt 23,5 tỷ USD, chiếm 19,2% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 4%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 15,5 tỷ USD, tăng 14,3%. (Nguồn: Tổng cục thống kê 6 tháng đầu năm 2019).

Dựa trên những số liệu khả quan về ngành công nghiệp điện tử, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2020 cũng được dự báo sẽ có mức tăng trưởng khá so với năm 2019. Minh chứng qua 2 tháng đầu năm 2020, mặt hàng điện thoại di động và linh kiện điện thoại tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước: Linh kiện điện thoại tăng 28,9%, điện thoại di động tăng 25,5% (điện thoại thông minh tăng 3,2%). (Nguồn: Tổng cục thống kê 2 tháng đầu năm 2020).

Nhận thấy, các mặt hàng điện tử và dòng phụ kiện công nghệ là những sản phẩm có sức tiêu thụ mạnh, thu hút được sự quan tâm của nhiều tầng lớp trong xã hội.

12

Do đó, hiện nay trên thị trường có rất nhiều cửa hàng bán lẻ điện thoại và thiết bị di động được hình thành và phát triển ngày càng lớn mạnh như: Thế Giới Di Động, Cellphone S, Hoàng Hà Mobile, Thế Giới Phụ Kiện, Chiếm Tài Mobile, Di Động Việt,…

Ngoài ra còn rất nhiều cửa hàng, các nhà phân phối nhỏ lẻ chuyên kinh doanh các sản phẩm điện thoại, máy tính bảng xuất hiện ở nhiều khu vực tỉnh thành trong cả nước. Tuy nhiên, các cửa hàng lớn chỉ mạnh thật sự về các dòng điện thoại, máy tính bảng nhưng không thực sự mạnh về mảng phụ kiện. Bởi vì không có sự đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, chủng loại, đồng thời giá thành tại đây thường cao hơn so với các cửa hàng bên ngoài.

Trong khi với những đặc tính nổi trội của phụ kiện điện thoại như: giá rẻ, vòng đời ngắn, nhu cầu mua sắm luôn đạt con số tăng trưởng dương đã giúp lĩnh vực kinh doanh phụ kiện điện thoại tại Việt Nam vẫn là một thị trường nhiều tiềm năng và sôi động. Với mức sống ngày càng được cải thiện, người tiêu dùng vẫn luôn sẵn sàng dành ra một khoản chi phí để sở hữu các dòng sản phẩm phụ kiện độc, lạ và ưng ý.

13

(Nguồn: Google Trends)

Theo số liệu thống kê từ Google Trends trong 2 năm 2019 - 2020 cho thấy khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai nơi có sức tiêu thụ mặt hàng phụ kiện điện thoại nhiều nhất. Minh chứng qua số lượng từ khóa tìm kiếm, chủ đề liên quan đều tăng và thậm chí có chiều hướng tăng đột biến.

Chính vì thế, phụ kiện điện thoại vẫn là thị trường tiềm năng để nhóm phát triển hoạt động kinh doanh. Qua quá trình nghiên cứu, dự án kinh doanh mà nhóm triển khai sẽ tập trung cung ứng một số dòng sản phẩm phụ kiện điện thoại giá rẻ đang được ưa chuộng hiện nay, bao gồm: ốp lưng thời trang, tai phone, cáp sạc,…

2.2. Phân tích môi trường kinh doanh

2.2.1. Phân tích môi trường bên ngoài 2.2.1.1. Mô hình PESTLE 2.2.1.1. Mô hình PESTLE

Về chính trị và pháp lý (Political and Legal)

Đối với mặt hàng đặc thù như phụ kiện điện thoại, yếu tố chính trị và pháp luật không phải là yếu tố cốt yếu quyết định đến hành vi mua hàng của khách hàng. Với hình thức kinh doanh online cá nhân trên sàn giao dịch thương mại điện tử, người bán thường phụ thuộc vào sở thích và hành vi mua hàng tự do của khách hàng mà không có bất kỳ chính sách tác động nào từ nhà nước.

Tuy nhiên, theo Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử người kinh doanh online phải tuân thủ chặt chẽ những điều khoản và quy định trong Điều 37 - Trách nhiệm của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử của nghị định này, bao gồm:

- Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin quy định tại Điều 29 Nghị định này cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử khi đăng ký sử dụng dịch vụ.

14

- Cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa, dịch vụ theo quy định từ Điều 30 - 34 Nghị định này khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

- Đảm bảo tính chính xác, trung thực của thông tin về hàng hóa, dịch vụ cung cấp trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

- Thực hiện các quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định này khi ứng dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

- Cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của mình khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ hoạt động thống kê thương mại điện tử.

- Tuân thủ quy định của pháp luật về thanh toán, quảng cáo, khuyến mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các quy định của pháp luật có liên quan khác khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.

Về kinh tế (Economic)

Đối với bất kỳ mặt hàng kinh doanh nào không chỉ riêng mặt hàng phụ kiện điện thoại, kinh tế chính là nhân tố quan trọng trong việc phân tích môi trường vĩ mô cũng như tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Các yếu tố như lãi suất, tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát đều có ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu mua và sử dụng các dòng phụ kiện điện thoại của người tiêu dùng.

Tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2019 đạt kết quả ấn tượng với tốc độ tăng 7,02%, giảm nhẹ so với mức tăng 7,08% của năm 2018 (quý I tăng 6,82%; quý II tăng 6,73%; quý III tăng 7,48%; quý IV tăng 6,97%).

Theo nhận xét của MBS, chất lượng tăng trưởng kinh tế cải thiện rất khả quan khi tăng trưởng GDP cao nhưng không đi kèm với những hiệu ứng phụ tiêu cực như: lạm phát cao, nợ xấu tăng,...

15

Xét về tổng thể nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong một chu kỳ đi lên kể từ năm 2012 đến nay. Năm 2019, tăng trưởng giảm nhẹ so với 2018 chủ yếu do các yếu tố bất ổn của môi trường vĩ mô toàn cầu đã tác động đến lĩnh vực sản xuất công nghiệp của Việt Nam vào các tháng cuối năm 2019. Do đó, MBS kỳ vọng xu hướng tăng trưởng tốt của nền kinh tế vẫn được duy trì trong 2020, mặc dù đà tăng trưởng có giảm nhẹ so với năm 2019. (Nguồn: dantri.com.vn)

Qua số liệu thống kê trên có thể thấy nền kinh tế vĩ mô về cơ bản vẫn giữ ổn định với lạm phát, mặt bằng lãi suất và tỷ giá được giữ ổn định trong khi cán cân thanh toán thặng dư hỗ trợ dự trữ ngoại hối gia tăng. Điều này cho thấy, nhu cầu về ngành hàng tiêu dùng của người tiêu dùng sẽ tiếp tục tăng và mặt hàng phụ kiện điện thoại cũng sẽ được thị trường đón nhận.

Về văn hóa xã hội (Sociocultural)

Theo ông Nguyễn Quang Đồng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông, dân số Việt Nam có 2 điểm vàng: số lượng dân cư lớn, tạo quy mô thị trường lớn, mức độ mua sắm lớn trong tương quan thu nhập người dân tăng nhanh. Hơn nữa, khi người trẻ nhiều thì tâm lý, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng luôn lớn hơn người già, đây là một lợi thế. (Nguồn: tuoitre.vn)

Với thế mạnh về dân số trẻ, cùng với sự phát triển của các kênh xã hội trực tuyến đã kéo theo những thay đổi và xu hướng trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Vì vậy, đối với dự án của nhóm, yếu tố xã hội cũng đóng một vai trò quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh của nhóm.

Qua đó, nhóm sẽ xem xét và nghiên cứu các khía cạnh liên quan đến: xu hướng thị trường; trào lưu xã hội; sở thích, thói quen, tâm lý người tiêu dùng trong thời đại số và chú trọng đến sự khác biệt trong các dòng phụ kiện.

Về công nghệ (Technological)

Công nghệ đã xuất hiện hầu hết ở mọi mặt của đời sống và thay đổi hoàn toàn cách thức giao tiếp cũng như hành vi mua sắm của con người. Theo báo cáo thị trường

16

thương mại điện tử 2019-2020 cho thấy, ứng dụng di động là thiết bị thống trị với 79% người sử dụng ứng dụng di động để mua sắm trực tuyến và trở thành kênh thống trị trong mua sắm trực tuyến.

Hình 2.2: Tỷ lệ mua sắm trực tuyến trên ứng dụng di động tăng cao (Nguồn: Q&Me) Bên cạnh đó, các chương trình khuyến mãi trực tuyến, ưu đãi lớn cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Minh chứng qua các chương trình khuyến mãi đồng loạt của các trang thương mại điện tử vào các ngày 11/11, 12/12 và “Black Friday” đã thu hút được một lượng lớn người tiêu dùng thực hiện mua sắm. (Nguồn: Q & Me)

Chưa hết, báo cáo này cũng chỉ ra xu hướng mua sắm của người tiêu dùng trên 3 kênh: Shopee, Zalo và Facebook luôn chiếm một tỷ lệ cao trong mua sắm trực tuyến. Điều này cũng thúc đẩy dự án nhóm phát triển trên 3 kênh này song song với kênh website.

17

Hình 2.3: Tần suất mua sắm online của người tiêu dùng tiếp tục tăng (Nguồn: Q&Me)

Về môi trường (Environmental)

Với những tác động khách quan đến từ môi trường như nhiệt độ, mưa nắng thất thường tại Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định đến đầu vào của các nhà sản xuất kinh doanh, và gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình nhận hàng từ nhà cung cấp đến đơn vị vận chuyển cũng như giao hàng đến tay người tiêu dùng trong những ngày có điều kiện thời tiết xấu.

2.2.1.2. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh và 4 chiến lược của Michael Porter

- Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Nhà cung cấp

Qua quá trình khảo sát các yếu tố liên quan như: thương hiệu, sự ổn định về nguồn hàng, khả năng tiếp cận đến khách hàng, khoảng cách lấy hàng và giao nhận. Nhóm đã quyết định lựa chọn nguồn hàng tại cửa hàng A Mẫn nằm trên tuyến đường Hoàng Diệu 2 là địa điểm lấy hàng chính.

18

Hiện tại, thương hiệu A Mẫn đang có mặt ở hai thị trường lớn là Tp.Hồ Chí Minh và Biên Hòa (Đồng Nai). Theo quá trình nghiên cứu của nhóm, A Mẫn ngoài sở hữu hai cửa hàng kinh doanh tại hai thành phố lớn chuyên phân phối các dòng phụ kiện giá sỉ cho các nhà bán lẻ thì hiện tại họ cũng đã sở hữu cho mình một website riêng và đẩy mạnh hoạt động bán lẻ trên các kênh social.

Có thể thấy, A Mẫn vừa là đối tác nhưng cũng vừa là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với nhóm về lượng khách hàng. Vậy đâu là hướng cạnh tranh hiệu quả cho mô hình kinh doanh của nhóm trong tương lai để tránh việc bị nhà cung cấp “nuốt chửng”?

Xuất phát từ thực tế trên, nhóm dự án đã tiến hành phân tích những điểm mạnh và yếu của nhà cung cấp A Mẫn và đưa ra chiến lược cạnh tranh hiệu quả nhất cả về ngắn hạn và dài hạn:

- Trong ngắn hạn

Nhóm vẫn chọn A Mẫn là nơi lấy hàng chính vì được ưu đãi về mức giá sỉ, tuy nhiên, để hoạt động kinh doanh đạt kết quả tốt và gia tăng độ nhận diện thương hiệu cho phụ kiện ok. Thứ nhất, nhóm sẽ chú trọng phát triển về mặt nội dung, bao gồm: tin

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển chiến lược digital marketing cho website phukienok 1 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)