5. Kết cấu đề tài
3.3.4. Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn
Bảng 3.5. Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn giai đoạn 2016 – 2018
(Đvt: người)
Trình độ học vấn 2016 2017 2018
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
Tiến sĩ 2 1% 3 1% 3 1% Thạc sĩ 5 2% 7 2% 10 3% Đại học 146 58% 201 65% 221 65% Cao đẳng 72 28% 64 21% 68 20% Trung cấp 13 5% 19 6% 20 6% Lao động phổ thông 15 6% 16 5% 18 5% Tổng 253 100% 310 100% 340 100% (Nguồn: phòng Nhân sự)
Hình 3.3. Biểu đồ cơ cấu lao động theo trình độ học vấn giai đoạn 2016 – 2018
0 50 100 150 200 250 2016 2017 2018
39
Nhận xét:
Theo như bảng trên thể hiện, cơ cấu lao động theo trình độ của công ty phân bố không đều, chủ yếu là lao động tri thức có trình độ cao, gần 90% tổng số lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên ở cả 3 năm do yêu cầu tuyển dụng của công ty đối với đa số vị trí đều phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên. Trong đó, trình độ đại học có số lượng và tỷ lệ nhiều nhất ở cả 3 năm. Lãnh đạo của công ty nằm ở nhóm lao động có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Tỷ lệ còn lại là lao động phổ thông, tất cả đều là các nhân viên tạp vụ, bảo vệ, lái xe. Đặc điểm nguồn lực như vậy là một thế mạnh của CMC TSSG trong lĩnh vực CNTT với tốc độ cập nhật xu hướng đổi mới liên tục và đào thải gay gắt. Và do đó, nhu cầu đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng đối với nguồn lực này là khá lớn.
Ưu điểm:
− Nhìn chung lực lượng lao động cốt lõi của công ty đều có trình độ học vấn cao, phù hợp với lĩnh vực kinh doanh CNTT, lĩnh vực này đòi hỏi người lao động được đào tạo bài bản qua trường lớp.
− Lãnh đạo của công ty có trình độ cao, đủ khả năng quản lý và điều hành công ty phát triển tốt hơn.
Hạn chế:
− Số lượng lao động có trình độ cao sau đại học như thạc sĩ, tiến sĩ còn hạn chế, tăng rất ít qua các năm.
40