5. Kết cấu đề tài
1.4. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn
Bảng 1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016 – 2018
(Đvt: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 (+/-) % (+/-) % Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1321 1703 2000 382 29 297 17 Tổng chi phí 1290 1666 1954 376 29 288 17
Lợi nhuận trước thuế 31 37 46 6 19 9 24
14
Nhận xét:
Qua bảng trên có thể thấy, tình hình kinh doanh của công ty có sự tăng trưởng tốt qua từng năm. Cụ thể:
− Doanh thu năm 2017 tăng 382 tỷ đồng, tương ứng 29% so với năm 2016. Bên cạnh đó, tổng chi phí năm 2017 tăng 376 tỷ đồng, tương ứng 29% so với năm 2016. Do vậy, lợi nhuận trước thuế năm 2017 cũng tăng 6 tỷ đồng, tương ứng 19% so với năm 2016.
− Doanh thu năm 2018 tiếp tục tăng 297 tỷ đồng, tương ứng 17% so với năm 2017 và chính thức chạm mốc 2000 tỷ đồng, đây được xem là bước ngoặt lớn đánh dấu sự phát triển ngày càng lớn mạnh của CMC TSSG trên thị trường CNTT nói riêng và thị trường tổng hợp nói chung. Tổng chi phí năm 2018 tăng 288 tỷ đồng so với năm 2017, tương ứng 17%. Do đó, lợi nhuận trước thuế tăng 9 tỷ đồng, tương ứng 24% so với năm 2017.
Năm 2017, CMC TSSG cùng với Tập đoàn Công nghệ CMC thực hiện thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu mới với hình ảnh chuyên nghiệp hơn cũng góp phần tích cực trong việc cạnh tranh với đối thủ và tạo được vị thế nhất định trên thị trường. Giai đoạn 2017 – 2018, công ty mở rộng quy mô nhân sự cùng với các chính sách phúc lợi, đãi ngộ tốt. Đặc biệt, trong giai đoạn này CMC TSSG đầu tư mạnh hơn vào công tác đào tạo và phát triển nguồn lực. Do vậy, tổng chi phí liên tục tăng và tăng nhiều so với năm 2016. Bên cạnh đó, nhờ các chính sách trên mà công ty thu được về khoản doanh thu cao hơn qua các năm, đem lại lợi nhuận khá cao cho công ty.
Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2016 – 2018 khá ổn định và tăng trưởng tốt. Nguyên nhân chủ yếu do công ty thực hiện tốt các chính sách đổi mới và nâng cao chất lượng về sản phẩm, dịch vụ lẫn hình ảnh, thương hiệu và nhất là tập trung vào đào tạo, phát triển nguồn lực để đáp ứng mục tiêu mở rộng kinh doanh. Ngoài ra, công ty nắm bắt tốt các cơ hội hợp tác với các hãng công nghệ lớn và nhu cầu về thiết bị – dịch vụ CNTT của khách hàng tăng trưởng đột biến, đó là các doanh nghiệp đang trên đà số hóa và chuyển sang ứng dụng CNTT, đặc biệt là ngành Tài chính – Ngân hàng cùng với những công ty công nghệ khác.
15
1.5. Phương hướng phát triển của công ty TNHH Công nghệ và Giải pháp CMC Sài Gòn
Mục tiêu chiến lược CMC TSSG đang hướng đến là trở thành Nhà cung cấp giải pháp
và dịch vụ CNTT hàng đầu Việt Nam:
“CMC TSSG tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực dịch vụ tích hợp hệ thống và vươn lên thành nhà Tích hợp hệ thống CNTT hàng đầu Việt Nam bằng việc duy trì tốc độ tăng trưởng hằng năm đạt từ 30% đến 40%. Không ngừng sáng tạo, nỗ lực đem lại cho khách hàng sự hài lòng cao nhất trong lĩnh vực dịch vụ tích hợp hệ thống CNTT và đóng góp tích cực vào sự phát triển CNTT của nước nhà là điều mà CMC đang cố gắng thực hiện từng ngày.”
Để thực hiện được mục tiêu đó, công ty đặt vấn đề đào tạo phát triển con người lên hàng đầu vì các nhà quản lý hiểu rất rõ sự cần thiết của một nguồn lực có trình độ cao trong lĩnh vực liên tục đổi mới và phát triển như CNTT.
(Nguồn: https://www.cmctssg.vn/)