5. Kết cấu đề tài
4.5. Bổ sung nhân lực hỗ trợ quản lý công tác đào tạo
Tuy rằng công tác đào tạo được công ty chú trọng rất nhiều và tổ chức thực hiện dày đặc các khóa đào tạo với số lượng học viên nhiều qua từng năm nhưng chỉ có 1 NVĐT phụ trách cho tất cả, do đó khối lượng công việc quản lý công tác đào tạo hiện đang quá tải đối với 1 nhân viên. Cụ thể, NVĐT hiện tại phải cùng lúc giải quyết các vấn đề từ nhỏ nhất: sắp xếp bàn ghế cho các buổi ĐTNB, điểm danh học viên, gửi mail thông báo lịch học, phản hồi mail thắc mắc đào tạo của nhân viên, giải quyết lỗi trên hệ thống đào tạo online… đến việc quan trọng như xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo, liên hệ giảng viên, liên hệ TBP, liên hệ với các hãng công nghệ
76
và các trung tâm đào tạo bên ngoài, đánh giá đào tạo cùng vô số công việc khác với các quản lý cấp cao. Do đó, biện pháp hiệu quả và khả thi nhất để giải quyết vấn đề này cho lợi ích lâu dài là bổ sung thêm nhân sự vị trí NVĐT và thực tập sinh hỗ trợ công tác đào tạo.
− Bổ sung thêm 1 NVĐT và phân chia công việc với NVĐT hiện tại sao cho hợp lí. Sau khi được trainning và bắt nhịp được công việc, NVĐT mới sẽ được phân công công việc rõ ràng. Cụ thể, một NVĐT sẽ phụ trách chuyên biệt tất cả việc thuộc mảng ĐTNB và người còn lại phụ trách mảng ĐTBN cùng với thi chứng chỉ, tùy vào khả năng mỗi người, họ sẽ đảm nhận phần công việc phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, lãnh đạo nên quan tâm đến việc cử các NVĐT tham gia các khóa học nâng cao trình độ chuyên môn trong công tác quản lý đào tạo để thực hiện công tác quản lý đào tạo chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
− Bổ sung thêm 1 thực tập sinh phụ trách cho các việc đơn giản như lên lớp hỗ trợ giảng viên, in ấn tài liệu đào tạo, gửi mail thông báo về các vấn đề đào tạo, phản hồi mail thắc mắc của nhân viên về việc đào tạo, theo dõi tình hình các khóa học online và các công việc liên quan khác. Việc sử dụng thực tập sinh không tốn nhiều chi phí mà lại có được nhân lực hỗ trợ các việc cần thiết, hơn nữa còn tạo điều kiện cho các thực tập sinh có cơ hội thực tập tiếp cận với công việc thực tế.
Việc bổ sung thêm nhân sự như trên cần phải thêm một khoản chi phí và các chế độ đãi ngộ tương xứng dành cho người lao động ở vị trí đó. Tuy nhiên, bù lại chương trình đào tạo của công ty được thực hiện trọn vẹn hơn, chất lượng hơn khi mà công việc được phân công cụ thể và hợp lý cho từng người. Chất lượng công tác đào tạo được nâng cao đồng nghĩa với việc chi phí đầu tư cho đào tạo được sử dụng một cách tối ưu, tránh được các lãng phí và thiệt hại không cần thiết.
77
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế hiện đại, vai trò của nguồn nhân lực là cực kỳ quan trọng và là nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi tổ chức. Vai trò đó sở dĩ lớn như vậy là bởi vì chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ về khoa học kỹ thuật và đặc biệt là CNTT, cần phải có nguồn lực có trình độ cao. Vậy vấn đề đặt ra là phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, để thực hiện được điều này phải thực hiện đào tạo đối với tất cả nhân viên trong tổ chức nhằm trang bị cho họ kiến thức mới và đầy đủ kỹ năng để họ có thể đảm nhận công việc đang ngày càng khó và yêu cầu đổi mới tư duy, sáng tạo ngày càng cao hơn.
Qua thời gian thực tập và tìm hiểu về công ty TNHH Công nghệ và Giải pháp CMC Sài Gòn, tôi nhận thấy công ty đang thực hiện khá tốt công tác đào tạo nguồn lực. Mặc dù vẫn còn rất nhiều hạn chế và khó khăn, song công ty đã gặt hái nhiều thành công, tăng trưởng kinh doanh rất ổn định. Công ty đã xây dựng nên chương trình đào tạo cho tất cả cán bộ công nhân viên trong công ty, giúp họ nắm bắt đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc. Điều này chính là yếu tố góp phần tạo nên sự tăng trưởng của công ty trong những năm vừa qua. Qua đó cho thấy CMC đang thực sự rất quan tâm và đầu tư cho đào tạo và phát triển nhân viên.
Mặc dù vậy, trong dài hạn, CMC cần phải xây dựng đội ngũ quản trị nhân sự mạnh hơn và đề ra những chiến lược phát triển nguồn lực dài hạn nhằm đón đầu thị trường CNTT đang phát triển vượt bậc và không có giới hạn nào cụ thể. Để có được lợi thế cạnh tranh, CMC ngay từ lúc này cần hiện thực hóa những điều trên và tạo ra một nguồn lực tài giỏi, là vũ khí chiến lược cho công ty trong tương lai để CMC có thể vươn xa và đạt được những mục tiêu đề ra, dẫn đầu lĩnh vực tích hợp hệ thống.
Qua bài nghiên cứu này, tôi đã phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm giúp CMC cải thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực. Tuy nhiên, việc tôi vẫn còn nhiều hạn chế trong kiến thức và sai sót là không thể tránh khỏi. Vì vậy, tôi kính mong nhận được sự giúp đỡ và góp ý từ phía thầy cô cũng như phía công ty.
78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các tài liệu của công ty TNHH Công nghệ và Giải pháp CMC Sài Gòn. 2. Giáo trình
GS. TS. Bùi Văn Nhơn. (2006). Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội. NXB Tư Pháp.
PGS. TS. Trần Kim Dung. (2011). Quản trị nguồn nhân lực. Hồ Chí Minh: NXB Tổng hợp TP.HCM.
ThS. Lê Trường Diễm Trang và ThS. Phan Thị Thanh Hiền. (2016). Giáo trình
Quản trị nguồn nhân lực. Hồ Chí Minh: NXB Đại học Quốc gia TP.HCM.
ThS. Nguyễn Vân Điềm và PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quân. (2007). Giáo trình Quản trị nhân lực. Hà Nội: NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân.
TS. Nguyễn Vân Thùy Anh và cộng sự. (n.d.). Giáo trình Quản trị nhân lực theo
phương thức e-learning. Hà Nội: NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân.
3. Hệ thống trang web
Giới thiệu công ty CMC TSSG, truy cập tại: https://www.cmctssg.vn/
Bài 5: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực – Giáo trình Quản trị nguồn nhân
lực theo phương thức e-learning (TS. Nguyễn Vân Thùy Anh và cộng sự), truy cập tại:
http://eldata3.neu.topica.vn/TXNLQT02/Giao%20trinh/TXNLQT02_Bai%205_ v0.1014106216.pdf
http://eldata3.neu.topica.vn/TXNLQT02/PDF%20slide/TXNLQT02_Bai%205_ v1.0015106222.pdf
Thông tin văn bản số: 2395/QĐ-TTg, truy cập tại:
http://vjst.vn/vn/pages/ChiTietVanBan.aspx?vID=51&TypeVB=1
Trang web đào tạo của công ty CMC TSSG, truy cập tại: