5. Kết cấu đề tài
2.1.2. Khái niệm đào tạo nguồn nhân lực
Theo Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực của PGS. TS. Trần Kim Dung (2011): Điểm tương đồng giữa đào tạo và phát triển là chúng đều có các phương pháp tương tự, được sử dụng nhằm tác động lên quá trình học tập để nâng cao các kiến thức,
18
kỹ năng thực hành. Tuy nhiên, đào tạo lại có định hướng hiện tại, chú trọng vào công việc hiện thời của cá nhân, giúp các cá nhân có ngay các kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt công việc hiện tại. Còn phát triển nhằm chú trọng lên các công việc tương lai trong tổ chức, doanh nghiệp. Khi một người được thăng tiến lên những chức vụ mới, họ cần có những kiến thức, kỹ năng mới theo yêu cầu mới của công việc. Công tác phát triển nhân viên sẽ giúp cho các cá nhân chuẩn bị sẵn các kiến thức, kỹ năng cần thiết đó.
Theo Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực của ThS. Lê Trường Diễm Trang và ThS. Phan Thị Thanh Hiền (2016):
Mặc dù từ đào tạo thường được dùng đi kèm với từ phát triển nhưng hai thuật ngữ này không đồng nghĩa với nhau. Đào tạo chủ yếu tập trung vào việc cung cấp cho người lao động những kỹ năng cụ thể hoặc giúp họ điều chỉnh lại những khiếm khuyết trong quá trình thực hiện công việc. Ví dụ, một thiết bị mới trong doanh nghiệp đòi hỏi nhân viên phải học cách làm việc mới hoặc nhân viên chưa có sự hiểu biết đầy đủ về tiến trình làm việc. Trong cả hai trường hợp này, việc đào tạo được thực hiện để lấp đầy sự thiếu hụt về kỹ năng của người lao động.
Theo Giáo trình Quản trị nhân lực do ThS. Nguyễn Vân Điềm và PGS. TS.
Nguyễn Ngọc Quân (2007):
Đào tạo nguồn nhân lực được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp người lao động có thể thực hiện hiệu quả hơn chức năng và nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động học tập nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động hiệu quả hơn.