Mô hình tái định giá (the repricing model)

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh hội an (Trang 27 - 33)

5. Kết cấu đề tài

1.4.2 Mô hình tái định giá (the repricing model)

1.4.2.1. Khái niệ m, công thứ c

- Nội dung của mô hình tái định giá là việc phân tích các luồng tiền chênh lệch thu được từ tiền lãi TS Có và chi phí thanh toán cho vốn huy động do sự thay đổi lãi suất trên thị trường sau một thời gian nhất định. Đây chính là điểm khác biệt cơ bản so

với mô hình còn lại.

- Trước tiên, cần phân chia TS Có và TS Nợ về cùng một nhóm TS Có và Nợ

cùng kỳ hạn, sau đó đặt chúng trong mối quan hệ với độ nhạy cảm lãi suất thị trường. + Độ nhạy cảm lãi suất chính là TS Có và TS Nợ được định giá lại theo hoặc gần

bằng với lãi suất thị trường trong kỳ kế hoạch (gọi là kỳ hạn định giá lại), tức là độ

biến động với lãi suất của thu nhập (đối với TS Có) và chi phí trả lãi (đối vớiTS Nợ)

khi lãi suất thị trường sự thay đổi.

+ Giá trị TS Có và TS Nợ trong mô hình định giá lại là giá trị ghi sổ (giá trị lịch

+ Kỳ hạn định giá lại thường là: đến 1 ngày, đến 1 tháng, trên 1 tháng đến 3 tháng, trên 3 tháng đến 6 tháng, trên 6 tháng đến 1 năm, trên 1 năm đến 5 năm, trên 5

năm,…

Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất: là những khoản mục vốn mà lãi suất được điều chỉnh theo điều kiện thị trường, những khoản nợcó thể tái định giá, thường là:

+ Những khoản tiền tiết kiệm có kì hạn và tiền tiết kiệm (có kì hạn ngắn) sắp đáo

hạn.

+ Những khoản tiền gửi và các khoản vay (bao gồm giấy tờ có giá) trên thị trường tiền tệcó lãi suất thả nổi, thu nhập thay đổi tự động cùng với lãi suất thị trường. + Giấy tờ có giá (có kì hạn ngắn), chứng chỉ tiền gửi sắp mãn hạn hoặc sắp được

tái gia hạn.

+ Tiền gửi thanh toán (tiền gửi không kì hạn, tiền gửi giao dịch) và tiết kiệm

không kì hạn của khách hàng.

+ Các khoản cho vay ngắn hạn trên thị trường tiền tệ sắp đáo hạn (vay trên thị trường liên ngân hàng…).

Tài sản nhạy cảm lãi suất: là những khoản mục TSđược định giá lại khi lãi suất không cố định hoặc chịuảnh hưởng trực tiếp của sự thay đổi lãi suất trên thị trường.

+ Các khoản cho vay và đầu tư có lãi suất thảnổi. + Các khoản cho vay sắp đáo hạn hoặc gia hạn + Chứng khoán đầu tư sắp đáo hạn.

+ Tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng, tiền gửi không kì hạn tại NHTM khác  Khe hởnhạy cảm lãi suất IS GAP (Interest- rate sensitive gap)

- Mô hình tái định giá, phân tích sựchênh lệch kỳ hạn của TS Có, TS Nợ và sự thay đổi của lãi suất thị trường. Sự chênh lệch đó được đo bằng khe hở nhạy cảm lãi suất:

Với: RSA : Giá trịTS nhạy cảm lãi suất(Rate Sensitive Assets) RSL : Giá trị nợ nhạy cảm lãi suất(Rate Sensitive Liabilities)

- Khe hở nhạy cảm được xem là thước đorủi ro lãi suất phổbiến. Đây là khe hở

nhạy cảm lãi suất tuyệt đối

- Nếu giá trị TS Có nhạy cảm lãi suất lớn hơn giátrị TS Nợ nhạy cảm lãi suất thì Ngân hàng có khe hởnhạy cảm lãi suất dương (IS GAP > 0) hay nhạy cảm TS Có.

Ví dụ: Ngân hàng có tổng TS nhạy cảm lãi suất là 400 triệu USD và tổng nợ

nhạy cảm lãi suất là 250 triệu USD => khe hở nhạy cảm lãi suất = 400 – 250 = 150 triệu.

- Ngược lại, nếu giá trị TS Có nhạy cảm lãi suất nhỏ hơn giá trịTS Nợnhạy cảm lãi suất thì Ngân hàng có khe hởnhạy cảm lãi suất âm (IS GAP < 0) hay nhạy cảm TS Nợ.

Ví dụ: Ngân hàng có tổng TS nhạy cảm lãi suất là 300 triệu USD và tổng nợ

nhạy cảm lãi suất là 100 triệu USD => khe hở nhạy cảm lãi suất = 300 – 100 = 200 triệu.

Bảng 1. 2: Mối quan hệ giữa khe hở nhạy cảm lãi suất và thu nhập của Ngân hàng

Khe hở nhạy cảm

lãi suất

Lãi suất tăng Lãi suất giảm Rủi ro lãi suất

IS GAP = 0 Thu nhập lãi và chi phí lãi không thayđổi

Thu nhập lãi và chi phí lãi

không thay đổi

Rủi ro không xuất hiện IS GAP > 0 Thu nhập lãi tăng nhiều

hơn chi phí lãi (NH có lợi)

Thu nhập lãi tăng ít hơn

chi phí lãi (NH thiệt hại)

Rủi ro lãi suất xuất hiện khi lãi suất giảm IS GAP < 0 Thu nhập lãi tăngít

hơn chi phí lãi (NH thiệt hại)

Thu nhập lãi tăng nhiều

hơn chi phí lãi (NH có lợi)

Rủi ro lãi suất xuất hiện khi lãi suất tăng

Khe hởnhạy cảm lãi suất tương đối

- Còn có thểdùng tỉlệnhạy cảm lãi suất (ISR) để đo lường rủi ro lãi suất:

+ Nếu ISR < 1: ngân hàng trong tình trạng nhạy cảm TS Nợ

+ Nếu ISR > 1: ngân hàng trong tình trạng nhạy cảm TS Có

Nhạy cảm TS Có khi: Nhạy cảm TS Nợ khi:

Khe hởnhạy cảm lãi suất tuyệt đối > 0

Khe hởnhạy cảm lãi suất tương đối > 0

Tỉ lệnhạy cảm lãi suất >1

Khe hởnhạy cảm lãi suất tuyệt đối < 0

Khe hởnhạy cảm lãi suất tương đối < 0

Tỉlệnhạy cảm lãi suất <1

- Qua các chỉ tiêu đánh giá trên, khi lãi suất thị trường thay đổi nhà quản lý Ngân

hàng có thể đưa ra phản ứng: tăng lợi nhuận hoặc giảm rủi ro.

Bảng 1. 3: Quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất

Sự thay đổi lãi suất Giá trị khe hở nhạy cảm lãi suất

Phảnứng của nhà quản lý Lãi suất tăng IS GAP > 0 TăngTS nhạy cảm lãi suất.

Giảm nợnhạy cảm lãi suất Lãi suất giảm IS GAP < 0 Giảm TS nhạy cảm lãi suất

Tăng nợnhạy cảm lãi suất

(Nguồn: Peter S.Rose (2001))

- Các Ngân hàng có IS GAP < 0 sẽ có lợi khi lãi suất giảm và phải chịu tổn thất

khi lãi suất tăng, lúc đó phải giảm Nợ nhạy cảm lãi suất hoặc tăng TS nhạy cảm lãi suất.

- Các Ngân hàng có IS GAP > 0 sẽ có lợi khi lãi suất tăng và phải chịu tổn thất

khi lãi suất giảm, lúc đó phải tăng Nợ nhạy cảm lãi suất hoặc giảm Có nhạy cảm lãi suất.

Sự thay đổi của thu nhập ròng khi lãi suất thay đổi NII ( Net Interest Income)

- Được xác định theo công thức :

Với:+ : Sự thay đổi thu nhập ròng từlãi suất của nhóm i

+ : Sựchênh lệch giá trịgiữa TS Có và TS Nợ(giá trịghi sổ) của nhóm i + : mức thay đổi lãi suất của nhóm i

+ ; : số dư ghi sổcủa TS Có nhóm i, TS Nợnhóm i Ví dụ: Ngân hàng có cơ cấu TS Có–Nợtheo kỳhạn như sau:

(Đơn vị: triệu đồng) Kỳ hạn TS Có TS Nợ Chênh lệch 1 ngày 40 50 -10 Trên 1 đến 90 ngày 50 70 -20 Trên 90 đến 180 ngày 80 100 -20 Trên 180 đến 360 ngày 110 80 30 Trên 360 đến 5 năm 80 60 20 Tổng 360 360 0

+ Chênh lệch của TS Có – Nợ kỳ hạn 1 ngày ( thường là những khoản tiền giao

dịch liên ngân hàng) là -10 triệu đồng nên sẽ được đính giá lại ngay khi lãi suất thay đổi.

triệu đồng

Nếu lãi suất qua đêm tăng thêm 1% thì thu nhập ròng sẽ bị giảm 0.1 triệu đồng vì Ngân hàng có TS Nợ nhạy cảm với lãi suất hơnTS Có có cùng kỳ hạn1 ngày.

- Nếu ngân hàng hoạch toán TS bằng giá trị thị trường, vẫn có thể tính được

chênh lệch TS Có– Nợ theo phương pháp tích lũy nhiều kỳ hạn khác nhau. Trên thực

tế phương pháp phổ biến được sử dụng nhiều nhất là đến 12 tháng.

là chênh lệch tích lũy (Cumulative Gaps)

- Để tính độchênh lệch tích lũy năm CGAP chúng ta cần xác định trong một năm tới những TS Nợvà TS Có nhạy cảm với lãi suất thị trường

+ Dựa vào ví dụtrên: Nếu tỉlệ thay đổi lãi suất là 1% Chênh lệch TS Có và TS Nợ trong 1 năm là:

CGAP = (-10) + (-20) + (-20) + 30 = -20 triệu đồng

1.4.2.2. Ưu, nhược điểm của mô hình

 Ưu điểm

- Cung cấp thông tin về cơ cấuTS Có và TS Nợ sẽ được định giá lại

- Dễ dàng xác định được sự thay đổi của thu nhập ròng về lãi suất mỗi khi lãi suất thay đổi. Đây là một mô hình tương đối đơn giản, hữu ích đối với nhà quản trị

ngân hàng trong việc đo lường đánh giá mức độ rủi ro lãi suất.

 Nhược điểm

- Hiệu ứng của thị giá TS: Mô hìnhđịnh giá lại chỉ đề cập đến giá trị ghi sổ của

TS Có và TS Nợ mà không đề cập đến giá trị thị trường của chúng nên chỉ phản ánh được một phần rủi ro lãi suất đối với Ngân hàng.

- Vấn đề kỳ định giá tích lũy: vấn đề phân nhóm TS theo một khung kỳ hạn nhất định đã phản ánh sai lệch thông tin về cơ cấu các TS Có và TS Nợ trong cùng một

nhóm. Bởi trong cùng 1 nhóm TS, TS Có có thể được định giá ở thời điểm cuối, TS Nợ có thể được định giá ở thời điểm đầu của kỳ định giá lại. Hơn nữa ví dụ ở kì hạn 3 đến 6 tháng, chênh lệch TS Có - Nợ bằng 0, nhưng nếu kỳ hạn TS Có là từ 5 đến 6

tháng, kỳ hạnTS có là từ 3 đến 4 tháng sẽ xuất hiện sự không cân xứngTS.

- Vấn đề TS đến hạn:Trên thực tế, ngân hàng thường tái đầu tư những khoản tiền

cho vay hoàn trả theo định kỳ và tiền khách hàng trả nợ trước khi đến hạn, những

khoản tín dụng dài hạn có thể thế chấp. Vì thế vẫn có thể phát sinh những luồng tiền trong năm và tạo ra nhữngTS nhạy cảm với lãi suất.

- Vấn đề về tiêu chí đánh giá: trong bảng cân đối kế toán có những khoản mục

nhạy cảm với lãi suất và những khoản mục không nhạy cảm với lãi suất, mức độ nhạy

cảm lãi suất củaTS Có và TS nợ là khác nhau.

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh hội an (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)