Mô hình thời lượng (The duration model)

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh hội an (Trang 33 - 36)

5. Kết cấu đề tài

1.4.3Mô hình thời lượng (The duration model)

1.4.3.1. Khái niệ m, công thứ c

- Thời lượng (Duration) của một TS là thước đo thời gian thực tế tồn tại luồng

tiền của TS này, được tính trên cơ sở các giá trị hiện tại của nó. Thời lượng của một

khoản tín dụng có thể bằng, nhỏ hơn hoặc lớn hơn kỳ hạn của khoản tín dụng đó.

+ Thời lượngTS Có là thời gian trung bình cần thiết để thu hồi khoản vốn đãđầu tư.

+ Thời lượng TS Nợ xác định thời gian trung bình cần thiết để hoàn trả khoản

vốn đã huyđộng.

- Mô hình thời lượng là đo lường sự chênh lệch thời lượng củaTS Có và TS Nợ và xác định sự thay đổi củaTS khi lãi suất thị trường thay đổi.

- Thời lượng củaTS :

Với: N : là tổng sốluồng tiền phát sinh

n : là sốlần luồng tiền xảy ra trong một năm

t : là thời điểm xảy ra luồng tiền (t = 1, 2, 3…, N)

: là luồng tiền nhận được tại thời điểm cuối kỳt (Cash Flow)

: là giá trịhiện tại của luồng tiền xảy ra tại thời điểm t (Present value) R : là mức lãi suất thị trường hiện hành (%/năm).

- Sự ảnh hưởng của lãi suất tới giá trịTS:

P là giá trịTS R là lãi suất đến hạn

Thời lượng được điều chỉnh

- Theo công thức này, khi lãi suất thay đổi, giá trị của TS biến động ngược chiều. Hay là, với một sự thay đổi lãi suất nhất định, TS có thời lượng càng dài thì sự thay

đổi giá trịcàng lớn.

-Về ý nghĩa kinh tế, thời lượng là phép đo trực tiếp độ nhạy cảm của giá trị TS đối với lãi suất, thời lượng D càng lớn thì giá trị của TS càng nhạy cảm với lãi suất hay nói cách

khác, nếu D* của TS là X, khi lãi suất tăng 1% thì giá trịhiện tại của TS giảm đi X%.

- Thời lượng của TS Có và TS Nợ được tính theo công thức:

Với : Thời lượng của toàn bộTS Có và TS Nợ

: thời lượng của TS Có i và TS Nợj. , : tỷtrọng của TS Có i và TS Nợj.

n, m: sốloại TS Có và TS Nợphân theo tiêu chí kỳhạn

- Sự thay đổi vốn tựcó của ngân hàng khi lãi suất thay đổi bằng khoản chênh lệch giữa thay đổi thịgiá TS Có và TS Nợ. Đo lường thiệt hại của Ngân hàng khi lãi suất

thay đổi cũng như mối quan hệgiữa thời lượng và sự thay đổi này được thểhiện qua công thức:

Với :∆E là thay đổi vốn tựcó của ngân hàng , là thời lượng TS Có, TS Nợ

k: tỷlệgiữa TS Nợvà TS Có, k = còn được gọi là tỷ lệ đòn bẩy

A: Quy mô TS Có của ngân hàng : mức thay đổi lãi suất

Rút ra được: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chênh lệch thời lượng giữa TS Có và TS Nợ (tính bằng năm) đã được điều

chỉnh bởi k, phản ánh sự không cân xứng về thời lượng của TS Có và TS Nợ của Ngân

hàng.

Nếu chênh lệch này lớn, thì tiềmẩn rủi ro lãi suất càng cao.

- Quy mô A của Ngân hàng càng lớn lớn, thì tiềm ẩn rủi ro lãi suất càng cao. - Mức thay đổi lãi suất càng nhiều, thì tiềm ẩn rủi ro lãi suất càng cao.

1.4.3.2. Ư u, như ợ c điể m củ a mô hình

 Ưu điểm

- Được xem là mô hình hoàn hảo hơn 2 mô hình còn lại khi đo lường độ nhạy

cảm của TS Có và TS Nợ đối với sự thay đổi lãi suất, vì mô hình đề cập đến yếu tố

thời lượng của tất cả các luồng tiền cũng như kỳ hạn đến hạn củaTS Nợ và TS Có.  Nhược điểm

- Phức tạp, rất khó áp dụng vào hoạt động thực tiễn của Ngân hàng. Mô hình giả định các dòng tiền của Ngân hàng được xác định chắc chắn. Nhưng thực tế, không

phải vậy.

- Trong bảng cân đối một số khoản mục TS không hạch toán theo giá trị thị trường.

- Nhiều khoản mục TS Có - Nợ của ngân hàng có kỳ hạn ngắn: qua đêm, vài ngày, hằng tháng, hoặc dưới 12 tháng,.. Tuy nhiên, mô hình thời lượng sử dụng lãi suất theo năm.

- Việc thanh toán lãi thường xuyên đòi hỏi các nhà quản trị phải thường xuyên cơ

cấu lại bảng cân đối để cho thời lượng của TS Có cân xứng vớiTS Nợ, điều này khá khó vì không dễ dàng để kiếm được các TS có thời lượng ngắn như yêu cầu của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh hội an (Trang 33 - 36)