5. Kết cấu đề tài
3.2.1. Đa dạng hóa kênh bán hàng trực tuyến
Thông qua bảng kết quả khảo sát cùng với hoạt động nghiên cứu thị trường, mô hình kinh doanh nhóm áp dụng là kinh doanh sản phẩm trực tuyến trên đa kênh. Trong đó, website được xem là kênh chủ lực mà nhóm chú trọng phát triển. Bởi, website là kênh thuộc quyền sở hữu của nhóm, có thể cấu trúc, điều chỉnh và sáng tạo nội dung đa dạng nhằm thu hút người tiêu dùng truy cập nhiều hơn mà không phải phụ thuộc vào bên trung gian thứ ba.
Đối với khách hàng vãng lai, thông thường kịch bản mua hàng sẽ là tìm kiếm thông qua kênh tìm kiếm Google. Sau đó tùy thuộc vào tâm lý mua hàng của từng người mà lựa chọn kết quả hiển thị trên các trang tìm kiếm Google.
Tại mỗi trang kết quả tìm kiếm của Google, sẽ có 2 hình thức xuất hiện khác nhau. Thứ nhất, kết quả sẽ xuất hiện ở dạng quảng cáo (4 nội dung xuất hiện đầu tiên của kết quả tìm kiếm). Thứ hai, kết quả xuất hiện là những bài viết chuyên sâu về nội dung được Google ưu tiên xếp hạng theo thuật toán chuẩn SEO.
Do nguồn tài chính hạn hẹp, do đó nhóm sẽ không ưu tiên sử dụng hình thức chạy quảng cáo. Thay vào đó, nhóm sẽ đẩy mạnh hoạt động SEO để tiếp cận đến khách hàng tốt hơn. Người tiêu dùng ngày nay thường có xu hướng bỏ qua các tin quảng cáo vì họ cho rằng các trang đó chỉ muốn quảng bá thương hiệu hoặc phục vụ cho hoạt động bán hàng mà không đem lại nhiều lợi ích cho người đọc.
Trong khi hoạt động SEO, với những nhan đề thu hút, nội dung chuyên sâu đã và đang điều hướng người dùng vào website một cách tự nhiên. Về lâu dài, hoạt động
48
SEO sẽ biến những khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng trung thành, từ đó giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi thành doanh thu thực tế cao hơn.
Ngoài website, để tăng cường kết nối với khách hàng, Fanpage và Zalo là 2 kênh mạng xã hội được nhóm chú trọng phát triển bằng cách áp dụng chatbot tự động vào hoạt động chăm sóc khách hàng.
Facebook được biết đến là mạng xã hội có lượng người sử dụng cao nhất. Với kinh nghiệm sử dụng mạng xã hội này thường xuyên, do đó nhóm dễ dàng nắm bắt các công cụ cũng như các tính năng hỗ trợ do Facebook cung cấp. Nhóm chú trọng thiết kế hình ảnh, banner quảng cáo có chất lượng tốt, tạo ra những video thu hút có tính lan truyền cao, áp dụng chatbot phục vụ cho hoạt động bán hàng và chăm sóc khách hàng rất hiệu quả.
Zalo là một trang mạng xã hội lớn tại Việt Nam. Vì mục tiêu giao tiếp trong kinh doanh mà rất nhiều nhân sự được yêu cầu cài đặt và sử dụng mạng xã hội này. Với đặc tính mỗi sim tại Việt Nam nên mỗi người dùng xem trang Zalo được tính là một tương tác thực tế. Nhờ đó mà tránh đánh giá sai do các tương tác ảo. Tìm kiếm quanh đây cũng là một cách để tiếp cận khách hàng nhanh nhất, cụ thể hơn so với Facebook. Sử dụng Chatbot để phản hồi tin nhắn, chăm sóc khách hàng cũng như hỗ trợ website làm một hình thức tương tác ngoài việc email, gọi điện thoại hoặc tin nhắn SMS.
Ngoài 2 kênh tiếp thị chính là Facebook và Zalo, nhóm còn đẩy mạnh hoạt động tiếp thị trên các kênh Pinterest, Instagram để quảng bá thương hiệu tốt hơn cũng như thu hút lượng truy cập tự nhiên từ người dùng đến với website. Ngoài ra, Shopee cũng là một kênh kinh doanh trung gian được nhóm em lựa chọn để phát triển thương hiệu phụ kiện ok. Kết quả chi tiết xem tại phụ lục số 3.